CẦM QUYỀN THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1975
3.1.1. Quá trình trở thành đảng cầm quyền một cách chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những năm cuối của thập niên 20, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, ở nước ta đã có một số tổ chức, đảng chính trị ra đời trước ĐCS Việt Nam, các đảng này được phép hoạt động cơng khai, thậm chí cịn nhận được sự giúp đỡ của chính quyền thực dân cả về phương diện tổ chức lẫn tiền bạc, như: Việt Nam nghĩa đoàn (sau này sáp nhập với Hội Phục Việt) thành lập đầu năm 1925; Đảng Thanh niên thành lập cơng khai ở Sài Gịn vào tháng 3 - 1926; Đảng Lập hiến thành lập tháng 10 - 1926 ở Sài Gòn; Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập năm 1927 ở Hà Nội; Thanh niên Cao
Vọng Đảng thành lập năm 1928 ở Sài Gịn; ngồi ra cịn có tổ chức chính trị giả danh
mácxít mang tên trốtkít (du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa những năm ba mươi, của thế kỷ XX) v.v.. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức, đảng phái này do thiếu một đường lối cách mạng đúng, khoa học, phản ánh đúng đòi hỏi của cách mạng trong nước. Cho nên, không thu hút được đông đảo nhân dân ủng hộ, đi theo làm cách mạng - hay nói cách khác nó thiếu đi giá trị tư tưởng khoa học đủ mạnh, đủ hấp dẫn với tư cách là cơ sở đầu tiên để đưa một lực lượng xã hội có thể làm cho đa số nhân dân tin tưởng, đi theo làm cách mạng để trở thành lực lượng cầm quyền.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 trong hoàn cảnh đất nước ta đang là một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp xâm lược và triều đình phong kiến tay sai. Đứng trước tình thế như vậy, ĐCS Việt Nam đã xác định mục tiêu giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân là mục tiêu bức thiết và quan trọng nhất, dựa trên nền tảng của một học thuyết thật sự cách mạng và khoa học, coi đó là kim chỉ nam dẫn đường cho mục tiêu cao cả đó. Điều này được khẳng định trong Luận cương chính trị được thơng qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban
chấp hành Trung ương họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 14- 31/10/1930: “Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đơng Dương là cần phải có một ĐCS có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành, Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc” [16, tr.100]. Đảng cũng đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Sự tan rã và thất bại các tổ chức, các đảng chính trị khác cùng với việc xác định được đúng bản chất của cách mạng Việt Nam và có một chủ nghĩa khoa học, cách mạng dẫn đường. Và, nhiệm vụ quan trọng nhất của ĐCS Việt Nam lúc này là xác lập được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn đó trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội nhằm tìm kiếm được sự ủng hộ của nhân dân.
ĐCS Việt Nam, nhờ có lý tưởng chính trị đúng đắn, khoa học dẫn đường, bằng sự nỗ lực truyền bá, bằng uy tín của mình đã tập hợp được đa số nhân dân đi theo mình để tạo ra các phong trào cách mạng rộng lớn trên cả nước. Từ chỗ lúc đầu chỉ có 211 đảng viên, sau 15 năm có khoảng 5000 đảng viên đã dẫn dắt nhân dân làm nên cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đó là Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhờ cuộc cách mạng này, Đảng đã giải quyết được hai nhiệm vụ quan trọng nhất là độc lập dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp) và tự do cho nhân dân (lật đổ chế độ phong kiến tay sai) - đây là mục tiêu, là giá trị cốt lõi của lý tưởng chính trị “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” mà Đảng và Bác Hồ đã theo đuổi ngay từ khi thành lập Đảng, là nền tảng quan trọng đưa Đảng trở thành lực lượng cầm quyền một cách tính chính đáng (tuy là bất hợp pháp
nhưng là hợp lý). Hay nói cách khác,
Độc lập dân tộc là giá trị quan trọng và cũng là điểm làm xói mịn chính quyền thực dân. Cịn các giá trị chủ nghĩa, trong đó tư tưởng dân chủ và tự do là cốt lõi, đã làm xói mịn nền qn chủ lâu đời ở Việt Nam. Quá trình giành chính quyền từ hai chủ thể - vương triều nhà Nguyễn và thực dân Pháp cũng chính là q trình mà hai giá trị này chiếm lĩnh lịng dân và trở thành chủ đạo, là nền tảng quan trọng của tính chính đáng ngay cả khi
Đảng ta nắm chính quyền bằng con đường cách mạng, tức là bất hợp
pháp trong khn khổ pháp lý của chính quyền cũ. Nói cách khác, cách
thức nắm quyền như vậy tuy bất hợp pháp nhưng hợp lệ, vì nó phù hợp với giá trị được tồn dân chia sẻ và sẵn sàng góp sức tơn vinh [52, tr.71]. Như vậy, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền là một sự lựa chọn của lịch sử, nhờ vào việc xác định hệ giá trị tiên phong, đúng đắn, khoa học, phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân và truyền bá một cách có hiệu quả hệ giá trị đó vào trong đời sống nhân dân để thuyết phục họ đi theo Đảng, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, Đảng đã xây dựng, đào tạo ra cho mình được các nhà lãnh đạo Đảng, đội ngũ đảng viên có uy tín cao với nhân dân, được đơng đảo nhân dân ủng hộ, đi theo.
