Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh thanh hóa theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 25 - 31)

1.2.1. Các nghiên cứu về khu công nghiệp và quản lý phát triển khu công nghiệp

- Nghiên cứu của Vũ Thành Hƣởng [41] đề cập đến một khía cạnh cụ thể trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc các KCN cho một địa phƣơng. Trong đó, tác giả Vũ Thành Hƣởng đã dựa trên các tiêu chí đƣợc sử dụng trong khung đánh giá về tính hấp dẫn về mơi trƣờng đầu tƣ theo vùng của Indonesia (với sự tài trợ của USAID và quĩ Châu Á - Asia Foundation, 2004) để đánh giá môi trƣờng đầu tƣ của các KCN Hà Nội trong mối tƣơng quan với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao môi trƣờng đầu tƣ các KCN của Thành phố.

- Trƣơng Chí Bình, Cụm liên kết cơng nghiệp [13]. Tác giả hiểu Cụm liên kết công nghiệp nhƣ Cụm cơng nghiệp (do Chính phủ Việt Nam quy định từ 2010) và dịch từ tiếng Anh thuật ngữ Industrial Cluster. Tác giả coi Cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) là một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, công nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ nguồn gốc của CLKCN là tích tụ cơng nghiệp theo địa lý, từ đó đánh giá thực trạng tích tụ tập trung cơng nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở các tích tụ tự phát đó đã hình thành nhu cầu và xuất hiện khả năng phát triển các CLKCN. Dựa trên các luận cứ lý thuyết và thực tiễn, nhóm tác giả đã đƣa ra các định hƣớng chiến lƣợc để CLKCN có thể trở thành một nội dung của chính sách cơng nghiệp quốc gia và địa phƣơng. Các tác giả của đề tài đã xác định mục tiêu quản lý CLKCN ở Việt Nam trong những năm tới là: i) Hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập mạng lƣới sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm; ii) Dựa căn bản trên các vùng tập trung cơng nghiệp và các địa điểm tích tụ cơng nghiệp hiện có; iii) Tập trung vào lĩnh vực sản xuất phụ trợ trong một số ngành: cơ khí, nhuộm dệt may và một số lĩnh vực tiểu thủ cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao (gỗ, mây tre, gốm...). Các tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý CLKCN ở Việt Nam nhƣ: tăng cƣờng cơ chế chính sách thu hút FDI, tăng cƣờng vai trò quản lý của hiệp hội phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh, đầu tƣ và cơ cấu ngành nghề trong các KCN.

- Đỗ Thị Đông (2010), Tổ chức lại cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng khả năng xuất của ngành may xuất khẩu Việt Nam [30]. Bài báo nghiên cứu một mơ hình KCN cụ thể của Việt Nam, đó là KCN dệt may. Tác giả đã giới thiệu các khái niệm

khác nhau về KCN và chỉ rõ lợi ích của tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Theo tác giả, KCN của Việt Nam mang lại 4 lợi ích cơ bản: i) Các doanh nghiệp trong KCN có cơ hội để tăng năng suất thơng qua việc tận dụng lợi thế bố trí gần nhau về mặt địa lý; ii) Việc bố trí gần nhau về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành hay một lĩnh vực khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến; iii) Việc tham gia vào KCN tạo sự nhận biết của cộng đồng đối với một tập hợp các doanh nghiệp trong KCN; iv) Việc tham gia vào KCN làm cho các doanh nghiệp nhận đƣợc hỗ trợ của Chính phủ.

Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học trong nƣớc đi vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với các KCN. Nhiều nghiên cứu đã có những đánh giá khá sâu sắc và nêu bật các đặc trƣng, tồn tại cơ bản trong công tác quản lý nhà nƣớc các KCN, các doanh nghiệp trong KCN hiện nay cũng nhƣ các chính sách và thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với các KCN, cụ thể là:

- Luận án Tiến sĩ (1996), tác giả Chế Đình Hồng với đề tài ―Cải tạo và hoàn thiện các khu công nghiệp ở Hà Nội theo định hƣớng phát triển đô thị đến năm 2010‖ đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam; đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm trong hoạt động và công tác QLNN đối với các KCN ở Việt Nam. Bằng góc nhìn của một nhà quy hoạch không gian, xây dựng đô thị tác giả đã đƣa ra 08 kết luận và các kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các KCN, trong đó chú trọng đến nội dung quy hoạch nhƣ: Khảo sát đánh giá tình hình xây dựng các KCN; Lập quy hoạch cải tạo phát triển các KCN; Ban hành quy chế quản lý xây dựng, cải tạo các KCN; Nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ chuyên sâu phục vụ công tác thiết kế quy hoạch xây dựng các KCN.

