Chương 1 : Lý luận chung về hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp hòa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân
2.2.1. Tình hình giải quyết vụ án ly hơn tại Tịa án nhân dân quận 2
Trong thời gian thực tập và qua việc tiếp xúc với hồ sơ tại phòng thực tập, em nhận thấy số vụ việc ly hôn chiếm một số lượng lớn trong các vụ việc mà Thẩm phán giải quyết và đa phần là ly hơn theo trường hợp thuận tình ly hơn, ly hôn đơn phương chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Theo số liệu thống kê của TAND quận 2, số lượng các vụ án ly hôn được thụ lý và giải quyết tương đối lớn, ngày càng có chiều hướng gia tăng với các nguyên nhân mà các đương sự đưa ra ngày càng đa dạng, độ tuổi ly hơn càng “trẻ hóa” mà được ví là sự gia tăng của những vụ việc “ly hôn xanh”.
Cụ thể, dưới đây là một số bảng số liệu thể hiện tình hình giải quyết vụ án ly hơn thực tế tại TAND quận 2:
Bảng 1: Thống kê các vụ về ly hôn TAND quận 2 thụ lý và giải quyết.
Đơn vị: vụ
Năm 2016 2017 Tháng 11 - 2018
Giải quyết 1870 1698 1220
(Nguồn: Báo cáo số liệu của TAND quận 2 từ năm 2016 đến tháng 11 năm 2018)
Bảng 2: Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn quận 2. Năm Độ tuổi 2016 2017 Tháng 11 – 2018 20 – 30 tuổi 41,5% 52,3% 54% 30 – 50 tuổi 49,3% 39% 34,5% 50 tuổi trở lên 9,2% 8,7% 11,5%
(Nguồn: Báo cáo số liệu của TAND quận 2 từ năm 2016 đến tháng 11 năm 2018)
Với các số liệu trên đã cho thấy tình trạng ly hơn trên địa bàn quận 2 ngày càng gia tăng một cách đáng kể, có thể ở mức báo động và hậu quả của nó cũng gây ra ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Đồng thời, qua công tác thụ lý, kiểm sát các vụ việc ly hơn thì tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn cao gấp 02 lần so với người chồng và trên 50% số vụ ly hôn rơi vào các cặp vợ chồng trẻ ở nhóm tuổi 20-30 tuổi, phần lớn ly hôn khi mới chung sống với nhau được từ 01 - 05 năm và hầu hết đã có con, với lý do ly hôn chủ yếu là do mâu thuẫn vợ chồng về lối sống, quan điểm trong cuộc sống hôn nhân dẫn đến kết luận là “khơng hợp nhau” và tìm sự giải thốt khỏi mối quan hệ này. Như một “nhu cầu” ly hôn của xã hội bây giờ, việc giải quyết nhiều vụ việc thuận tình ly hơn “đáp ứng nhu cầu” của đương sự, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đồng thời cũng giảm nhẹ chút áp lực công việc về số vụ án phải giải quyết cho Thẩm phán và Thư ký Tịa án.
2.2.2. Ngun nhân ly hơn của các vụ ly hơn tại Tịa án nhân dân quận 2
Từ thực trạng các vụ ly hôn như đã đề cập đến ở trên, em đã đọc và tìm hiểu các hồ sơ HN&GĐ để hiểu về rõ hơn về nguyên nhân mà các cặp vợ chồng đã viết trong đơn xin ly hơn.
Theo đó, trong các vụ án ly hơn thì ngun nhân ly hơn mà các cặp vợ chồng đưa ra ngày càng nhiều với nhiều nguyên do khác nhau. Lý do ly hôn bao gồm các nguyên nhân chủ quan như: Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi, ngoại tình, bệnh tật, khơng có con, do nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, mâu thuẫn kinh tế… Như vậy các hình thức biểu hiện của những nguyên do dẫn đến ly hôn trong gia đình rất đa dạng, phức tạp, từ nhẹ đến nặng, từ thái độ khó chịu, im lặng, giận dỗi đến phản ứng ra mặt, sử dụng bạo lực tinh thần, lời nói mắng chửi, cãi nhau đến bạo lực thân thể, đánh đập nhau. Các hình thức này biểu hiện cùng tùy thuộc vào trình độ học vấn, tầng lớp xã hội, mơi trường sinh sống của những người có liên quan.