3.1.2. Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Phải khẳng định, ĐCS Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội vào năm 1945 là hồn tồn chính đáng nhờ vào công cụ mạnh nhất là hệ giá trị - tức lý tưởng chính trị mà Đảng lựa chọn và truyền bá. Tuy nhiên, ngay sau khi trở thành đảng cầm quyền, đất nước ta lại rơi vào thời kỳ với hồn cảnh hết sức khó khăn: đất nước ta một lần nữa lại phải chịu sự xâm lăng của các thế lực thù địch, đồng thời điều kiện kinh tế - xã hội sau cách mạng cũng vơ cùng khó khăn, đời sống của nhân dân hết sức gian khổ. Tuy nhiên, trong suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Đảng ta đã duy trì được tính chính đáng trong cầm quyền rất cao, nhờ các yếu tố:
Thứ nhất, Đảng đã xây dựng được đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn trong lãnh đạo
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, địi hỏi Đảng, bên cạnh việc trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mang tính tổng qt, xun suốt, phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho từng thời điểm lịch sử mới có thể giữ vững được vị trí cầm quyền của mình, lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách. Đây cũng là “phép thử” cho tính đúng đắn của hệ giá trị tạo nền tảng vững chắc cho tính chính đáng về mặt lý luận trong cầm quyền của Đảng. Đảng và Bác Hồ đã xác định, Chính quyền cách mạng cùng tồn dân phải kiên quyết hồn thành nhiệm vụ thiêng liêng là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập hoàn toàn cho tổ quốc.
Khẩu hiệu của cách mạng vẫn là "Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết" [17, tr.26]. Chính giá trị này sẽ là ngọn cờ để Đảng tập hợp được sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chống lại sự xâm lăng của hai kẻ thù rất mạnh với tinh thần sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” v.v…
Hệ giá trị được thiết lập, trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, chủ yếu trong chính trị và những đường lối trong lĩnh vực kinh tế. Về chính trị, vẫn là giành độc lập và thống nhất cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho chân dân, đưa đất nước theo con đường cách mạng XHCN; về kinh tế, vừa kháng chiến vừa kiến thiết, tăng gia sản xuất, lập nền kinh tế tự cung, tự cấp về mọi mặt, ra sức xây dựng hậu phương. Xây dựng ba hình thức kinh tế chính là kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã, và kinh tế nhà
nước, trong đó đặc biệt chú trong hình thức kinh tế hợp tác xã. Bên cạnh đó, Đảng
không ngừng truyền bá những giá trị theo đuổi bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ mục đích của cuộc kháng chiến và bổn phận của mỗi người trong cuộc kháng chiến. Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, Việt Nam bước vào thời kỳ lịch sử mới. Miền Bắc được hồn tồn giải phóng, q độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng Mỹ lại thay Pháp thống trị miền Nam Việt Nam. Tuy miền Bắc đã được giải phóng, “song hậu quả là bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 14 vạn ha ruộng đất hoang hóa; các cơng trình thủy lợi lớn và vừa đều bị phá hỏng; đê điều không được củng cố; trâu bị, cơng cụ sản xuất bị cướp phá; thiên tai liên tiếp làm mất mùa, gây đói kém kéo dài từ vụ mùa năm 1954 đến giữa năm 1955; cơng nghiệp đình đốn; giao thơng hư hại nặng; bn bán sút kém…” [47, tr.132]. Đứng trước tình hình đất nước như vậy, giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là giá trị xuyên suốt, được Đảng theo đuổi và nhân dân tin tưởng ủng hộ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đường lối của Đảng cũng phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng được trong tình hình mới. Đảng đã xác định là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựng CNXH ở miền Bắc đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vì thế, để ổn định được cuộc sống của nhân dân ở miền Bắc, biến miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc chiến được xác định là lâu dài ở miền Nam, Đảng đã có hàng loạt đường lối chính trị đúng đắn. Ngay từ Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9-1954 đã chỉ rõ nhiệm vụ là phải hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó, Hội nghị cũng xác định, phục hồi và phát
triển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm. Đây là một quyết định đúng, mang tính tiền
