Chương 1 : Lý luận chung về hịa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hòa giải trong vụ án hơn nhân và gia đình tạ
nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân quận 2
Bộ LTTDS 2015 cần có quy định cụ thể và thống nhất trong việc ghi nhận nguyên tắc tiến hành hòa giải đối với vụ việc dân sự, việc hòa giải có cần bắt buộc tiến hành hay khơng đối với việc dân sự. Ngồi ra trong việc giải quyết vụ án HN&GĐ về tranh chấp xác định cha, mẹ cho con, hoặc xác định con cho cha, mẹ thì cần có quy định cụ thể trường hợp này là khơng hịa giải được hay khơng được tiến hành hòa giải.
Ngồi việc hịa giải áp dụng quy định chung tại BLTTDS thì cũng cần xây dựng một chế định riêng về hịa giải, đối thoại, thơng qua Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Ngày 01/10/2018 vừa qua Quốc hội đã ban hành dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, quy định cụ thể về trình tự thủ tục, thời gian… tiến hành hịa giải. Cần sớm thông qua dự thảo Luật này để việc hòa giải tại TTĐTHG diễn ra đúng theo quy định của pháp luật.
Nâng cao vai trò của Thẩm phán, Hòa giải viên trong q trình hịa giải
Theo điều 209 BLTTDS thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Việc hòa giải thật sự hiệu quả khi Thẩm phán, Hòa giải viên nắm vững các quy định của pháp luật, kĩ năng, phương pháp hay kinh nghiệm hòa giải. Đặc biệt, đối với vụ án HN&GĐ khơng những địi hỏi người hịa giải có kiến thức chun mơn, mà cịn phải hiểu biết về xã hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình. Nếu vụ án ly hơn giao cho Thẩm phán, Hịa giải viên trẻ q hay là chưa có gia đình thì cơng tác hịa giải khó mà đạt kết quả cao, bởi mục đích của việc giải quyết vụ án xin ly hôn không chỉ đơn giản là giải quyết yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn, mà còn là làm thế nào để tránh được sự tan vỡ của một gia đình, tránh những hệ lụy xấu của việc ly hơn xảy ra. Do vậy, Thẩm phán hay Hịa giải viên phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn của mình bằng cách tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn. Ngành Tịa án cũng cần phải có những phương hướng đúng đắn trong việc mở lớp tập huấn
về hòa giải. Đặc biệt, Thẩm phán, Hòa giải viên cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành hòa giải và phải kiên trì hịa giải.
Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Thực tiễn giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình cho thấy, các bên đương sự thường đưa ra những yêu cầu khống có căn cứ pháp luật, điều này làm cho việc tiến hành hòa giải vụ án thêm rối và khó có thể hịa giải thành. Vì vậy, để nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân thì cần phải triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thơng qua cơng tác hịa giải ở cơ sở hay qua công tác xét xử của Tịa án….
Khuyến khích các bên trong vụ án HN&GĐ tham gia cơng tác hịa giải ở cơ sở trước khi nộp đơn ly hơn tại Tịa án, vừa là để các đương sự hiểu rõ về quy định của pháp luật, vừa để tăng tỷ lệ hịa giải thành ở cơ sở. Qua đó gìn giữ được tình cảm vợ chồng, đồn kết trong gia đình, phịng ngừa vi phạm pháp luật thông qua việc pháp hiện và giải quyết tận gốc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ. Bên cạnh đó góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, hạn chế đơn khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến Tịa án.