Ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính

Một phần của tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao hh doc (Trang 25 - 27)

Có một điều mà chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy được, đó là thời gian gần đây thời tiết thường xuyên oi bức, nhiệt độ tăng cao và thiên tai xảy ra nhiều hơn với mức độ ngày càng tăng. Dĩ nhiên là chẳng ai có thể thoải mái trong tình trạng khí hậu như thế. Và bạn có bao giờ tự hỏi tại sao thời tiết lại ngày càng thất thường, bão lụt thường xuyên và nặng nề hơn? Đó là do Hiệu Ứng Nhà Kính.

Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có hiện tượng nóng lên của khí hậu tồn cầu?

Trái đất hấp thụ năng lượng từ Mặt trời để duy trì một nhiệt độ tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động – thực vật phong phú. Tuy nhiên, khi lớp khí quyển có q nhiều khí CO2, CFCs, CH4 và hơi nước… thì Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, hấp thụ nhiều mà lại ít tỏa nhiệt ra. Hiện tượng này xảy ra tương tự như trong các nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà kính

(Greenhouse effect).

Với sự tăng lên nhanh chóng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra từ những hoạt động của con người, nhiệt độ Trái đất khơng ngừng tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu tồn cầu (Global warming). Các nhà khoa học nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là thảm họa tự nhiên lớn nhất mà con người phái đối mặt, hậu quả của nó cịn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh gộp lại.

Trái đất của chúng ta đang trong cơn “sốt” ?

Vậy hiện tượng nóng lên của khí hậu tồn cầu có thể gây ra những tác hại gì?

• Đầu tiên, nhiệt độ tăng cao làm cho băng tại hai cực tan ra, mực nước biển dâng lên, và thế là những vùng đất thấp như cả đất nước Hà Lan và các đảo quốc ở vùng Thái Bình Dương sẽ biến mất.

• Nhiệt độ tăng cũng làm độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn và gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật. Nhiều loài động thực vật quen sống trong khí hậu lạnh giá sẽ có nguy cơ tuyệt chủng,…. Nhiệt độ tăng vào mùa khô hạn cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

• Hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, làm cho lượng mưa tăng lên, gây lụt lội trong khi những nơi khác lại là hạn hán!

Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn Hiệu Ứng Nhà Kính?

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nước trên thế giới đã cùng thảo luận và kí kết Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm cắt giảm việc tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng chính bạn cũng có thể góp phần bảo vệ Trái đất bằng những hành

động thiết thực của mình đấy!

• Hãy tiết kiệm điện: một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phịng là bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất rồi.

• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, bạn hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp. Wow, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ mơi trường!

• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho mơi trường.

• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, khơng có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài ngun rất lớn.

• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ mơi trường và giảm khí CO2 trong q trình sản xuất.

• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà nhé, nó khơng chỉ giúp cho khơng khí trong lành mà cịn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.

Hãy nhớ: Trái đất có được bảo vệ hay khơng là do ý thức và chính hành động của bạn đó!

Một phần của tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao hh doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w