- Tác giả Lê Tuyển Cử với luận án Tiến sĩ (2003) ―Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp ở Việt Nam‖ [24] lại đi sâu nghiên cứu hiện trạng phát triển các KCN ở Hà Nội; đánh giá ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân và phƣơng hƣớng cải tạo; xác lập cơ sở khoa học ảnh hƣởng quyết định đến việc phát triển cải tạo các KCN ở Hà Nội; đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2010 bao gồm các vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc, hoàn thiện hệ thống thể chế KCN cũng nhƣ tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc các KCN.

- Nhiều cơng trình nghiên cứu thơng qua việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc các KCN cả nƣớc đã có các đánh giá về mặt đƣợc và chƣa đƣợc của quá trình phát triển KCN sau hơn 15 năm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển các loại hình KCN. Các cơng trình cụ thể là: Nguyễn Chơn Trung, Trƣơng Giang Long:

Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH [81] ; Võ Thanh Thu: ―Phát triển KCN, KCX đến năm 2020, triển vọng và thách thức‖ [77].

- Một số nghiên cứu khác đi vào phân tích tác động của các cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc các KCN trong cả nƣớc đến sự phát triển của các KCN. Thông qua các nghiên cứu về những tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý trong thực tiễn áp dụng ở các địa phƣơng nhƣ: tình trạng mở ồ ạt quá nhiều KCN tại những địa bàn chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh về thu hút đầu tƣ giữa các địa phƣơng; vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc quản lý tại các KCN… các tác giả đề xuất các khuyến nghị về thay đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững các KCN. Các nghiên cứu này bao gồm: Ngô Thắng Lợi và cộng sự: Ảnh hƣởng của chính sách phát triển các KCN tới PTBV ở Việt Nam [51]; Vấn đề PTBV các KCN ở Việt Nam [50]; Đinh Hữu Quí (2005): Mơ hình KKT đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế của các nƣớc với việc hình thành và phát triển các KKT đặc biệt ở nƣớc ta [65].

- Nghiên cứu đi vào phân tích hiệu quả của việc quản lý nhà nƣớc các KCN dƣới góc độ sử dụng nguồn tài nguyên đất đai. Sau khi đƣa ra nhận xét về tình trạng cịn q nhiều KCN mới cho th đƣợc 10% đến 50% tổng diện tích có thể cho thuê, tác giả Đặng Hùng: ―Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN‖ [39] đã khuyến nghị giải pháp 5 điểm để nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Việt Nam trong những năm tới.

- Một số cơng trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc các KCN cho Việt Nam thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của nƣớc ngoài về các mặt: Định hƣớng phát triển, thu hút đầu tƣ, bảo vệ môi trƣờng…Tiêu biểu là: Lê Tuấn Dũng: ―Cơng tác hoạch định chính sách phát triển KCN của Đài Loan và một vài kinh nghiệm cho Việt Nam‖ [27]. Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của khu vực tƣ nhân trong nƣớc, đến thu hút các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đầu tƣ vào KCN.

- Ngồi ra, một số nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo vấn đề xã hội trong hoạt động của KCN, các nghiên cứu này bao gồm Vũ Thành Hƣởng (2009) về phát triển bền vững, Phạm Thị Xuân Mai (2013) về tăng trƣởng xanh [41,56] cùng với đó, cịn phải kể đến rất nhiều cơng trình chun khảo, bài viết của các cá nhân và tập thể xung quanh nội dung này. Năm 2002, Hội đồng khoa học Bộ kế hoạch và đầu tƣ (Bộ KH&ĐT) đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: ―Nghiên cứu mơ hình tổ chức quản lý nhà nƣớc về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam‖. Cơng trình có những nghiên cứu chung đánh giá hoạt động của KCN trong thời gian qua; về mơ hình tổ chức Nhà nƣớc ở KCN; vai trị của KCN đối với nền kinh tế đất nƣớc trong

điều kiện kinh tế thị trƣờng hội nhập, mở cửa của một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam; về quy hoạch phát triển KCN từ góc độ cơ cấu ngành, vùng…

- Về quản lý lĩnh vực môi trƣờng trong các KCN, tác giả Trần Ngọc Hƣng đã có nhiều nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo vấn đề môi trƣờng cho các KCN. Các nghiên cứu tiêu biểu là: Trần Ngọc Hƣng (2006): Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới; BVMT và xử lý nƣớc thải trong KCN ở các tỉnh phía Bắc [43]; Hoạt động BVMT và xử lý chất thải trong KCN Vùng KTTĐ phía Bắc [44].

- Nguyễn Ngọc Dũng (2010), ―Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội‖ [28]. Luận án đã luận giải cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng phát triển khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội và đóng góp của nó tới cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trên cơ sở đó luận án đã đề xuất quan điểm, định hƣớng, giải pháp quản lý, phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội. Đóng góp của luận án là đã làm rõ sự cần thiết, yêu cầu, nội dung của phát triển khu công nghiệp đồng bộ, đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá sự đồng bộ, chỉ rõ khả năng phát triển đồng bộ khu công nghiệp của Hà Nội. Luận án đã tập trung vào nghiên cứu sự đồng bộ giữa đầu tƣ, hiệu quả thu hút đầu tƣ với hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngồi hàng rào khu cơng nghiệp. Trên cơ sở các kiến nghị về những quan điểm, giải pháp quản lý phát triển khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã đề xuất mơ hình thí điểm áp dụng một khu cơng nghiệp đồng bộ.

