CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
Tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam đã được nhân dân ta thừa nhận, lịch sử chứng minh. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới có nhiều biến động, các địi hỏi của sự phát triển đang đặt ra yêu cầu đối với vai trò lãnh đạo Nhà nước và nhân dân của Đảng cũng ngày càng nặng nề hơn. Tuy nhiên, như các nhận định của Đảng gần đây, niềm tin của nhân dân đối với Đảng có sự giảm sút. Điều đó chứng tỏ, tính chính đáng của Đảng có phần bị xói mịn. Để xác định được đúng các hạn chế trong việc duy trì tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng nhằm đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, luận án tiếp cận theo khn khổ lý thuyết đã được đưa ra ở chương hai - tức là phân chia theo ba nhóm chính: hệ giá trị và các chuẩn mực; tính hợp pháp trong cầm quyền; và hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng.
4.1.1. Nhóm hạn chế trong củng cố, xây dựng hệ giá trị của Đảng
4.1.1.1. Việc phát triển và bổ sung hệ tư tưởng mang tính nền tảng của Đảng cịn chậm
Trong q trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng đã có sự nhận thức đúng hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt các vấn đề, chẳng hạn: vấn đề mục tiêu của CNXH, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, v.v... Nhờ đó, tư duy lý luận của Đảng ngày càng sâu sắc hơn, nhận thức
đúng đắn hơn thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển mácxít, đồng thời có sự vận dụng, phát triển cho phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề chúng ta chưa làm rõ được. Đặc biệt, trong việc xác định sự khác biệt giữa kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữa nhà nước pháp quyền tư sản với nhà nước pháp quyền XHCN mà
chúng ta đang xây dựng; lý luận về một Đảng duy nhất cầm quyền trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; v.v..
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, các thành tựu trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã làm cho hệ giá trị và các chuẩn mực có sự chuyển biến rất lớn, tạo ra một loạt các thách thức cho hệ tư tưởng vốn đã tồn tại và mặc định cùng với sự lãnh đạo của Đảng trong rất nhiều năm trước đó. Điều này đặt ra rất nhiều thách thức cho công tác nghiên cứu lý luận của Đảng và tư duy của những người nắm giữ vai trò quyền lực quan trọng của Đảng. Nếu không nắm bắt được sự chuyển đổi nhanh chóng về hệ giá trị và các chuẩn mực trong xã hội (cơ sở của tính chính đáng) thì sẽ dẫn đến những sai lầm, giáo điều, máy móc trong lãnh đạo về mặt tư tưởng mang tính định hướng, tiên phong đồng thời khơng có sự đổi mới kịp thời trong xây dựng các quyết sách chính trị của Đảng nhằm kích thích sự tự do sáng tạo, tự do làm giàu v.v.. của các cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, một số công cụ (tổ chức hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước, hệ thống Hiến pháp và pháp luật) và phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ khơng có những chuyển biến kịp thời nhằm đáp ứng được địi hỏi của những chuyển biến nhanh chóng trong thời đại mới, thậm chí sẽ là một rào cản rất lớn cho sự phát triển và cũng là nguyên nhân dẫn tới các suy thối về chính trị tư tưởng, quan liêu, tham nhũng v.v.. mà đã được Đảng chỉ ra suốt nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có được các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn chặn chúng.
Bên cạnh việc gìn giữ, phát triển hệ tư tưởng mang tính nền tảng, trong những năm vừa qua, chúng ta chưa tạo ra được một môi trường thực sự dân chủ cho các tranh luận mang tính khoa học để có thể nhìn nhận một cách tồn diện về các vấn đề của hệ tư tưởng vốn đã được coi đó là nền tảng, là kim chỉ nam để mạnh dạn loại bỏ những cái gì khơng cịn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại hiện nay nhằm tránh áp dụng một cách máy móc và sơ cứng (như ĐCS Trung Quốc đã từng làm trong những năm 70 của thế kỷ trước).
4.1.1.2. Tính chính đáng của một số quyết sách chính trị của Đảng chưa cao
Việc xây dựng quyết sách chính trị và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị được qui định một cách khách quan gắn bó hữu cơ với chức năng lãnh đạo của Đảng.
Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy nơi nào, Đảng nào đề ra được quyết sách chính trị và tổ chức thực hiện quyết sách đúng, nhận thức đầy đủ vai trị của quyết sách chính trị thì đó sẽ là bước quyết định cho thắng lợi của cách mạng. Quyết sách chính trị của Đảng là quyết định của Đảng trong quá trình vạch ra đường lối, xác định quan điểm, đề ra chủ trương, hoạch định chính sách hoạt động chính trị cho cả hệ thống chính trị trong những cuộc vận động chính trị nhất định dưới các hình thức cơ bản như: Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết chính trị của Đảng.
