Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005 potx (Trang 70 - 90)

II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco

3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco

3.1. Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả

ở phần lý thuyết ta đã lựa chọn công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả cũng như các chỉ tiêu kết quả và chi phí để tính chỉ tiêu hiệu quả đó.

Ta có:

CP KQ

HQ (KQ: DT,LN)

CP(CP, TSCĐ, VL, LĐ(T))

Ta có số liệu của các chỉ tiêu kết quả và chi phí giai đoạn 2000 – 2004 như sau:

chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 1. DT Tr.đ 106352 117694 144234 203680 258860 2. LN Tr.đ 2913 3501 4241 10374 15909 3. CP Tr.đ 103439 114193 139993 193306 242951 4. G Tr.đ 19436 22784 20416 29991 27404 5. VL Tr.đ 25677 29014 37503 44818 49311 6. ∑T Người 845 874 926 1012 1093

Trước khi đi tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả ta đi phân tích chỉ tiêu tổng chi phí đại diện cho các chỉ tiêu chi phí, nó phản ánh rõ các chi phí thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2. Phân tích quy mô và cơ cấu của chỉ tiêu tổng chi phí.

Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các loại chi phí như: chi phí về nguồn lực, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên liệu, vật liệu,…đó là các chi phí thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một kỳ nhất định. Dưới đây là bảng phân tích quy mô và cấu thành và biến động của các chỉ tiêu chi phí trong hai năm 2000 và2004.

Bảng 15: Bảng phân tích cấu thành và biến động của tổng chi phí trong hai năm 2000 và 2004.

STT Chỉ tiêu

Năm2000 Năm 2004 Mức tăng

giá trị (tr.đ) tỷ trọng (%) giá trị (tr.đ) tỷ trọng (%) Tuyệt đối (tr.đ) Tương đối (%) Tổng chi phí 103439 100.00 242591 100.00 139152 134.53

I Chi phí hoạt động kinh doanh 102439 99.03 241172 99.42 138733 135.43

1 Lương 17200 16.63 35676 14.71 18476 107.42 2 An toàn Hàng không 188 0.18 538 0.22 350 186.17 3 Lương làm đêm thêm giờ 1347 1.30 664 0.27 -683 -50.71 4 Kinh phí công đoàn 385 0.37 714 0.29 329 85.45

5 Bảo hiểm xã hội 527 0.51 940 0.39 413 78.37 6 Bảo hiểm y tế 72 0.07 124 0.05 52 72.22 7 Vốn hàng 45490 43.98 132110 54.46 86620 190.42 8 Khấu hao cơ bản TSCĐ 5941 5.74 7277 3.00 1336 22.49 9 Nhiên, nguyên, vật liệu, phụ tùng 7575 7.32 6280 2.59 -1295 -17.10 10 Chi phí công cụ, dụng cụ,VPP 1045 1.01 4481 1.85 3436 328.80 11 Chi phí dịch vụ mua ngoài 13202 12.76 35986 14.83 22784 172.58 12 Chi phí bằng tiền khác 9467 9.15 16382 6.75 6915 73.04