Trong đó, lý do mâu thuẫn gia đình là lý do mà đa phần các cặp vợ chồng đưa ra. Mâu thuẫn gia đình chủ yếu phát sinh do bất đồng quan điểm sống, cách suy nghĩ của vợ chồng, sự khó khăn về kinh tế trong gia đình cũng như về các hành vi ứng xử trong gia đình. Mâu thuẫn vợ chồng cũng có thể xuất phát từ những xích mích, hiểu lầm, ghen tng, sự đố kỵ, hẹp hịi trong cuộc sống, từ sự thiếu hiểu biết của một bên hoặc cả hai bên về quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Khi nhìn vào độ tuổi ly hơn có thể thấy nhiều cặp vợ chồng trẻ trình độ học vấn cao, có hiểu biết về kiến thức xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp… nhưng lại thiếu hiểu biết về kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình. Sự bất đồng trong suy nghĩ, lối sống giữa vợ chồng là tình trạng chủ yếu dẫn đến ly hôn.
2.2.3. Thực tiễn áp dụng biện pháp hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân quận 2
Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hơn sẽ có thủ tục hịa giải ở cơ sở (hịa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly
hơn) và hịa giải tại Tịa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý).
Điều 52 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định rằng: “Nhà nước
và xã hội khuyến khích việc hịa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hơn. Việc hịa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Như vậy, hịa giải ở cơ sở khơng là thủ tục bắt buộc, nhưng cũng khơng thể phủ nhận vai trị to lớn của hoạt động này. Theo pháp luật, hịa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư; thơn, ấp, bản, làng đến UBND xã, phường, thị trấn và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, Hịa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hơn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc.
Tuy nhiên, về mặt thực tế thì hoạt động này khơng phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi, ở nhiều nơi nó chỉ mang tính “hình thức” và tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là khơng nhiều. Vì nhiều lý do, nhiều cặp vợ chồng né tránh việc hòa giải do ngại tiếp xúc, ngại đưa vấn đề ra bàn bạc với sự có mặt của nhiều người. Cũng khơng hiếm các trường hợp, vợ chồng tuy mâu thuẫn trầm trọng, âm ỉ kéo dài nhưng vì cha mẹ, con cái, danh tiếng, địa vị xã hội… nên bề ngoài vẫn tỏ ra hạnh phúc; chỉ đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, họ mới chọn giải pháp ly hơn. Do đó, họ cũng khơng áp dụng việc hịa giải tại cơ sở. Lúc này, Tòa án nhất định phải tiến hành hòa giải cho các đương sự, kể cả khi hai bên thuận tình ly hơn, trừ các trường hợp khơng hịa giải được theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Và điều 54 Luật hơn nhân gia đình năm 2014 cũng đã chỉ rõ: “Sau khi đã thụ lý đơn u cầu ly hơn, Tịa án tiến hành hòa giải theo quy định
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc hòa giải, Tòa án nhân dân quận 2 đã chú trọng đến cơng tác hịa giải trong q trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung và các vụ án HN&GĐ nói riêng. Thực tiễn giải quyết các vụ án HN&GĐ trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ hòa giải thành chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ án được giải quyết:
Bảng 3: Bảng thống kê vụ án HN&GĐ năm 2016, 2017 và trong tháng
11/2018. Năm 2016 2017 Tháng 11 – 2018 Tổng số vụ thụ lý 1999 2013 101 Số vụ đã giải quyết 1870 1698 97 Hòa giải thành vụ việc HN&G Đ Cơng nhận thuận tình ly hơn 374 322 48 Hịa giải thành đồn tụ 8 5 15 Bản án giải quyết vụ án ly hơn 36 32 15 Đình chỉ 145 144 19