Trong cách mạng, phải khẳng định là Đảng ta đã có những cương lĩnh, đường lối, chính sách cực kỳ đúng đắn, kịp thời, quy tụ được lòng dân và đạt được hiệu lực và hiệu quả cao, nâng cao được tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn, chúng ta có những sai lầm khá nghiêm trọng trong nội dung, mục đích, quy trình hoạch định của những đường lối, chính sách, từ đó dẫn đến tính thiếu hiệu quả của chính sách như sai lầm trong cải cách ruộng đất, thất bại trong hợp tác xã nông nghiệp đã làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ, làm xói mịn tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Nhưng, có làm là có thành cơng, có thất bại. Vấn đề là biết nhận ra sai lầm và kịp thời sửa chữa thì người dân vẫn tin vào sự lãnh đạo. Ví dụ, sau cải cách ruộng đất, Đảng và Chính phủ chính thức và thành thật nhận sai lầm và đã kịp sửa sai. Hàng triệu người được minh oan, được đền bù một phần tổn hại oan ức về tinh thần và vật chất, trong tinh thần chia sẻ, cảm thông, người dân đã trở lại với niềm tin của mình. Hợp tác xã nông nghiệp không thành công, sản xuất lương thực sút kém trầm trọng, nông dân miền Bắc rơi vào nguy cơ đói kém. Khi nhận ra sai lầm chủ yếu là do coi nhẹ quyền sở hữu và tính năng động của cá nhân, gia đình, chúng ta đã nghe lời, học hỏi nơng dân, cho phép khốn hộ, rồi đổi mới cơ bản chính sách nơng nghiệp, nông dân đã chấp nhận phát triển sản xuất để cứu mình và đóng góp cho kháng chiến và sự phát triển của xã hội sau khi có hịa bình. Nhân dân lấy lại được niềm tin vì lãnh đạo thực lịng nhận sai lầm, thực lịng và nhanh chóng kịp thời sửa sai.
Từ Đại Hội VI đến này, nhờ bước đột phá từ đổi mới trong tư duy, Đảng ta đã có những đường lối, chính sách quan trọng trong cả kinh tế và chính trị, vì lợi ích chung và nhờ đó thúc đẩy được sự phát triển, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay tính chính đáng trong quyết sách của Đảng (tức
là quyết sách vì đa số) đang gặp phải khá nhiều vấn đề. Một số quyết sách vốn từ giáo điều, sách vở, phi thực tế, thậm chí đã lạc hậu với thời đại mà khơng chịu thay đổi v.v.. Những điều đó gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình thể chế hóa thành các văn bản pháp lý để thực thi trong cuộc sống, làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên vào quyết sách, dân kêu ca, khiếu kiện kéo dài ở nhiều nơi. Điều này đến từ các nguyên nhân:
Một là, thiếu vắng phản biện độc lập có tổ chức ở nước ta, như từ các tổ chức
xã hội dân sự, các viện nghiên cứu chính sách độc lập, hay ngay cả của các tổ chức thuộc Mặt trận tổ quốc, Liên hiệp các hội v.v.. Trong những năm trước đây, các tiếng nói của các tổ chức nghiên cứu này lại càng yếu. Mặc dù chủ trương của Đảng về giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân đối với quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng chính thức có từ Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X, năm 2006, với các nội dung cơ bản: Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội; Xây dựng Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện,v.v… Tuy nhiên, cho đến nay, việc lấy ý kiến từ các tổ chức phản biện cịn nặng về hình thức, thậm chí đóng khung, định hướng sẵn các vấn đề buộc lấy ý kiến chứ khơng có phương án lựa chọn khác. Cơ chế lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện rộng rãi, nhưng cơ chế tiếp thu chưa được cụ thể. Điều này làm giảm sự nhiệt tình của nhân dân trong việc tham gia, góp ý vào xây dựng các quyết sách chính trị của Đảng.
Hai là, thể chế hóa quyết sách có quyền lực quá tập trung, nhất là ở cấp địa
phương. Điều này làm nảy sinh những mối nguy hiểm trong q trình ra quyết sách, đó là sự thiếu bàn bạc dân chủ, không dựa trên nhu cầu của người dân v.v.. nảy sinh sự chuyên quyền, độc đốn cá nhân trong q trình ra quyết sách và hậu quả là dẫn đến những quyết sách sai lầm. Với quan niệm cho rằng, quyết sách là do lãnh đạo quyết định (đặc biệt là ở cấp địa phương), dẫn đến những quyết sách gây bất bình cho người dân, vi phạm pháp luật, chỉ phục vụ cho lợi ích của cá nhân hay một nhóm lợi ích nhất định.
