LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 33 - 67)

2.1.1. Khái niệm tính chính đáng chính trị

Câu hỏi về điều gì làm cho quyền lực nói chung, quyền lực chính trị nói riêng trở nên chính đáng đã trở thành vấn đề trung tâm thu hút rất nhiều nhà tư tưởng chính trị đi tìm câu trả lời trong các nghiên cứu chính trị. Đặc biệt, cho đến khi quyền lực chính trị đã gặp phải trở ngại thực sự vì nó được thực thi một cách rộng rãi như là đàn áp và bất cơng. Tính chính đáng chính trị (political ligitimacy), ngay từ thời cổ đại, đã được một số nhà tư tưởng chính trị như Platơn, Arixtơt của phương Tây và ở phương Đơng có Khổng Tử, Lão Tử v.v.. đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Và, đến thời kỳ cận đại và hiện đại, đặc biệt trong thế kỷ 20, khái niệm tính chính đáng chính trị đã trở thành trung tâm cho cả triết học chính trị, chính trị học, xã hội học chính trị và các ngành khoa học chính trị khác, mặc dù có khá nhiều sự bất đồng giữa chúng. Điều đó chứng tỏ rằng, tính chính đáng chính trị là một vấn đề phức tạp và khơng dễ để tìm được câu trả lời thỏa đáng. Cho đến nay, qua các nghiên cứu về lý thuyết chính trị cho thấy, có các khái niệm về tính chính đáng chính trị tiêu biểu như:

Cho rằng tính chính đáng chính trị dựa trên niềm tin, sự nhận thức một cách có thiện chí của thần dân về quyền lực chính trị thơng qua sự bằng lịng hoặc ủng hộ của họ đối với một nhà nước hoặc tính ổn định và hợp pháp của một chế độ cai trị. Điển hình cho cách hiểu này về tính chính đáng chính trị có quan niệm của nhà xã hội học Max Weber. Theo ơng, một chế độ chính trị là chính đáng, có nghĩa là khi người dân tham gia vào chế độ có niềm tin hay sự trung thành mang tính chắc chắn vào chế độ đó: “Cơ sở của mọi hệ thống quyền lực, và tương ứng với nó là bất kỳ sự tự nguyện tuân thủ nào, là một niềm tin, một niềm tin bởi sự hấp dẫn của những người đang thực hiện quyền lực nhờ vào uy tín của họ” [160, tr.382]. Ngồi ra, ơng cịn cho rằng, niềm tin trong một xã hội cụ thể mang lại những quy luật xã hội ổn định hơn sơ với những kết quả từ việc theo đuổi lợi ích cá nhân hoặc từ sự tn thủ mang tính thói quen. Cùng với cách hiểu này, nhà triết học chính trị người Đức, Dolf Sternberger

cho rằng,“Tính chính đáng chính trị là sự thiết lập và thực thi quyền lực cai trị, trong đó về phần chủ thể quyền lực thì có ý thức là mình có quyền cai trị, cịn về phía người dân là sự chấp nhận về sự cai trị đó” [157, tr.244].

Đề cập đến lý do tại sao việc sử dụng quyền lực chính trị của một cơ quan đặc biệt - một nhà nước, một chính phủ hoặc một tổ chức nào đó lại làm cho những người chịu sự cai trị thừa nhận và tuân thủ các mệnh lệnh. Theo nhà xã hội học chính trị người Mỹ tên là Seymour Martin Lipset, tính chính đáng chính trị “liên quan đến năng lực của một hệ thống chính trị để khiến cho người ta nảy sinh và giữ vững niềm tin rằng chế độ chính trị hiện tại là chế độ phù hợp và thích hợp nhất cho xã hội” [146, tr.64]. Thực chất của khái niệm này là chỉ, cơ sở của sự thống trị là ở sự thừa nhận và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Nhà chính trị người Pháp Jean-Marc Coicaud cũng đưa ra quan niệm giống như vậy. Ơng nói: “Tính chính đáng tức là sự thừa nhận quyền lực thống trị. Xét từ góc độ này, nó giải quyết vấn đề cơ bản, mà cách giải quyết lại đồng thời chứng minh được quyền lực chính trị và tính phục tùng” [135, tr.10]. Trên quan điểm này, nếu các điều kiện cho tính chính đáng khơng được đáp ứng, các tổ chức quyền lực thực thi quyền lực khơng hợp lý thì các mệnh lệnh họ đưa ra sau đó khơng bắt buộc một nghĩa vụ nào phải tuân theo.

