Chương 1 : Lý luận chung về hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình
2.4. Một số ý kiến đóng góp đối với chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế tại trường Đạ
tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Ngành Luật kinh tế là một ngành đào tạo mới của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Có thể nói là một ngành học bắt kịp với xu hướng hội nhập, tồn cầu hóa của đất nước.
Theo chương trình đào tạo đại học Ban hành kèm theo Quyết định số: 1434/QĐ-ĐHNH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh tế có
129 tín chỉ, trong đó: Khối kiến thức về kinh tế, tài chính – ngân hàng là 31 tín chỉ (chiếm 24%); khối kiến thức ngành và chun ngành chỉ có 32 tín chỉ (tỷ lệ 24.8%). Theo quan điểm của em về Cử nhân chuyên ngành Luật kinh tế do trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đào tạo sẽ có lợi thế cạnh tranh so với những Cử nhân Luật của trường khác ở điểm: Nắm vững chắc kiến thức pháp lý liên quan tới kinh tế, đặc biệt là Tài chính - Ngân hàng. Tuy nhiên qua quá trình học tập em nhận thấy cịn nhiều vướng mắc trong quá trình đào tạo của trường. Cụ thể:
Thứ nhất, về chương trình đào tạo: Theo chương trình đào tạo thì khối lượng kiến thức chuyên ngành chỉ hơn khối lượng kiến thức về kinh tế, tài chính là 0.8%, điều này cho thấy nhà trường quá tập trung vào các học phần kinh tế đối với khoa Luật. Có những mơn luật cần tăng thời lượng học tập như mơn Luật hình sự, Luật hành chính thì thời gian lại ngang bằng với các học phần khác. Thêm vào đó thì có một số mơn học về kinh tế không phù hợp với khoa Luật, chẳng hạn như mơn Tài chính doanh nghiệp hay Thị trường định chế và các định chế tài chính. Đây là hai mơn có khối lượng kiến thức kinh tế rất rộng nên việc học đối với sinh viên luật thực sự gặp khó khăn. Ngồi ra, đối với học phần mơn Thuế cần đưa thêm quy định pháp luật về thuế lồng ghép vào mơn học, tránh tình trạng chỉ học tính tốn mà khơng biết áp dụng quy định của pháp luật về thuế.
Thứ hai, về đội ngũ giảng viên giảng dạy: Là một khoa mới được thành lập từ năm 2014 khoa Luật kinh tế đang dần phát triển và khẳng định vị thế của mình tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giảng viên hội tụ tất cả các yếu tố từ kiến thức chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, kiến thức xã hội cho đến sự nắm bắt tâm lý sinh viên, các thầy cô khoa luật đã và đang ngày một hồn thiện những thiếu sót của khoa hơn. Tuy nhiên, trong q trình học tập thì em nhận thấy vẫn cịn một vài thiếu sót mà nhà trường cần phải để tâm hơn. Cụ thể là giảng viên của khoa luật q ít. Đây có thể nói là vấn đề cần quan tâm nhất đối với khoa luật cho đến thời điểm hiện tại, bởi thực tế cho thấy thì sự giảng dạy của giảng viên ảnh hưởng rất nhiều tới sự tiếp thu của sinh viên. Trong khi đó số lượng giảng viên
ít, một số trường hợp giảng viên phải dạy cả những môn không thuộc chuyên ngành của mình, điều này vừa tạo sức ép cho giảng viên, vừa tạo áp lực cho sinh viên khi đăng kí học phần. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho giảng viên cảm thấy không phù hợp với môi trường giảng dạy này và chuyển trường. Nhà trường cần có những chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút giảng viên ở lại trường dạy, tránh tình trạng sinh viên đăng kí học phần xong và mơn học bị hủy vì khơng có giảng viên đứng lớp.
