Đặc điểm của Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh thanh hóa theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 38)

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của Khu cơng nghiệp

2.1.2. Đặc điểm của Khu công nghiệp

- KCN là nơi các doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất để tiến hành sản xuất và thực hiện dịch vụ cho sản xuất đó.

- KCN có địa lý ranh giới xác định; - Trong KCN khơng có dân cƣ sinh sống;

- KCN đƣợc xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngồi tham gia vào khu cơng nghiệp, tránh phân tán nhỏ lẻ khó quản lý, khó tập trung đƣợc mọi điều kiện thuận lợi.

- Ban quản lý các KCN chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chƣơng trình kế hoạch cơng tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ, Ngành quản lý về ngành, lĩnh vực liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

2.1.3. Các tác động của KCN trong tiến trình CNH-HĐH đất nước * Các tác động tích cực của KCN

Kể từ khi xuất hiện cho đến nay KCN ln có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phƣơng. Vai trị và lợi ích mà các KCN mang lại cho nền kinh tế là rất rõ ràng thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội tại các địa phƣơng có KCN đặt trên địa bàn nói riêng và cho sự phát triển của đất nƣớc nói chung.

(1) Đầu tiên KCN góp phần quan trọng trong công cuộc thúc đẩy CNH, HĐH đất nƣớc. KCN là nơi nghiên cứu, chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Đây cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, các phƣơng pháp quản lý khoa học, hiệu quả và gia tăng thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN. KCN giúp cho việc tăng cƣờng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội; là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiêp từ nƣớc ngoài. Vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đã tác động tích cực thúc đẩy sự lƣu thông và hoạt động của đồng vốn trong nƣớc.

(2) Tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Việc đầu tƣ xây dựng và phát triển các KCN đƣợc coi là phƣơng thức chủ yếu làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nơng

nghiệp. Hình thành và đƣa vào hoạt động các KCN làm tăng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chung tại địa phƣơng; đồng thời thu hút lực lƣợng lớn lao động tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp. Thực tế trong những năm qua cho thấy các địa phƣơng có nhiều KCN nhƣ Bình Dƣơng, Bắc Ninh, Đồng Nai, Phú Thọ...tỷ trọng công nghiệp tăng, nông nghiệp giảm trong cơ cấu ngành kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh.

(3) Kích thích phát triển các loại hình dịch vụ: các KCN giúp thúc đẩy các loại hình dịch vụ sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ, nhƣ: dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện nƣớc, cung ứng lao động, văn hóa giải trí. Các loại hình dịch vụ này ra đời và cùng phát triển với hoạt động của các KCN, tạo nên một sự đồng bộ về tiện ích khơng chỉ cho các thành phần trong các KCN mà cịn góp phần thúc đẩy môi trƣờng kinh tế - xã hội quanh KCN dần đƣợc cải thiện.

(4) Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đơ thị mới. Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia là hạt nhân thúc đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các địa phƣơng, cụ thể: Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các KCN đƣợc hồn thiện; kích thích phát triển kinh tế địa phƣơng thơng qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào KCN cịn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hƣớng cho quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới, các khu đơ thị vệ tinh, hình thành các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, dịch vụ... các cơng trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống ngƣời lao động và cƣ dân trong khu vực nhƣ: nhà ở, trƣờng học, bệnh viện, khu giải trí; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tƣ vào các ngành nhƣ điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trƣờng địa ốc đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.

Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đơ thị mới, mang lại văn minh đơ thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn đƣợc đơ thị hóa.

(5) Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc. Sự phát triển của các KCN có tác động dịch chuyển rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu.

Hàng hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lƣợng hàng hóa xuất khẩu của địa phƣơng và của cả nƣớc. Ngồi ra, các KCN cũng góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách của các địa phƣơng và đóng góp cho nguồn thu của quốc gia. Ngoài xuất khẩu, các DN còn tăng doanh thu thông qua hoạt động cung ứng nguyên liệu cho các DN trong KCN theo hƣớng liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở thị trƣờng trong nƣớc. Các hoạt động này có vai trị tích cực trong việc tăng nguồn thu ngân sách.

(6) Các KCN là cơ sở tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phƣơng pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp trong nƣớc. Cùng với sự hoạt động của các KCN, một lƣợng không nhỏ các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện đại... đã đƣợc chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nƣớc đã thúc đẩy tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành cơng nghiệp. KCN góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự có mặt của các tập đồn cơng nghiệp, các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty có uy tín lớn trên thế giới trong các KCN là một tác nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ theo hƣớng liên doanh, liên kết.

(7) Tạo công ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lƣợng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cƣ đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lƣợng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trƣờng lao động có trình độ và hàm lƣợng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động ở thị trƣờng này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Nhƣ vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật phù hợp với cơng nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trƣờng.

(8) Phát triển các KCN góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển KCN giúp thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong KCN. Điều này làm cho quá trình thƣơng mại quốc tế đƣợc phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra thƣờng xuyên và nhanh chóng hơn, học tập đƣợc trình độ quản lý của các

doanh nghiệp trình độ cao; đồng thời rút ngắn đƣợc khoảng cách công nghệ với các nƣớc tiên tiến bằng việc lao động trong nƣớc đƣợc tiếp cận với các công nghệ mới tại các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động trong các KCN.

*Tác động tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng từ việc phát triển các KCN mang lại là những tác động không mong muốn khi việc quản lý các KCN không gắn với phát triển bền vững gây ra cho môi trƣờng, xã hội, tăng trƣởng thiếu đồng bộ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng chung của nền kinh tế.

