CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Phải khẳng định rằng, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài và đầy tàn khốc, đã gây cho đất nước ta những hệ lụy khủng khiếp và phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được. Trong hai cuộc kháng chiến, như đã phân tích ở trên, Đảng ta đã khẳng định được tính chính đáng trong cầm quyền rất cao. Điều đó được thể hiện qua niềm tin của đại bộ
phận nhân dân vào Đảng, đi theo Đảng và biến niềm tin đó bằng sức mạnh tổng lực của cả dân tộc.
Từ sau khi đất nước được độc lập (tức từ 1975) đến nay, để phân tích, đánh giá được tính chính đáng của Đảng trong quá trình cầm quyền, như khung lý thuyết đã chỉ ra, cần thơng qua ba tiêu chí chủ yếu - tức cần nhìn nhận từ các biến chuyển chủ yếu trong hệ giá trị (chủ yếu thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng), các kết quả đạt được thông qua phát triển kinh tế - xã hội, và tính hợp pháp của q trình cầm quyền. Bản thân các yếu tố này có sự chuyển biến, thay đổi một cách rất lớn, như các nghiên cứu truyền thống vẫn phân chia thành hai giai đoạn - trước đổi mới và sau đổi mới.
3.2.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Có thế nói, đây là giai đoạn khá khó khăn trong suốt lịch sử cầm quyền của Đảng. Trong giai đoạn này, các yếu tố tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng cần phải có những chuyển đổi căn bản để phù hợp với hồn cảnh đất nước vừa thốt khỏi hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc hết sức gian khổ sang thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Khi căn cứ vào khn khổ lý thuyết để phân tích, có thể thấy trong giai đoạn này nổi lên các vấn đề:
Thứ nhất, tư duy về đường lối xây dựng đất nước của Đảng có nhiều chuyển biến nhưng chưa thật sự phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trong giai đoạn này, đất nước có những chuyển biến, thay đổi rất lớn. Những thay đổi đó, nó làm cho hệ giá trị cũng có những biến đổi, phát triển rất lớn, thậm chí cịn có cả những thách thức đối với hệ tư tưởng mang tính nền tảng đã tồn tại và được coi là mặc định trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng suốt thời gian trước đó. Những thách thức này khơng phải có nguồn gốc từ chính bản thân hệ tư tưởng mà nó có nguyên nhân sâu xa từ sự nhận thức về hệ tư tưởng mang tính nền tảng, cụ thể là nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin có lúc là cứng nhắc, có phần chủ quan và thiếu sự soi chiếu từ thực tế của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng cả trong kinh tế và chính trị.
Ngay sau khi đất nước thống nhất, chiến thắng về mặt quân sự được xem như là bằng chứng rõ rệt chứng tỏ sự ưu việt của hệ thống kinh tế ở miền Bắc. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quả thực đã rất thích hợp và phát huy được hiệu quả cao trong
thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, các nhà lãnh đạo Đảng lúc đó có rất ít kiến thức về kinh tế bởi họ đã dành hết thời gian và nỗ lực cho hai cuộc kháng chiến. Trong mắt hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng đều coi mơ hình kinh tế của miền Nam là gắn liền với chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cho nên nó được coi là xấu xa. Và, thật khơng may, chính thắng lợi đã làm giảm nhu cầu lắng nghe và chấp nhận những ý kiến mang tính khoa học và khách quan. Đồng thời, mơ hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên bang Xô Viết đang tỏ ra khá thành công và đem lại những bước tiến thần kỳ cho Liên Xô và chúng ta lấy đó làm tấm gương để noi theo.
Sự kết hợp các yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến những niềm tin vô điều kiện, những chuẩn mực đã bắt rễ, ăn sâu, khơng thể thay đổi. Trong đó có các ngun tắc mang tính chuẩn mực, bất di bất dịch như: quyền sở hữu nhà nước; cơ chế kế
hoạch hóa tập trung; và, vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện trong
Đại hội IV của Đảng và một số quyết định quan trọng sau đó. Trong bầu khơng khí phấn khởi của chiến thắng, Đại hội đã nhất trí cần phải đề ra đường lối phát triển đất nước chung, không phân biệt miền Bắc và miền Nam. Điều này có nghĩa là, người dân miền Nam phải thực hiện mơ hình kinh tế của miền Bắc (mặc dù vài tháng đầu tiên sau ngày giải phóng, một nhóm cán bộ Đảng tập hợp lại xung quanh đồng chí Lê Duẩn đề xuất ý kiến nên thử nghiệm mơ hình kinh tế của miền Nam, ít nhất là trong một thời gian ngắn trong khi vẫn duy trì mơ hình XHCN ở miền Bắc). Đại hội IV tin tưởng rằng đây là quyết định đúng đắn và sẽ đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH. Vì theo các nhà lãnh đạo lúc đó, thành cơng về kinh tế khơng thể nào là một điều nan giải, nếu so với những gian khổ của chiến tranh. Và, với tâm trạng lạc quan lúc đó đã dẫn đến niềm tin tuyệt đối trong Đảng cho rằng Việt Nam sẽ thành công với bất kỳ mơ hình nào. Cho nên chủ trương xây dựng “mỗi huyện là một pháo đài” đã nhanh chóng thuyết phục được Bộ chính trị lúc đó là coi đó là biểu tượng của mơ hình kế hoạch hóa tập trung theo phiên bản Việt Nam. Thực ra, tâm trạng phấn khởi này của các nhà lãnh đạo Đảng là điều có thể hiểu được, sau khi đã đưa một đất nước nơng nghiệp nghèo đói chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh.