(Nguồn: Báo cáo số liệu của TAND quận 2 năm 2016,2017 và tháng 11 năm 2018)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, việc áp dụng biện pháp hòa giải trong việc giải quyết vụ án HN&GĐ tại TAND quận 2 ngày càng đạt được hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho các đương sự khi mà quan hệ hôn nhân của họ ngày
càng nghiêm trọng. Đặc biệt, khi mà lần đầu tiên TAND quận 2 quyết định thành lập Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tịa án thì cơng tác hịa giải càng đem lại hiệu quả hơn trong việc hàn gắn mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
Được thành lập từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 theo Kế hoạch số 301/KH- TANDTC của TAND Tối cao ra ngày 01/10/2018 về tiếp tục và mở rộng thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính tại TAND; TTHGĐT tại Tịa án nhân dân quận 2 đã cho thấy rõ vai trị của mình khi giải quyết hiệu quả các tranh chấp, khơng phải mở phiên tịa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, cơng sức của đương sự, Nhà nước và toàn xã hội, hạn chế kháng cáo, kháng nghị, tranh chấp khiếu kiện phức tạp kéo dài, giảm tải cho cơng tác xét xử của Tịa án. Đồng thời, kết quả hồ giải, đối thoại góp phần hàn gắn rạn nứt giữa các đương sự, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Đặc biệt, đối với các vụ án HN&GĐ thì cơng tác hịa giải khơng chỉ giúp việc giải quyết vụ án diễn ra nhanh chóng, mà cịn giúp hàn gắn lại tình cảm của vợ chồng với nhau, của bố mẹ với con cái; tránh được những hậu quả tiêu cực của việc ly hôn.
Cũng giống như thủ tục hòa giải tại Tòa án, việc tiến hành hòa giải tại TTHGĐT cũng có những thủ tục và trình tự nhất định. Ngay sau khi nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn khởi kiện vụ án hành chính và tài liệu, chứng cứ kèm theo (sau đây gọi tắt là hồ sơ vụ việc), Bộ phận hành chính – tư pháp của Tịa án phải ghi vào sổ nhận đơn và chuyển đơn khởi kiện cho TTHGĐT tại Tòa án, trừ những trường hợp khơng được hịa giải, đối thoại theo quy định của BLTTDS, LTTHC hoặc khi nộp đơn khởi kiện, có ý kiến khơng đồng ý hịa giải, đối thoại tại TTHGĐT tại Tòa án. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc, Giám đốc TTHGĐT tại Tòa án phải phân cơng một Hịa giải viên, Đối thoại viên xem xét, tiến hành hịa giải, đối thoại.
Sau đó, Hịa giải viên, Đối thoại viên sẽ lập hồ sơ, nghiên cứu vụ việc; xây dựng kế hoạch hòa giải, đối thoại; mời thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại. Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành theo thủ tục sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại:
Khi tiến hành hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên, Đối thoại viên thực hiện các yêu cầu và kỹ năng sau:
- Hòa giải viên, Đối thoại viên giải thích, phổ biến đầy đủ, khách quan các quy định của pháp luật liên quan đến việc hịa giải, đối thoại cho các bên; phân tích hậu quả pháp lý của việc hịa giải, đối thoại thành, hịa giải, đối thoại khơng thành; những lợi ích của việc hịa giải, đối thoại thành tại TTHGĐT tại Tòa án so với việc Tòa án thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật (án phí, các chi phí tố tụng khác, chi phí thi hành án, bí mật thơng tin,…); yêu cầu các bên xác nhận việc đồng ý hòa giải, đối thoại và lập Biên bản về việc các bên đồng ý hòa giải, đối thoại.