- Nguyễn Thị Xuân Thuý và Trƣơng Thị Nam Thắng (2010), Hiệu ứng Canon và gợi ý chính sách phát triển Cụm cơng nghiệp tại Hà Nội [80]. Bài tham luận nghiên cứu 3 vấn đề khái niệm và vai trò của KCN. Theo các tác giả khái niệm KCN của Việt Nam có điểm khơng giống với khái niệm thông thƣờng về KCN trên thế giới. Phát triển KCN là một phần của chính sách phát triển vùng.

1.2.2. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh

Phát triển kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững là chủ trƣơng lớn nhƣng chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có chủ trƣơng hƣớng tới một nền cơng nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lƣợng, hạn chế sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, tuy nhiên việc thực hiện cịn mang tính lẻ tẻ, chƣa có tính đồng bộ do các lĩnh vực này chƣa có chiến lƣợc và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hƣớng xanh. Đây cũng là tình hình chung của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng tâm trong phát triển xanh, đồng

thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, tuy nhiên sản xuất nơng nghiệp vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn các ngành kinh tế khác.

Từ thực tế đó, trong Chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2011-2020, Chính phủ Việt Nam đã xác định là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, trong đó đổi mới mơ hình tăng trƣởng và tái cấu trúc nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt và lâu dài. Tháng 9 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc Quốc gia về Tăng trƣởng xanh giai đoạn 2011-2030 và tầm nhìn 2050. Chiến lƣợc này là tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thơng qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững.

Tăng trƣởng xanh đƣợc coi là quá trình xây dựng nền kinh tế nhằm nâng cao đời sống con ngƣời và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro về môi trƣờng và những tác động tiêu cực về sinh thái do hoạt động của con ngƣời. Tăng trƣởng xanh không thay thế hay đồng nghĩa với phát triển bền vững mà là một bộ phận quan trọng của phát triển bền vững [2]. Bản chất của tăng trƣởng xanh khác với các loại hình tăng trƣởng trƣớc đây là không chấp nhận mục tiêu đánh đổi giữa mục tiêu tăng trƣởng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Nguyễn Danh Sơn (2018) cho rằng cốt lõi của tăng trƣởng xanh là tăng trƣởng thân thiện với môi trƣờng tự nhiên, đạt đƣợc đồng thời cả mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng [67].

1.2.3. Các nghiên cứu về quản lý phát triển KCN theo hướng tăng trưởng xanh

Sự phát triển các KCN có tác động khơng nhỏ tới đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng địa phƣơng. Các KCN tại các địa phƣơng là nhân tố quyết định phƣơng thức sản xuất, chuyển đồi nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Việc thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ dẫn tới thay đổi môi trƣờng sống và đời sống xã hội của địa phƣơng. Các thay đổi đó có thể là tích cực lẫn tiêu cực [35]. Nguyễn Chơn Trung và Trƣơng Giang Long cho rằng thực trạng phát triển các KCN khơng có sự liên kết giữa các địa phƣơng trong đầu tƣ, lao động chƣa hợp lý, còn nhiều bất cập trong các chính sách về lao động việc làm và quản lý mơi trƣờng và chƣa hình thành các chuỗi cơng nghiệp…[81]

Sự phát triển các KCN chịu tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, trình độ cơng nghệ, nguồn nhân lực của các địa phƣơng. Mỗi địa phƣơng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau tác động lên sự phát triển các KCN [24].

Nghiên cứu của Trƣơng Quang Học (2011) [38] chỉ ra rằng các vấn đề về môi trƣờng hƣớng tới phát triển bền vững ở Việt Nam đƣợc quan tâm kể từ đầu những năm

1990. Việt Nam đã ban hành nhiều chƣơng trình chiến lƣợc, văn kiện quốc gia về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững nhƣ Chiến lƣợc BVMTQG giai đoạn 1991 - 2000; Luật bảo vệ môi trƣờng 2003, Chiến lƣợc PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,.... Liên quan trực tiếp đến việc PTBV công nghiệp và KCN có Định hƣớng chiến lƣợc PTBV quốc gia (Chƣơng trình nghị sự 21 quốc gia - Agenda 21) (2004) với chƣơng trình hành động trong đó có chƣơng trình phát triển cơng nghiệp theo hƣớng bền vững và Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam tới năm 2015 và định hƣớng tới 2020 (2006).

Theo Trần Văn Nhân (2003), Đoàn Nguyên (2015), Nhƣ Mai (2010) [60,61,54], Để hƣớng các KCN phát triển theo hƣớng tăng trƣởng xanh thì sản xuất

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh thanh hóa theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)