Sau Đại hội IV, đến năm 1978, Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban Cải tạo Kinh tế Miền Nam. Chiến dịch cải tạo ồ ạt bắt đầu từ
tháng 3/1978. Ngày 14/4/1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 43-CT/TW: Về việc nắm giữ và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp ở miền Nam: “Cải tạo XHCN đối với nơng nghiệp ở miền Nam nhằm xóa bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa nơng nghiệp, đi lên CNXH” [19, tr.183]. Ngày 22/4/1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 44-CT/TW: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối với công, thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, nhấn mạnh cải tạo kết hợp với xây dựng các ngành cơng nghiệp; xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và xây dựng thương nghiệp XHCN thiết lập thị trường có tổ chức.
Trong khi các lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng vẫn đang trung thành với những giá trị của thời chiến, mơ hình cũ kỹ từ Liên Xơ, ở các cấp thấp hơn, một số nơi đã diễn ra những cuộc “phá rào” - trong nông nghiệp chủ yếu là giao đất cho nông dân và ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với giá cao hơn quy định; trong cơng nghiệp sản xuất đó là khoán sản phẩm cho người lao động v.v.. Những cuộc “phá rào” diễn ra ngay cả trước khi đất nước được thống nhất. Có thể kể ra vào cuộc “phá rào” điển hình như: Năm 1966, đồng chí Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đã thử nghiệm chính sách khốn hộ. Đến năm 1967, Ban Nơng nghiệp Vĩnh Phúc chính thức cho phép khốn việc đến người lao động, hộ, và nhóm trong hợp tác xã nơng nghiệp (Kế hoạch 51-KH). Tuy nhiên, đến năm 1968, đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Quốc Hội, ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Tư tưởng đã triệu tập một cuộc họp lãnh đạo Đảng và phát biểu phê phán việc làm của Vĩnh Phúc. Ban Bí thư kết luận về sai lầm và quyết sửa sai, chống khoán hộ (Thông tri 224-TT/TƯ). Sau khi đất nước được thống nhất, trên cả nước đã có những thử nghiệm mang tính “vượt rào” rất ấn tượng, như: Đồn Xá - Hải Phịng năm 1979, với việc “khốn chui” làm cho sản lượng tăng gấp 6 lần và đến năm 1980, Bí thư Thành ủy Hải Phịng lúc đó là Bùi Quang Tạo khơng chỉ cho nhân rộng phương thức khốn trong tồn tỉnh, mà ơng còn hứa sẽ vận động Trung ương Đảng cho phép nhân rộng phương thức này trên cả nước; “Tổ bn lậu gạo” ở Sài Gịn do đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lập ra năm 1979 và cử bà Ba Thi, giám đốc công ty lương thực được cử đứng đầu để đi thu mua gạo ở đồng bằng sơng Cửu Long. Nhờ đó, thành phố Hồ Chí Minh đã được cung cấp đủ gạo ăn; Tháng 6/1980 Thường vụ Tỉnh ủy Long An cho phép bán hàng theo giá thỏa thuận v.v..
Đứng trước những khó khăn của đất nước, trước những thành công được nhân dân hết sức ủng hộ từ những cuộc “phá rào” ở nhiều nơi trên cả nước, đồng thời được sự thuyết phục hết sức khôn khéo từ những người lãnh đạo các địa phương diễn ra những cuộc “phá rào”, các nhà lãnh đạo cấp cao ở Trung ương đã có những chuyển biến hết sức căn bản trong nhận thức (mặc dù vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ những “phá rào” và những người kiên định với những giá trị cũ) và đã có những quyết định mang tính đột phá. Tuy nhiên, hàng rào mới chỉ bị chọc thủng ở cấp cơ sở, song cuối cùng lại được dẹp bỏ ở cấp Trung ương. Có thể phải kể đến các cột mốc quan trọng như:
Tháng 8/1979, Chính phủ đã quyết định bãi bỏ các trạm kiểm sốt mang tính “ngăn song cấm chợ” ở khắp nơi, để khuyến khích sản xuất và giao lưu hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm nơng nghiệp từ nông thôn về các thành phố, cho phép lưu thơng hàng hóa trên thị trường tự do.
Năm 1979, thừa nhận sai lầm trong cải tạo. Hội nghị Trung ương 6 Khóa IV chấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân và quan hệ thị trường tự do. Hội nghị này thật sự là bước đầu tiên của những chính sách mới về kinh tế. Hội nghị xác định:
Những khó khăn về kinh tế và đời sống một mặt do những nguyên nhân khách quan, mặt khác, do những khuyết điểm chủ quan, nhất là trong công tác kinh tế… Việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trường, chưa chú ý đầy đủ tăng cường và phát huy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, và cũng chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc (ở miền Nam)… Có những biểu hiện nóng vội, giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ở niềm Nam [20, tr.358-359].