Sau khi người tham gia phiên hịa giải, đối thoại trình bày ý kiến mà cịn có nội dung chưa rõ, chưa đầy đủ thì Hịa giải viên, Đối thoại viên yêu cầu họ trình bày bổ sung ngay về nội dung chưa rõ, chưa đầy đủ đó.
Hịa giải viên, Đối thoại viên tóm tắt lại nội dung vụ việc, yêu cầu của các bên; hỏi lại các bên về nội dung mà Hịa giải viên, Đối thoại viên đã tóm tắt lại. Cụ thể:
- Hòa giải viên, Đối thoại viên xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và đề nghị các bên trình bày bổ sung về vấn đề chưa thống nhất nếu có nội dung chưa rõ; phân tích nội dung vụ việc, quan hệ pháp luật tranh chấp, yêu cầu cụ thể của các bên, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, các quy định có liên quan đến nội dung tranh chấp để các bên tự đánh giá được phần đúng, phần sai của mình để đi đến thỏa thuận với nhau những vấn đề chưa thống nhất.
- Để tiếp tục hòa giải, đối thoại những vấn đề các bên chưa thống nhất, Hòa giải viên, Đối thoại viên cần thực hiện những việc sau đây:
– Nêu đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng nội dung chưa thống nhất cần tiếp tục hòa giải, đối thoại;
– Đưa ra một số phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn;
– Phân tích lợi ích của việc giữ gìn mối quan hệ, tình cảm giữa các bên (tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng, quan hệ láng giềng, quan hệ đối tác kinh doanh, …), nhằm tác động tâm lý tích cực giúp họ nghĩ đến quan hệ, tình cảm mà hòa giải, đối thoại; đồng thời quan sát, nắm bắt kịp thời diễn biến tâm tư của các bên, chọn đúng thời điểm tác động đến suy nghĩ, nhận thức của mỗi bên (nếu cần thiết);
Trường hợp đa số các bên đã thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp, chỉ một hoặc một số người khơng thiện chí thỏa thuận hoặc cịn một số điểm chưa thống nhất thì Hịa giải viên, Đối thoại viên có thể giải thích, thuyết phục riêng để đạt được sự thống nhất.
- Trường hợp nội dung các bên đã thống nhất có vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì Hịa giải viên, Đối thoại viên phải giải thích quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức liên quan để các bên thỏa thuận lại.
b) Lập Biên bản hòa giải, Biên bản đối thoại:
Kết thúc q trình hịa giải, đối thoại, Hịa giải viên, Đối thoại viên lập Biên bản hòa giải, Biên bản đối thoại với các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành hòa giải, đối thoại; – Thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại;
– Những nội dung đã được các bên thống nhất, không thống nhất;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của Hòa giải viên, Đối thoại viên. Những người tham gia phiên hòa giải, đối thoại có quyền được xem biên bản hịa giải, đối thoại; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Thời gian hòa giải, đối thoại là 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc theo u cầu chính đáng của các bên, Hịa giải viên, Đối thoại viên có thể kéo dài việc tiến hành hịa giải, đối thoại nhưng khơng q 10 ngày. Trường hợp hết thời hạn này mà các bên liên quan đồng ý thì Hịa giải viên, Đối thoại viên có thể tiếp tục tiến hành hịa giải, đối thoại nhưng khơng quá thời hạn 02 tháng kể từ ngày được phân cơng hịa giải, đối thoại.
c, Xử lý kết quả hòa giải, đối thoại
– Trường hợp qua hòa giải, đối thoại, người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì tại Biên bản hòa giải, Biên bản đối thoại ghi rõ ý kiến của người khởi kiện về việc rút đơn khởi kiện. Hịa giải viên, Đối thoại viên thơng báo cho Giám đốc TTHGĐT tại Tòa án, chuyển ngay hồ sơ vụ việc và Biên bản hòa giải, Biên bản đối thoại cho Tòa án. Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho