Khiếu nại, giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về khiếu nại giải quyết khiếu nại khoai (Trang 31)

Điều 47 của Luật khiếu nại quy định: khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vị trí của cán bộ, cơng chức có những điểm khác so với những chủ thể khiếu nại khác là cơng dân, người nước ngồi, cho nên trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cũng có những điểm khác so với việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính thơng thường. Chẳng hạn như việc quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. Trường hợp cịn khiếu nại tiếp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, cơng chức có thẩm quyền giải quyết tiếp theo. Ở đây, việc khởi kiện ra toà án để xem xét việc kỷ luật có sự hạn chế hơn so với khiếu nại quyết định hành chính khác và Luật khiếu nại chỉ quy định việc khởi kiện ra toà án sẽ được thực hiện trong trường hợp quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Điều 48 Luật khiếu nại quy định khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Riêng đối với quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Ngồi ra, để bảo đảm tính khả thi của các quy định về thời hiệu, nhất là khi cán bộ, công chức không thể tiến hành việc khiếu nại do các trở ngại khách quan mang lại. Luật khiếu nại đã xác định rõ trường hợp cán bộ, công chức không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi cơng tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại.

3. Hình thức khiếu nại

Đối với khiếu nại quyết định hành chính thông thường của công dân, Luật khiếu nại đã ghi nhận hai hình thức khiếu nại là khiếu nại bằng đơn và trực tiếp trình bày khiếu nại. Tuy nhiên, đối với khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, cơng chức thì chỉ thực hiện theo một hình thức khiếu nại duy nhất là khiếu nại bằng đơn. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Luật khiếu nại cũng quy định đơn khiếu nại phải có các nội dung như: ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.

Luật khiếu nại khơng có quy định riêng biệt nào về trình tự khiếu nại, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định có liên quan, có thể khái qt trình tự khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:

Cán bộ, công chức bị kỷ luật phải khiếu nại lần đầu đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định kỷ luật.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án chỉ áp dụng đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, đồng thời chỉ được khởi kiện vụ án hành chính tại tịa án sau khi cán bộ, cơng chức bị kỷ luật đã thực hiện việc khiếu nại lần đầu hoặc lần hai tới người có thẩm quyền giải quyết như đã nêu ở trên. Đây cũng là điểm khác biệt so với trình tự khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thơng thường.

Điểm cần lưu ý thêm đó là, trường hợp người khiếu nại quyết định kỷ luật là cơng chức thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy định tại Luật này chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.

Cũng như việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, Luật khiếu nại đã quy định cụ thể về thời hạn giải quyết khiếu nại các quyết đinh kỷ luật cán bộ, cơng chức. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được quy định chung cho cả giải quyết lần đầu và lần hai. Cụ thể là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

6. Th m quy n gi i quy t khi u n i ế ế

Luật khiếu nại quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

+ Trường hợp cịn khiếu nại tiếp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, cơng chức có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.

Ngồi ra, để bảo đảm vai trị của Thủ tướng Chính phủ trong cơng tác giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật khiếu nại đã khơng quy định Thủ tướng là một cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Vì thế, Luật khiếu nại quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn

7. Trình t , th t c gi i quy t khi u n i quy t đ nh k lu t ủ ụ ế ế ế ỷ ậ

Việc thực hiện các trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như: thụ lý khiếu nại, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai...cũng có nhiều điểm tương tự như trong giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thơng thường và được quy định cụ thể tại các Điều: 50, 52, 53, 54, 55 và 56 Luật khiếu nại.

Điểm khác biệt so với trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính thơng thường đó là việc tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức là bắt buộc trong cả q trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai.

8. Thi hành quy t đ nh gi i quy t khi u n iế ế ế

Theo quy định tại Điều 57 của Luật khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành nếu người khiếu nại không khiếu nại lần hai; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai sẽ có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.

Ngồi quy định về quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật có hiệu lực pháp luật, Luật khiếu nại cũng xác định mang tính nguyên tắc về thi hành các quyết định này. Cụ thể là khi quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, cơng chức làm việc có trách nhiệm:

- Cơng bố cơng khai quyết định giải quyết đến tồn thể cán bộ, cơng chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó.

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật được Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và được thực hiện như việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có hiệu lực pháp luật nói chung.