Trong chủ nghĩa tự do chính trị, trình bày một cách hiểu về tính chính đáng chính trị, cái gì đó trở nên chính đáng khi mọi người chấp nhận nó. Theo nghĩa này, một thể chế nào đó được coi là chính đáng nếu như có sự chấp nhận của mọi người rằng, thể chế đó là đại diện cho cho tất cả mọi người trong đó họ là chủ thể quyền lực của nó. Theo John Locke, nhà tư tưởng lớn người Anh, ơng nhìn nhận vấn đề tính chính đáng có liên quan tới sự đồng ý, ưng thuận của người bị cai trị đối với chủ thể cai trị. Luận cứ được đưa ra trong chuyên luận thứ hai (second treaties) rằng, “Chính phủ được coi là khơng chính đáng nếu nó khơng được thực hiện dựa trên sự ưng thuận về sự cầm quyền” [128, tr.524].

Như vậy, qua các quan niệm của các nhà khoa học chính trị phương Tây, mỗi người có một cách quan niệm dưới cách nhìn của những ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, họ đều thống nhất với nhau rằng, tính chính đáng chính là sự chấp nhận

của người dân đối với chủ thể cai trị. Các quan niệm trên đều thể hiện, sự chấp nhận

chính trị. Tuy nhiên, đều khơng đề cập đến vấn đề là, cái gì làm cho những người bị cai trị phải tuân thủ, phục tùng chủ thể cai trị? Như Beetham, trong cơng trình nghiên cứu về tính chính đáng của quyền lực năm 1991, đã khẳng định, một “mối quan hệ quyền lực khơng phải chính đáng vì mọi người tin vào tính chính đáng của nó, mà bởi vì nó có lý do chính đáng dưới dạng niềm tin của họ” [130, tr.11]. Hay nói cách khác, điều gì của chủ thể cai trị làm cho người dân có niềm tin và chấp nhận sự cai trị đó nhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả của các mệnh lệnh. Đây mới là vấn đề thực sự cần phải bàn, cần phải nghiên cứu.

Về căn bản, việc sử dụng quyền lực của chủ thể quyền lực nói chung, nhà nước nói riêng, ln gây ra khuynh hướng chống đối và do vậy, vấn đề nghiên cứu chính ở đây là, tại sao người dân công nhận và thực hành tự nguyện các quy định, các mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước, ngay cả khi người đó khó chịu (khơng muốn)?, giống như Ăngghen từng khẳng định: quyền lực làm người ta khó chịu. Nói

cách khác, mọi sự khủng hoảng chính trị có thể coi là sự mất tin tưởng vào khả năng cầm quyền, sự khơng chấp nhận tính đại diện của Nhà nước, hoặc tổng quát hơn là khủng hoảng về tính chính đáng chính trị. Vì vậy, chủ thể của quyền lực ln phải tìm cách để làm thế nào cho những người bị trị của mình phải chấp nhận mình, nếu khơng chủ thể đó sẽ mất quyền cai trị của nó. Có nghĩa, chủ thể cai trị phải tìm được q trình và phương thức thuyết phục của chính quyền với người dân, bằng lý lẽ và lương tri - tức là thiết lập được tính chính đáng. Từ chỗ chấp nhận, người dân tự thấy

nghĩa vụ, bổn phận của mình phải ủng hộ và tuân thủ các mệnh lệnh mà nhà nước

đưa ra trên tình thần tự nguyện cao. Có thể nói là, cơ chế của tính chính đáng chính trị chính là nhằm thiết lập sự chấp nhận quyền cai trị dựa trên lý trí và các thành quả đạt được trong quá trình cầm quyền. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Tính chính

đáng chính trị là niềm tin, sự thừa nhận và phục tùng một cách tự nguyện của đa số người dân đối với chủ thể cai trị thông qua những yếu tố mà chủ thể cai trị tạo ra và thiết lập được, nhờ đó chủ thể cai trị nâng cao được hiệu lực và hiệu quả trong quá trình cai trị.

Như vậy, khi nói đến tính chính đáng chính trị là nói đến niềm tin, sự thừa nhận, chấp nhận một cách tự nguyện của khách thể quyền lực đối với chủ thể chính trị dựa trên các yếu tố mà chủ thể tạo ra để đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong cai trị.

Vì vậy, tính chính đáng chính trị nổi lên một số đặc trưng cơ bản: Tính chính đáng chính trị là một biểu hiện của mối quan hệ chính trị, giữa các chủ thể trong mối quan hệ quyền lực - chủ thể cai trị và chủ thể bị trị; Tính chính đáng chính trị liên quan đến địa vị, quyền hạn được xác lập của chủ thể quyền lực đối với khách thể quyền lực; Trong quan hệ quyền lực, các mục tiêu của chủ thể quyền lực, ngoài lợi ích của mình đồng thời phải đáp ứng được lợi ích của khách thể (cộng đồng, xã hội); Một chủ thể quyền lực chính trị được coi là chính đáng khi quan hệ quyền lực đó dựa trên sự đồng thuận giữa khách thể và chủ thể quyền lực, dựa trên sự thừa nhận của xã hội đối với chủ thể quyền lực chính trị trong q trình giành quyền lực và suốt quá trình thực thi quyền lực; Trong tính chính đáng chính trị, chủ thể quyền lực phải tạo nên niềm tin, sự thừa nhận, phục tùng hoàn toàn tự nguyện của khách thể quyền lực - tức tính chính đáng khơng thể có dựa trên sự cưỡng ép và bạo lực.

Vì tính chính đáng chính trị liên quan đến niềm tin, sự thừa nhận và phục tùng tự nguyện, cho nên, chúng ta khó có thể đo tính chính đáng chính trị bằng định lượng mà chỉ có thể đo được bằng định tính. Cụ thể hơn, tình trạng, mức độ của tính chính đáng chính trị cao hay thấp thể hiện ở chỗ: khách thể quyền lực có cịn đặt niềm tin, chấp nhận, nghe theo và ủng hộ chủ thể nữa hay khơng; tình trạng xã hội ổn định hay bất ổn; các mâu thuẫn, xung đột giữa người bị trị và chủ thể cai trị gay gắt hay không gay gắt; sự hưởng lợi từ thành quả đạt được thuộc về ai; thời gian cầm quyền của chủ thể quyền lực dài hay ngắn v.v..

2.1.2. Các quan niệm cơ bản về tính chính đáng chính trị

Trong lịch sử, đặc biệt là từ thời kỳ cận đại cho đến nay, khi nhiên cứu về tính chính đáng chính trị, trong q trình luận giải về nguồn gốc, các yếu tố cấu thành, tác dụng của tính chính đáng chính trị v.v.. vẫn cịn nhiều tranh cãi, đặc biệt là các nhà khoa học phương Tây. Cịn ở phương Đơng, hầu như khơng thấy có các nghiên cứu cơ bản mang tính chuyên sâu về vấn đề này mà chỉ đề cập mang tính tản mạn, thiếu tính rõ nét qua một số cơng trình. Qua các nghiên cứu, thấy nổi lên hai khuynh hướng có những khác nhau khá quan trọng trong cách nhìn nhận về tính chính đáng chính trị: Cách nhìn của các nhà khoa học phương Tây và cách nhìn của các nhà mác xít. Tuy nhiên, ngay trong bản thân các nhà nghiên cứu chính trị học ở phương Tây khi nghiên cứu về vấn đề này cũng có nhiều cách hiểu khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn,

đối lập. Phân chia như vậy để có thể nhìn nhận tính chính đáng chính trị một cách có hệ thống, đa chiều, khách quan là việc làm cần thiết. Đặc biệt, thơng qua đó, chúng ta có thể rút ra được cấu trúc của tính chính đáng chính trị để lấy đó làm khn khổ phân tích, đánh giá tính chính đáng chính trị của chủ thể cầm quyền nói chung, đảng cầm quyền nói riêng.

2.1.2.1. Các nhà khoa học phương Tây

Khi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, các nhà khoa học phương Tây, như đã nói, có nhiều cách lý giải khác nhau. Hầu hết họ đều đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi mang tính căn bản liên quan đến tính chính đáng của quyền lực nhà nước như: Nguồn gốc tính chính đáng của quyền lực nhà nước; Tính chính đáng có vai trị gì trong tính cưỡng chế của quyền lực nhà nước, và, các yếu tố nào tạo nên tính chính đáng chính trị v.v..