II Chi phí hoạt động khác 1000 0.97 1779 0.73 779 77.90

Từ bảng tính toán trên ta thấy rất rõ các nhân tố cấu thành tổng chi phí, trong đó có những nhân tố chủ yếu (chiếm tỷ trọng lớn) và nhân tố thứ yếu (chiếm tỷ trong thấp). Sau 5 năm quy mô chi phí tăng lên rất nhiều, nhìn vào cột mức tăng ta thấy rõ được lượng tăng của từng chỉ tiêu cũng như % tương ứng với nó. Chỉ tiêu có tốc độ tăng cao nhất là chỉ tiêu chi phí công cụ, dụng cụ, VPP tăng 328,8% sau 5 năm. Qua chỉ tiêu này cho thấy Công ty ngày càng trang bị đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khi đó cũng nhưng chi phí có xu hướng giảm xuống như chi phí lương làm đêm thêm giờ, sau 5 năm chỉ tiêu này giảm 50,71%, xu hướng này là rất tốt, người lao động không phải làm đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và cuộc sống của họ. Tỷ trọng cấu thành tổng chi phí cũng có sự chuyển dịch sau 5 năm, nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí năm 2000 chiếm 43,98% tổng chi phí sang năm 2005 con số này lên đến 56,46% điều này cho thấy hoạt động thương mại của Công ty ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng chi phí là chỉ tiêu quỹ lương cho công nhân, nhưng chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm tỷ trọng từ 16,63% năm 2000 xuống còn 14,71% tổng chi phí năm 2005. Trong khi đó thì chi phí dịch vụ mua ngoài lại tăng lên từ chỗ chiếm 12,76% năm 2000 đến chiếm 14,86% năm 2005, đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng chi phí. Như vậy ba nhân tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đều có sự biến đổi sau 5 năm có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thay đổi rắt nhiều. Với quy mô của chi phí tăng từ 103439 (tr.đ) năm 2000 lên 242591 (tr.đ) năm 2005 tương ứng với 134.53% tức là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.

Các chỉ tiêu kết quả và chi phí đã được phân tích sau đây tôi sẽ đi tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả.

3.3 Tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả.

Từ số liệu các chỉ tiêu kết quả và chi phí ở bảng 13 ta có thể tính các chỉ tiêu hiệu quả sau:

Bảng 15: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả giai đoạn 2000 – 2004.

Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 1.HC=DT/C Trđ/tr.đ 1.028 1.031 1.03 1.054 1.065 2. L V DTV H L  Tr.đ/tr.đ 4.142 4.056 3.846 4.545 5.25 3. G DT HG  Tr.đ/người 5.472 5.166 7.065 6.791 9.446 4. T DT W  Tr.đ/tr.đ 125.86 134.66 155.76 201.26 236.83 5. C LN RC  Tr.đ/tr.đ 0.028 0.031 0.03 0.054 0.065 6. L V LNV R L  Tr.đ/tr.đ 0.113 0.121 0.113 0.231 0.323 7. G LN RG  Tr.đ/tr.đ 0.15 0.154 0.208 0.346 0.581 8. T LN RT  Tr.đ/người 3.447 4.005 4.58 10.251 14.555

Qua bảng tính toán cho ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả đều có giá trị tăng lên theo thời gian, điều này chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể chung ta đi phân tích sự biến động của các chỉ tiêu đó qua hai năm 2000 và 2004.

3.3.1.Hiệu quả sử dụng lao động

- Hiệu năng sử dụng lao đông (Năng suất lao động – W) - Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (RT)

Bảng 16: biến động của hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động giai doạn 2000 -2004.

Năm

Năng suất lao động (W) Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (RT)

Giá trị (Tr.đ/ng) Lượng tăng Giá trị (tr.đ/ng) Lượng tăng Tuyệt đối (Tr.đ/ng) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.đ/ng) Tương đối (%) 2000 125.86 - - 3.447 - -

2001 134.66 8.8 7 4.005 0.558 16.2 2002 155.76 21.1 15.67 4.58 0.575 14.36 2003 201.26 45.5 29.21 10.251 5.671 123.8 2004 236.83 34.75 17.67 14.555 4.304 42 Bình quân 22.194 17.12 2.222 43.35

Qua kết quả tính toán ta thấy hàng năm Năng suất lao động của công ty tăng 17.12% tương ứng với 22,194 (tr.đ/người). Trong vòng 5 năm năng suất lao động của Công ty tăng lên rất nhiều từ 125,86 (tr.đ/người) năm 2000 lên 236,83 (tr.đ/người) năm 2004 tức tăng 107,97 (tr.đ/người) hay tăng 88,17%. Năng suất lao động tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên lao động cũng tăng lên theo thời gian. Bình quân hàng năm tỷ suất lợi nhuận trên lao động tăng 43.35% hay tăng 2,222 (tr.đ/người). Như vậy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là rất tốt và có xu hướng ngày càng tăng.