Ba là, thiếu tính khoa học trong hoạch định các quyết sách chính trị. Rất nhiều
đường lối, chính sách của Đảng được soạn ra, đặc biệt là ở cấp địa phương, quyết định dựa trên ý chí chủ quan của một hoặc vài cá nhân đứng đầu, Ban Chấp Hành chỉ là nơi “biểu quyết” thơng qua một cách hình thức. Hiện nay, trong quá trình ra quyết sách chính trị của Đảng, Đảng vẫn chưa xem trọng ý kiến của các cơ quan tham mưu mang tính tập trung trí tuệ cao của các nhà khoa học. Đặc biệt, nhiều quyết sách đưa ra chỉ dựa vào các đường lối, chính sách của cấp trên hay cảm nhận chủ quan của cơ quan ban hành mà chưa thực sự chú ý đến những căn cứ khoa học được nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ, trung thực từ các nhà chuyên môn, các cơ quan tham mưu. Vì thế, nhiều quyết sách đưa ra nghe thì rất hay nhưng khó hay khơng thể thực thi được vào cuộc sống hoặc có thực thi thì kết quả đạt được rất thấp. Đây được coi là một cản trở khá lớn trong q trình duy trì hoặc nâng cao tính chính đáng về mặt lý luận trong cầm quyền của Đảng.
4.1.2. Những hạn chế về tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng
Tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong Hiến pháp là đảm bảo cho tính hợp pháp trong cầm quyền. Tuy nhiên, như phần lý thuyết đã chỉ ra, tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng còn liên quan đến mối quan hệ trong lãnh đạo giữa Đảng với Nhà nước, mức độ dân chủ - tức mức độ người dân tham gia vào quá trình hình thành các cá nhân cũng như tổ chức trong bộ máy quyền lực của Đảng và Nhà nước v.v.. Theo cách nhìn nhận như vậy, về tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng, có thể chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế sau:
4.1.2.1. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn chậm và lúng túng
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng cần phải có sự điều chỉnh, thay đổi để đáp ứng được sự biến đổi nhanh của thời cuộc. Trong tiến trình đổi mới, ngay từ Đại hội VII, Đảng đã nhấn mạnh “đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước là điều kiện quan trọng nhất để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho sự lãnh đạo của Đảng có chất lượng và hiệu quả hơn, đồng thời làm cho sự quản lý và
điều hành của Nhà nước có hiệu quả, pháp luật được tơn trọng, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy” [15, tr.39].
Về mặt lý luận, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước một cách tồn diện, nhưng khơng bao biện, khơng làm thay cơng việc của Nhà nước. Tuy nhiên, sau rất nhiều đổi mới về phương thức lãnh đạo, nhưng trên thực tế, hiện tượng bao biện, làm thay của các cơ quan đảng đối với công việc của các cơ quan nhà nước vẫn thường xuyên xảy ra. Mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, cho đến nay, vẫn đang cịn là một bài tốn nan giải trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Và những nan giải có từ cội gốc thời chiến, thời tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều thập kỷ trước, như: làm thay, lấn sân, lạm quyền v.v.. Vị trí, vai trị, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong nhiều tổ chức, lĩnh vực chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa. Như Đại hội X của Đảng nhận định: “Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng. Chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; chậm xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị” [24, tr.272-273]. Nhiều khi Đảng đã “nổi lên như một quyền lực” như nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân đã có lần nhận xét: “vai trị của Đảng nổi lên như một quyền lực đối với xã hội. Có khơng ít trường hợp đã bộc lộ cho dân nhận thấy quyền lực của Đảng vượt lên trên quyền lực của Nhà nước” [104, tr.10]. Hay, “Hiện tượng nhà nước hóa đảng, tình trạng song trùng quyền lực, bộ máy chính trị đồ sộ ở tất cả các cấp, tình trạng cùng một vấn đề mà nhiều cơ quan giải quyết, không theo một nguyên tắc nhất quán là cho tổ chức hệ thống chính trị cồng kềnh, hiệu lực kém chưa được khắc phục triệt để” [103, tr.21].
Yêu cầu của nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật vẫn cịn khơng ít vấn đề đang đặt ra. Đã xảy ra một số trường hợp trình tự ban hành quyết sách của Đảng chưa thật sự phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thậm chí một số cấp ủy, tổ chức đảng ra nghị quyết, quyết định trái thẩm quyền, pháp luật. Có cấp ủy can thiệp quá sâu vào hoạt động hành pháp, tư pháp. Một số cấp ủy còn lấn sân cơng việc của chính quyền như: quyết định những vấn đề về dự án đầu tư, về đấu thầu, chỉ định thầu…. Hoặc có cấp ủy cịn đi sâu quản lý việc chi tiêu của các dự án. Có cán bộ nhân danh tổ chức đảng gây áp lực đến việc thực hiện luật pháp