* Nguồn gốc tính chính đáng của quyền lực nhà nước

Nhìn nhận về điều này, các nhà tư tưởng của phương Tây, qua các nghiên cứu cũng có những cách nhìn nhận khá khác nhau và diễn ra nhiều cuộc tranh luận thể hiện qua các nghiên cứu chính trị của họ.

Đầu tiên, đại diện cho một trường phái rất tiêu biểu đó là nhà tư tưởng lớn

John Locke. Quan điểm khởi đầu của Locke là một nhà nước tự nhiên mà trong đó tất cả các cá nhân đều tự do một cách bình đẳng với nhau với ý thức rằng họ sở hữu quyền lực chính trị như nhau. Theo mơ tả của Rawls về cách hiểu về nhà nước tự nhiên của Locke như sau, đó là “một là nhà nước của quyền bình đẳng, tất cả đều là vua”(a state of equal right, all being kings) [150, tr.129]. Theo J.Locke, từ chỗ sống trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn tự do và bình đẳng nhưng lại rất bấp bênh, nguy hiểm, đầy đe dọa, con người đã nảy sinh ý định và đi đến quyết định liên kết, hợp nhất lại dưới một chính thể để có được một sự bảo đảm an toàn và chắc chắn đối với cuộc sống, tự do và tài sản. Vì vậy, J.Locke khẳng định sự ra đời của chính quyền dân sự là tất yếu để khắc phục những hạn chế cố hữu của trạng thái tự nhiên. Sự xuất hiện của xã hội chính trị, của nhà nước thay thế cho trạng thái tự nhiên là do sự chấp

thuận một cách tự nguyện của chính con người thơng qua khế ước xã hội: “mọi

người vốn dĩ là trong trạng thái tự nhiên đó, và cứ duy trì như thế cho đến khi, bằng sự chấp thuận của chính mình, họ khiến mình trở thành thành viên của một xã hội

chính trị” [60, tr.47]. Vì vậy, thực chất của khế ước xã hội, theo quan niệm của Locke, là một sự thỏa thuận chung mang tính ngầm ẩn của tất cả nhân dân trong xã hội về cách thức tổ chức đời sống chính trị của mình, theo đó nhân dân sẽ thành lập ra nhà nước, trao cho nhà nước những quyền nhất định và giữ lại những quyền không thể chuyển nhượng được. Theo Locke, trái ngược với người tiền nhiệm của ông ta là Thomas Hobbes, khế ước xã hội, do đó, khơng tạo ra quyền lực. Quyền lực chính trị được thể hiện trong mỗi cá nhân và tồn tại trước đó (pre-exists) trong nhà nước tự nhiên. Khế ước xã hội chuyển cái quyền lực mà mỗi người họ được hưởng trong nhà nước tự nhiên thành một cơ quan chính trị đặc biệt.

Trong khi đó, quyền lực chính trị, thật vậy, tồn tại trước đó trong nhà nước tự nhiên, tính chính đáng là một khái niệm riêng biệt (đặc trưng) cho nhà nước cơng dân (the civil state). Bởi vì, tiêu chuẩn của tính chính đáng, cái mà Locke đưa ra là mang tính lịch sử, tuy nhiên, cái gì coi là quyền lực chính đáng cịn lại có quan hệ với nhà nước tự nhiên. Tính chính đáng của quyền lực chính trị trong nhà nước cơng dân phụ thuộc vào, theo Locke, việc chuyển giao quyền lực có diễn ra đúng luật hay khơng. Đặc biệt, nó phụ thuộc vào sự ưng thuận hay bằng lòng của các cá nhân (individuals' consent): “khơng ai có thể bị đẩy ra khỏi nhà nước này và bị cai trị bởi quyền lực chính trị của một người khác mà khơng có sự ưng thuận của chính người đó” (no one can be put out of this estate and subjected to the political power of another without his own consent) [147, tr.52]. Vì thế, theo J. Locke, khi bước vào xã hội chính trị là con người chấp thuận liên kết với nhau để xây dựng nên một chính quyền, tự nguyện bước vào sự kiềm tỏa của quyền lực chính trị và buộc phải tuân theo pháp luật của nhà nước. Locke hiểu tiêu chí ưng thuận hay đồng ý áp dụng không chỉ đối với điều kiện ban đầu - tức sự thành lập của quyền lực chính trị, Rawls gọi đó là “nguồn gốc sự đồng ý” [150, tr.124]. Nó cũng được áp dụng để đánh giá một cách liên tục của

Một phần của tài liệu tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 33 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w