3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (G)

Phân tích chỉ tiêu này là ta đi phân tích xem Công ty đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả.

Bảng 17: bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty giai đoạn 2000 – 2004.

Năm

Hiệu năng TSCĐ theo DT Tỷ suất lợi nhuận theo TSCĐ

Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) 2000 5.472 - - 0.15 - - 2001 5.166 - 0.306 -5.6 0.154 0.004 2.67 2002 7.065 1.899 36.76 0.208 0.054 35.06 2003 6.791 -0.265 -3.75 0.346 0.138 66.35 2004 9.446 2.655 39.1 0.323 -0.023 -6.65 Bquân 4.9 0.795 14.62 0.236 0.0346 21.14

Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng theo thời gian, mức độ tăng trung bình hàng năm là 0,795 (tr.đ/người). Hiệu năng TSCĐ bình quân hàng

năm của Công ty đạt 4,9 (tr.đ/tr.đ) có nghĩa là Công ty cứ trang bị 1 (tr.đ) TSCĐ sẽ thu được 4,9 (tr.đ) doanh thu. Tuy nhiên cũng có những năm hiệu năng TSCĐ của Công ty giảm xuống như năm 2001 và 2003 trong nhưng năm này Công ty đã trang bị thêm TSCĐ nhưng doanh thu lại không tăng tương xứng với mới tăng của TSCĐ. Tương tự đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ của Công ty cũng tăng lên theo thời gian, mức độ tăng bình quân hàng năm là 0,0346 (tr.đ/tr.đ) hay tăng 21,14%. Mức tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ bình quân cho ta biết Công ty cứ trang bị 1 (tr.đ) TSCĐ thì thu được 0,236 (tr.đ) lợi nhuận. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những biểu hiện trái quy luật như năm 2003 tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ giảm 6,65% tương ứng với 0,023 (tr.đ).

3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VL).

Ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dưới nhiều hình thức có thể là : tổng vốn, vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Tuy nhiên em chỉ chọn một chỉ tiêu đại diện để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đó là vốn lưu động (VL).

Hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động là:

- Hiệu năng sử dụng vốn lưu động (HVL)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động (RVL)

Bảng 18: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty NASCO giai đoạn 2000 – 2004.

Năm

Hiệu năng Vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) 2000 4.142 - - 0.113 - - 2001 4.056 -0.086 -2.1 0.121 0.008 7.1 2002 3.846 -0.21 -5.2 0.113 -0.008 -6.6

2003 4.545 0.699 18.17 0.231 0.11 97.34 2004 5.25 0.705 15.51 0.323 0.092 39.83 Bquân 4.368 0.222 6.1 0.18 0.042 30.03

Qua kết quả tính toán ta thấy trong những năm đầu hiệu năng lưu động của Công ty có xu hướng giảm, năm 2001 giảm 2,1%, năm 2002 giảm 5,2% với con số tuyệt đối là năm 2000 là 4,142 (tr.đ) giảm xuống 4,056 (tr.đ) năm 2001 và xuống còn 3,846 (tr.đ)năm 2002. Nhưng sang năm 2003 và 2004 chỉ tiêu này lại tăng vượt trội, năm 2003 tăng 18,17% hay tăng 0,699 (tr.đ), năm 2004 tăng 15,51% hay tăng 0,705 (tr.đ). Chính vì sự tăng vượt trội này mà làm cho hiêu năng vốn lưu động của Công ty sau 5 năm vẫn tăng lên với mức độ tăng bình quân của giai đoạn này là 0,222 (tr.đ) hay tăng 6,1%.

Khác với chỉ tiêu hiệu năng vốn lưu động chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động có sự biến động rất lớn, đặc biệt là năm 2003 tăng 97,34% hay tăng 0,11 (tr.đ) trong khi đó năm 2002 chỉ tiêu này lại giảm 6,6%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của Công ty bằng 0,18 (tr.đ/trđ) có nghĩa là hàng năm Công ty đầu tư 1 (tr.đ) vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,18 (tr.đ) lợi nhuận.