Mỗi loại thị trường có vai trị và tác dụng của nó, chúng ta khơng nên dùng thái độ giản đơn hay thô bạo đối với thị trường. Phải tích cực mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời do cịn có kinh tế gia đình, nghề phụ ở nơng thơn và sản xuất của thợ thủ công cá thể ở thành phố, nên cịn có thị trường tự do trong một chừng mực nhất định. Chúng ta phải biết quản lý thị trường tự do, chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, các hình thức kinh doanh mua bán thích hợp, khơng nên chỉ dùng biện pháp hành
chính đơn thuần, như kiểm tra, bắt bớ; những biện pháp này dung để đối phó với bọn đầu cơ, bọn phá hoại [20, tr.343].
Sau khi được nghe báo cáo từ Ban lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng, tháng 10 năm 1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố đồng ý với cơ chế khốn của Đồ Sơn và Bộ Chính trị kết luận ủng hộ khoán vào tháng 12 năm 1980.
Năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW về khốn sản phẩm và Chỉ thị 109-CT/TW về hệ thống giá mới.
Năm 1983, Ban Bí thư ra Chỉ thị 19-CT/TW về đẩy mạnh cải tạo XHCN trong nơng nghiệp (5/1983). Và Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư doanh.
Năm 1984, Hội nghị Trung ương 6 đã diễn ra cuộc tranh luận về các quy luật kinh tế XHCN giữa đồng chí Lê Duẩn (Sản xuất lớn và làm chủ tập thể) và đồng chí Trường Chinh (chấp nhận kinh tế thị trường).
Năm 1985, Hội nghị Trung ương 8 khóa V kết luận về triệt để xóa bỏ quan liêu bao cấp. Hội nghị đã ra Nghị quyết về cải cách giá - lương - tiền. Đồng chí Nguyễn Văn Linh quay lại làm Ủy viên Bộ Chính trị. Đại hội VI quyết định Đổi mới tồn diện (12/1986):
Có thể nói, thời kỳ 1975 - 1986, sự chuyển biến về hệ giá trị trong lĩnh vực kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ và phức tạp. Các chuyển biến này chủ yếu được thơi thúc bởi những địi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, làm thay đổi về tư duy và cách nhìn nhận về con đường xây dựng CNXH của Đảng đã tồn tại một thời gian dài trước đó. Khi mà các giá trị vốn dĩ đã được tôn vinh và mặc định trong thời gian dài khi đất nước có chiến tranh trước đó (đặc biệt là chủ nghĩa tập thể) đã dần dần nhường chỗ cho các địi hỏi mang tính cá nhân nhiều hơn đến từ hầu hết các cá nhân trong xã hội. Trong giai đoạn này, mặc dù đã có những bước đổi mới trong tư duy kinh tế ở một số khâu như Hội Nghị Trung ương 6, Chỉ thị 100… Tuy nhiên, trước những dịch chuyển về hệ giá trị từ cuộc sống, từ cấp cơ sở đã không được Đảng ghi nhận một cách kịp thời, biểu hiện trong các đường lối về phát triển kinh tế - vẫn duy trì chế độ tập trung cao độ, quan liêu, cứng nhắc trong lãnh đạo, quản lý. Vì thế, những nội dung quan trọng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 6 Khóa IV (năm 1979) đã chấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân và quan hệ thị trường tự do vẫn rất khó thực hiện để có hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ những cản trở từ sự bảo thủ, từ thói quen cũ, từ nhận thức sai và không thống nhất giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Như vậy, trong thời kỳ này, mặc dù Đảng đã có những nhận thức mới, có những chuyển biến trong xác định và xây dựng những hệ giá trị mới trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là thiếu sự sự đồng thuận, đặc biệt là trong nhận thức (thường bị gị bó bởi những nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách máy móc) và tổ chức thực hiện của những người cấp cao ở cả Trung ương và các địa phương về những giá trị mới đó có sự mâu thuẫn, đối lập. Vì thế, những đột phá trong thực hiện các giá trị mới, mặc dù nó hợp với quy luật tất yếu của sự phát triển, đã nhận được khơng ít những phản đối, thậm chí những người dám nghĩ, dám làm đó cịn bị trả giá bởi những quy chụp từ quyền lực.
Thứ hai, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chậm được đổi mới
Cùng với những hạn chế, có phần chủ quan, nóng vội trong nhận thức lý luận về con đường đi lên CNXH trong thời bình là sự chậm đổi mới trong phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, để phát huy nhanh và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, Đảng lãnh đạo trực tiếp thông qua các các mệnh lệnh, mối quan hệ lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước khơng phân biệt rạch rịi là cần thiết và rõ ràng lịch sử đã chứng tính đúng đắn của nó. Tuy nhiên, khi đất đã bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu, đòi hỏi mối quan hệ trong lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần có sự phân biệt để phát huy được hiệu quả