Chương 1 : Lý luận chung về hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp hòa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân
2.2.4. Những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia
nhân và gia đình
Mặc dù cơng tác hịa giải tại TAND quận 2 đối với vụ án HN&GĐ ngày càng đạt được nhiều hiệu quả cao, giúp hàn gắn lại cuộc sống vợ chồng, gia đình hạnh phúc; nhưng để có được những hiệu quả đó thì TAND quận 2 cũng gặp rất nhiều khó khăn bên cạnh những thuận lợi của việc áp dụng biện pháp hòa giải trong vụ án HN&GĐ.
a. Những thuận lợi
- TTHGĐT tại Tòa án quận 2 là một bộ phận của Tòa án, được thành lập, đặt tại Tòa án để tổ chức, điều phối hoạt động hòa giải, đối thoại và hỗ trợ Hòa giải viên, Đối thoại viên trong q trình hịa giải, đối thoại. Việc thành lập TTHGĐT này tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải quyết các tranh chấp. Chẳng hạn như, nếu hịa giải thành tại trung tâm thì Tịa án khơng phải đưa vụ án ra xét xử, như thế sẽ làm giảm bớt số lượng các vụ án mà Tòa án phải thụ lý và giải quyết, cũng tránh cho các bên phải mất thời gian và chi phí cho vụ án.
- Với đội ngũ Hòa giải viên, Thẩm phán giàu kinh nghiệm, nắm vững kiến thức, nghiệp vụ chun mơn, cơng tác hịa được giải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục tập quán của từng vùng miền.
- Thời gian hòa giải diễn ra nhanh chóng, đáp ứng đúng được nguyện vọng của các đương sự.
b. Những khó khăn
Mặc dù Bộ LTTDS 2015 có quy định cụ thể về các trường hợp hịa giải được và các trường hợp không tiến hành hịa giải được, nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về việc hịa giải đối với giải quyết ly hơn với một bên bị mắc bệnh tâm thần hay khơng, theo đó thì pháp luật chỉ quy định khơng tiến hành hòa giải được với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, nghĩa là khi tiến hành giải quyết vụ án này thì cần phải làm thủ tục tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với bên bị mắc bệnh tâm thần trước, nếu đủ điều kiện Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự sau đó sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn. Và đương nhiên thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được tiến hành hòa giải. Nhưng trên thực tế, Tòa án vẫn tiến hành hịa giải đối với vụ việc này. Chính sự bất cập này đã tạo ra nhiều mâu thuẫn cho Hịa giải viên khi tiến hành hịa giải.
Trong q trình tiến hành hịa giải, có rất nhiều trường hợp đương sự cịn lo ngại về vụ ly hơn của mình, do đó đơi khi cịn che giấu sự thật về thơng tin về mình về vụ án, khiến cho Hịa giải viên gặp lúng túng trong q trình hịa giải. Cụ thể, trong nhiều trường hợp khi Tịa án tiến hành gửi thơng báo cho đương sự về phiên hòa giải, nhưng do đương sự cố tình khơng cung cấp đủ hay đúng địa chỉ của mình khiến cho thơng báo khơng gửi được, việc cấp, tống đạt thông báo về phiên hịa giải gặp nhiều khó khăn, thời gian hịa giải bị kéo dài.
Khơng chỉ việc cấp, tống đạt thơng báo phiên hịa giải chậm gây ảnh hưởng tới phiên hòa giải mà ngay cả thành phần phiên hịa giải cũng ảnh hưởng tới q trình hịa giải. Cụ thể, khi phiên hịa giải diễn ra nhưng các đương sự cố tình vắng mặt đến lần thứ hai, thì Tịa án sẽ tiến hành khơng hịa giải trừ trường hợp có yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn hay người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đối với trường hợp hai bên vợ, chồng là người từ các vùng, dân tộc khác nhau thì việc hịa giải cũng gặp phải khó khăn khi mà Hịa giải viên phải vừa hòa giải đúng theo quy định của pháp luật, vừa phải chú ý đến phong tục tập quán của từng vùng miền nơi mà vợ, chồng sinh sống.
Cuộc sống hôn nhân không đạt được mục đích mà cả hai bên mong muốn, phát sinh ra nhiều tranh chấp. Nhưng đơi khi chính người vợ hay người chồng cũng khơng biết được mình đang muốn giải quyết tranh chấp gì, hay pháp luật có liên quan đến tranh chấp mà họ đang đề nghị được giải quyết có quy định như thế nào; hay chính vì sự thiếu hiểu biết của người vợ hoặc chồng cũng gây ra nhiều khó khăn cho người làm cơng tác hịa giải, đơi khi cũng gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.