VI. X lý vi ph m trong khi u n i và gi i quy t khi u n i ế ế ế

Để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, tránh việc lợi dụng quyền khiếu nại hoặc quyền công dân để gây rối làm mất ổn định xã hội, Luật khiếu nại đã đặt ra các quy định cấm đối với một số hành vi trong quá trình khiếu nại, giải quyết khiếu nại. Các chủ thể tham gia vào quan hệ khiếu nại, giải quyết khiếu nại, nếu vi phạm các quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý bằng những biện pháp chế tài thích đáng, từ việc bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hồn theo quy định của pháp luật.

1. X lý hành vi vi ph m c a ng ười gi i quy t khi u n i ế ế

Điều 6 Luật khiếu nại quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở đó, Điều 67 Luật khiếu nại quy định người giải quyết khiếu nại có một trong các hành vi nêu trên hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với người giải quyết khiếu nại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Việc xử lý trách nhiệm hình sự được thực hiện theo các quy định của pháp luật hình sự.

2. Xử lý hành vi vi phạm của người khiếu nại và những người khác có liên quan quan

Điều 6 Luật khiếu nại cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người khiếu nại và những người khác có liên quan. Trên cơ sở đó, Điều 68 Luật khiếu nại quy định người nào có một trong các hành vi nêu trên hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, khác với người giải quyết khiếu nại là cán bộ, cơng chức, hình thức xử lý đối với người khiếu nại và những người khác có liên quan khi vi phạm các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể thấy rằng, các quy định về xử lý vi phạm trong Luật khiếu nại vẫn chủ yếu mang tính nguyên tắc do tính đặc thù của việc xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác. Vì vậy, việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật cụ thể sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, với các nội dung nêu trên, Luật khiếu nại đã thể hiện sự thay đổi và phát triển rõ nét so với các quy định của pháp luật về khiếu nại trước đây, thể hiện được sự khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, lợi ích chính đáng của Nhà nước.

C, Thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả giải quyết xuất phương hướng nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại

Cùng với những kết quả đạt được trong cơng cuộc đổi mới tồn diện: kinh tế, văn hóa, xã hội thì trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, mà trọng điểm là giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Theo báo cáo của thanh tra chính phủ, kết quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014 cụ thể như sau:

Về công tác tiếp dân, quý III/2014, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp 76.357 lượt cơng dân với 32.563 vụ việc; có 1.067 đồn đơng người, trong đó: Trụ sở Tiếp cơng dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp 9.784 lượt người (giảm 3% so với quý II/2014), với 2.823 vụ việc (tăng 54,9%); có 292 đồn đơng người, tăng 35,8%). Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân 2 kỳ tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước theo quy định.

Các bộ, ngành, địa phương đã tiếp 66.573 lượt cơng dân, 775 lượt đồn đơng người, với 29.740 vụ việc, so với Quý II/2014 giảm khoảng 33% số lượt người và 20% số lượt đồn đơng người.

Quý III/2014, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã xử lý 33.219 đơn đủ điều kiện trong tổng số 51.560 đơn đã tiếp nhận; có 9.084 đơn khiếu nại, 2.054 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan với 9.232 vụ việc…

Cũng trong thời gian này, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giải quyết 5.040/9.232 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 54,6%. Kết quả kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, tính đến ngày 15/9/2014, các cơ quan hành chính Nhà nước đã xem xét, giải quyết 494/528 vụ việc theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, đạt tỷ lệ 93,56%. Còn 34 vụ việc đang được tập trung giải quyết. Đây là những vụ việc rất phức tạp, cần phải có thời gian nghiên cứu, trao đổi, tạo được sự đồng thuận để có phương án giải quyết dứt điểm.

Hiện nay các bộ, ngành, địa phương đang tập trung kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ việc khác theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Tính đến ngày 15/8/2014, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát 537 vụ việc, trong đó có: 215 vụ việc đủ điều kiện chấm dứt thụ lý; còn lại đang xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Nhìn chung, từ các kết quả đã đạt được trong nhưng năm qua cho thấy các ngành, các cấp, nhất là các cơ quan thanh tra đã có nhiều cố gắng tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp tích cực trong cơng tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc chỉ đạo thực hiện tập trung, đồng bộ hơn, đã huy động sức

Một phần của tài liệu Pháp luật về khiếu nại giải quyết khiếu nại khoai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w