Qua sự biến động 5 năm của hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta thấy hiệu quả này ngày càng tăng lên theo thời gian.

3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí.

Tương tự như các chỉ tiêu hiệu quả trên ta có bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí của Công ty.

Bảng 19: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí của Công ty NASCO giai đoạn 2000 – 2004.

Năm

Hiệu năng tổng chi phí (HC)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí. (RC) Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Giá trị (trđ/trđ) Lượng tăng Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ/trđ) Tương đối (%) 2000 1.028 - - 0.028 - - 2001 1.031 0.003 0.3 0.031 0.003 10.71

2002 1.03 -0.001 -0.09 0.03 -0.001 -3.22 2003 1.054 0.024 2.33 0.054 0.024 80 2004 1.065 0.011 1 0.065 0.011 20.37 Bquân 1.042 0.0074 0.89 0.042 0.0074 23.43

Nhìn lên bảng tính toán ta thấy sự biến động tuyệt đối của hai chỉ tiêu hiệu quả là như nhau bởi vì hai chỉ tiêu hiệu quả được tính từ ba chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên mức độ biến động tương đối là khác nhau. Cũng như các chỉ tiêu hiệu quả trên thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng chi phí có xu hướng tăng, tuy nhiên cũng có năm làm cho các chỉ tiêu này giảm xuống nhưng tỷ lệ giảm là rất thấp.

Như vậy ta đã đi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO giai đoạn 2000 – 2004 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty.

1. Thuận lợi

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu đi lại của người dân cũng ngày càng cao, lưu lượng khách đi và đến ngày càng tăng, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của công ty.

Tình hình chính trị trong nước được duy trì ổn định, Việt Nam tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới với phương châm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

Dự báo hoạt động vận tải Hàng không cả nước nói chung và tại cảng hàng không quốc tế Nội bài nói riêng tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, sản lượng vận tải tăng và phương thức phục vụ ngày càng đa dạng.

Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước ngày càng hoàn thiện. Quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị thành viên trong công tác xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác nội bộ và tăng cường quan hệ tài chính giữa các đơn vị thành viên hạch toán độc lập với Tổng công ty.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tiếp tục được tăng cường trong năm 2005 và những năm trước đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

2. Khó khăn

Giá nhiên liệu đã tăng cao từ năm 2004 và có thể tiếp tục tăng, làm cho một số các yếu tố chi phí đầu vào đối với hoạt động kinh doanh tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của Công ty tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài còn chịu nhiều sức ép từ phía cơ quan quản lý cảng, nhìn chung chưa ổn định, vị trí kinh doanh không thuận lợi so với viếc bố trí các luồng khách đi và đến, các vị trí mặt bằng kinh doanh hiện nay có thể còn bị thay đổi.

Giá thuê mặt bằng tại nhà ga T1 đối với một số lĩnh vực kinh doanh còn quá cao (như mặt bằng kinh doanh ăn uống), chưa phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ trong giai đoạn hiện nay và còn nhiều bất hợp lý.

Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Công ty đều phải cạnh tranh với mức độ ngày càng gay gắt trên tất cả các yếu tố của sản xuất kinh doanh (giá cả, phương thức phục vụ, chất lượng dịch vụ…), buộc Công ty phải chia sẻ thị phần với các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không.

3 . M ột s ố g iả i phá p đ ẩ y mạ n h kế t qu ả s ả n xuấ t ki nh doa n h .

a- Giải pháp tạo vốn và phát triển sản xuất .

Trước tình hình khó khăn về vốn, tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình Công ty đã nỗ lực tìm kiếm mọi nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước để phát triển sản xuất bằng nhiều phương thức khác nhau như. Nhưng tất cả những phương thức đó chỉ là tạm thời giải quyết một phần khó khăn trước mắt còn về lâu dài dể đảm bảo có vốn đầu tư cho sản xuất Công ty phải áp dụng các giải pháp sau:

- Tích cực huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn, Công ty đầu tư bằng vốn tự có,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005 potx (Trang 70 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)