đề để cải thiện đời sống nhân dân, cải tạo nông nghiệp, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Việc xác định những vấn đề cơ bản của đường lối, chính sách hợp tác hóa nơng nghiệp được Đảng xác định cụ thể từ Hội nghị Trung ương 16 (4- 1959) bằng việc khẳng định chỉ có đi vào con đường hợp tác hóa, làm ăn tập thể mới khắc phục được những khó khăn trong sản xuất, cải thiện đời sống. Phương châm tiến hành hợp tác hóa là “tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn”, và xây dựng quan hệ sản xuất mới tuân thủ nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ”. Đây được cho là một xác định đúng về mặt hệ giá trị và các chuẩn mực để củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH theo nhiệm vụ được Hội nghị Trung ương 14 khóa II xác định vào tháng 11 năm 1958 trước đó.
Với phương châm đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng đã thơng qua đường lối chung của cách mạng Việt Nam và đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc. Đại hội xác định nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là công nghiệp hóa XHCN, nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
Để đạt được mục tiêu đó, đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN ở miền Bắc được Đại hội III xác định với những nội dung cơ bản là: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; tăng cường hợp tác với các nước XHCN và các nước khác [47, tr.133].
Thứ hai, đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong q trình lãnh đạo
Chính nhờ việc xác định những giá trị cơ bản đúng, công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục có hiệu quả nên Đảng đã đạt được mục tiêu đề ra. Bằng chứng là Đảng đã huy động được toàn bộ sức người, sức của của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ 1946 đến 1954 với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Đã có hàng trăm cán bộ, đảng viên của Đảng, mặc dù phải bị tù đày gian khổ nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập, tự do cho tổ quốc. Tồn thể nhân dân Việt Nam đã khơng tiếc xương máu của mình để theo Đảng, theo Bác Hồ đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp. Đỉnh cao của kết quả đó là chiến thắng Điện Biên Phủ làm “chấn động địa cầu”, trở thành biểu tượng của Việt nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là kết quả của sự đúng đắn trong lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc bằng việc Pháp phải ký vào Hiệp định Giơnevơ. Và sau đó là thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nước trong cuộc kháng chiến đế quốc Mỹ xâm lược vào năm 1975. Với những thắng lợi này, khẳng định được tính chính đáng rất cao trong cầm quyền của Đảng, và là thước đo cho tính đúng đắn của hệ giá trị mà Đảng đã xác định trong thời kỳ cả nước tiến hành chiến tranh chống Pháp xâm lược.
Thước đo quan trọng để xác định hiệu quả trong cầm quyền của Đảng ở thời kỳ này, còn thể hiện qua những dữ kiện mang cả định lượng lẫn định tính. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện triệt để mục tiêu “người cày có ruộng”, cơng cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo XHCN ở miền Bắc đã xóa bỏ hồn tồn và vĩnh viễn chế độ chiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất. Trước Cách mạng Tháng Tám 2/3 ruộng đất canh tác thuộc sở hữu của thực dân, phong kiến, 95% nông dân chỉ chiếm chưa đến 1/3 diện tích canh tác. Nhờ cơng cuộc cải cách, ruộng đất canh tác đã hồn tồn thuộc về nơng dân. Đến đầu những năm 1970, “sản xuất công nghiệp đã đáp ứng được tiêu dùng của xã hội và phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ; sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định được đời sống của nhân dân miền Bắc và chi viện tích cực cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Cơ cấu nền kinh tế có những thay đổi tích cực; từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu chuyển sang nền kinh tế có cơ cấu nơng - cơng nghiệp” [47, tr.138-139].
Đến năm 1975, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 1960, 34% số hộ có nhà ngói. Đời sống của cán bộ, nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của gia đình cơng nhân năm 1975 tăng 1,3 lần so với năm 1960. Không chỉ chăm lo phát triển đời sống vật chất, các thành tựu