Thứ ba, về việc mở lớp học phần: So với các khoa khác trong trường, khoa luật ln là khoa có số lượng lớp học phần được mở ít nhất. Đối với mỗi mơn học thì nhiều nhất chỉ là 02 lớp, và nếu mơn đó đã mở trong học kì 01 thì sẽ khơng mở vào kì 02. Đương nhiên đối với sinh viên nếu khơng đăng kí được học phần thì sẽ phải đợi vào năm tiếp theo để đăng kí, việc này khơng chỉ ảnh hưởng tới sinh viên khi ra trường khơng đúng hạn, mà cịn ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển sinh của nhà trường. Chính vì vậy em hi vọng đối với các khóa tiếp theo, các lớp học phần của khoa luật có thể mở nhiều hơn hoặc là mở nhiều lần hoặc là khi mở lớp có thể giảm sĩ số giới hạn của lớp đó xuống thấp hơn (chẳng hạn từ 40 xuống còn 35 sinh viên một lớp) để lớp học phần không bị hủy.
Trên đây là một số ý kiến của riêng em đối với khoa trong quá trình được học tập tại trường.
KẾT LUẬN
Trước tình hình số lượng vụ án HN&GĐ ngày càng gia tăng như hiện nay thì hoạt động hịa giải ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng, đặc biệt là hịa giải thơng qua TTHGĐT tại Tòa án. Hòa giải thành vụ án HN&GĐ khơng chỉ có ý nghĩa về mặt tố tụng như các vụ án dân sự thơng thường mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với cả xã hội. Hòa giải thành sẽ củng cố, gắn kết lại tình cảm giữa các thành viên trong mối quan hệ HN&GĐ, từ đó tránh được những hệ lụy xấu của việc ly hơn. Hịa giải thành vụ án HN&GĐ cịn góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, giảm bớt số lượng vụ việc mà Tịa án phải giải quyết, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho Nhà nước và đương sự.
Thực tiễn giải quyết vụ án HN&GĐ tại Tòa án nhân dân quận 2 đã cho thấy những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về hịa giải cịn nhiều bất cập và khơng phù hợp khi áp dụng giải quyết loại án này, bởi các quy định cịn q chung chung, thiếu tính thống nhất…. Qua đó cũng chỉ rõ thêm vai trị của TTHGĐT tại Tịa án, để từ đó đưa ra được những biện pháp cụ thể hơn để nâng cao hơn chất lượng hịa giải vụ án HN&GĐ.
Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn, cũng như ngành Tịa án cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng của hòa giải vụ án HN&GĐ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật hơn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19 tháng 06 năm 2014.
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015.
3. Luật hòa giải ở cơ sở (Luật số 35/2013/QH13) ngày 20/06/2013.
4. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của HĐTP TANDTC về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nghị quyết này đã hết hiệu ngày 01/07/2016.
Tài liệu tham khảo
5. Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.
6. Đại học Kinh Tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
7. Đại học Luật Hà Nội (2016), giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hương (2014), Hòa giải vụ án hơn nhân và gia đình, thành phố Hà Nội theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, luận văn thạc sĩ luật học.
9. Bùi Anh Tuấn (2014), Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khoa Luật – đại học Quốc gia Hà Nội theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, luận văn thạc sĩ luật học.
10. Trần Văn Duy (2008), Thủ tục hịa giải vụ việc hơn nhân và gia đình, khoa Luật – đại học Quốc gia Hà Nội theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, luận văn thạc sĩ luật học.
11. Nguyên tắc bảo mật thơng tin trong hịa giải
< tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx > 12. Dự thảo luật hịa giải đối thoại tại Tịa án – Thư Kí Luật
< https://thukiluat.vn/vb/luat-hoa-giai-doi-thoai-tai-toa-an-2018-609f7.html> 13. Hịa giải thành đồn tụ trong án hơn nhân và gia đình: Khi Thẩm phán trở
thành người “se duyên”
<https://baomoi.com/hoa-giai-thanh-doan-tu-trong-an-hon-nhan-va-gia-dinh- khi-tham-phan-tro-thanh-nguoi-se-duyen/c/21372464.epi >
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... ....................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2018
Phó chánh văn phịng Thư ký hướng dẫn