Đầu tiên, việc phát triển các KCN ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ nơi đặt

KCN làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Thông thƣờng, khi các KCN đƣợc xây dựng tại các địa phƣơng, một bộ phận dân cƣ địa phƣơng sẽ bị thu hồi đất sản xuất dẫn đến khơng có việc làm, việc sử dụng nguồn kinh phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khơng hợp lý gây ra tình trạng thất nghiệp và mắc phải các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ lao động địa phƣơng đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại các KCN thƣờng không đƣợc đào tạo nghề nên hiệu suất làm việc thấp, tác phong công nghiệp yếu kém dẫn đến giá trị gia tăng thấp.

Thứ hai, quá trình phát triển các KCN ảnh hƣởng tiêu cực đến điều kiện và môi

trƣờng phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển ồ ạt về số lƣợng mà thiếu sự quan tâm về chất lƣợng các KCN, quy hoạch thiếu đồng bộ, không phù hợp với tầm nhìn chiến lƣợc địa phƣơng tạo ra sự chênh lệch giữa môi trƣờng bên trong và bên ngoài KCN. Quy hoạch KCN không thuận lợi cho giao thông, không kết nối đƣợc với công nghiệp dịch vụ, nguồn nhân lực làm giảm khả năng thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động tại KCN, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của KCN, lãng phí tài nguyên đất.

Thứ ba, phát triển các KCN gây ra các tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Rất

nhiều báo cáo, hội thảo, nghiên cứu đƣợc thực hiện xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trƣờng KCN nhƣ: ơ nhiễm nguồn nƣớc, ơ nhiễm khơng khí, rác thải độc hại đƣợc đăng tải trong những năm gần đây. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những tác động tiêu cực từ các KCN mang lại. Các ảnh hƣởng tiêu cực này là nguyên nhân của mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm mơi trƣờng, gây ra hiệu ứng nhà kính và trái đất nóng lên. Ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống ngƣời dân khu vực có KCN hoạt động.

Trong những năm qua, KCN đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng và quốc gia. Bên cạnh những thế mạnh và lợi ích mang lại thì các vấn đề về phát triển khơng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng đang làm đau đầu các nhà quản lý và nghiên cứu. Do đó quản lý sự phát triển các KCN theo hƣớng bền vững để đảm bảo hài hịa cả ba nhóm lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng là hƣớng đi tối ƣu nhất hiện nay mà mọi khu vực, quốc gia trên thế giới đang theo đuổi.

2.2. Phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh

2.2.1. Một số lý luận về tăng trưởng xanh

2.2.1.1. Giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường

Giả thuyết đƣờng cong Kuznets đƣợc chính tác giả là Simon Kuznets, ngƣời đoạt giải thƣởng Nobel về Khoa học Kinh tế, công bố lần đầu tiên tại cuộc họp thƣờng niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954. Giả thuyết này mô tả về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bất bình đẳng về thu nhập. Theo đó, tình trạng bất bình đẳng kinh tế tăng lên trong giai đoạn đầu của tăng trƣởng kinh tế, nhƣng phân phối thu nhập bắt đầu đƣợc cải thiện khi thu nhập quốc dân đạt tới và vƣợt một ngƣỡng nhất định. Đến đầu những năm 90, khái niệm mới đƣợc biết là ―giả thuyết đƣờng cong Kuznets về môi trƣờng‖ đƣợc một số nghiên cứu sử dụng khi phân tích mối quan hệ giữa chất lƣợng môi trƣờng và tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc đang phát triển. Theo các nghiên cứu này, ô nhiễm môi trƣờng tăng lên trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế - khi ƣu tiên dành cho sự gia tăng năng suất, việc làm và thu nhập, nhƣng sẽ giảm khi mức thu nhập trung bình vƣợt quá một ngƣỡng nhất định - khi dành ƣu tiên cho chất lƣợng cuộc sống và chất lƣợng môi trƣờng. Tức là, mỗi quan hệ giữa hai biến số này tuân theo quy luật đƣờng cong U ngƣợc Kuznets. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy mức thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 8.000 USD thì đạt tới ngƣỡng, tại đó chất lƣợng mơi trƣờng bắt đầu đƣợc cải thiện [99].

Tuy nhiên, giả thuyết đƣờng cong Kuznets cần đƣợc hiểu một cách thận trọng.

Thứ nhất, giả thuyết này không khẳng định rằng thu nhập quốc dân tăng thì ơ

nhiễm môi trƣờng sẽ tự động giảm. Nói cách khác, các vấn đề về môi trƣờng chƣa chắc có thể đƣợc giải quyết một cách dễ dàng bởi các hiệu ứng tích cực của tăng trƣởng kinh tế. Trên thực tế, cải thiện mơi trƣờng địi hỏi phải có những cố gắng rất lớn từ chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm áp dụng giả thuyết này cho thấy, việc xác định ngƣỡng chuyển đổi khi chất lƣợng môi trƣờng đƣợc cải thiện theo sự tăng lên của thu nhập đầu ngƣời là đa dạng và thách thức. Vì thế, chính sách phát triển kinh tế đúng hƣớng là chính sách đảm bảo nguyên tắc tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng môi trƣờng phải song hành với nhau.

Thứ hai, không phải tất cả các vấn đề môi trƣờng đều tuân theo giả thuyết

đƣờng cong Kuznets. Một số nghiên cứu cho thấy, cho biến số đo lƣờng chất lƣợng môi trƣờng nhƣ lƣợng các-bon đy-ô-xýt (CO2), tiêu thụ năng lƣợng, việc sử dụng các hóa chất độc hại và sự xuống cấp của hệ sinh thái có xu hƣớng tăng dần hoặc có xu hƣơng thay đổi khơng rõ ràng khi mức thu nhập quốc dân tăng lên. Thực tế là, một số quốc gia phát triển với mức GDP cao vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề về mơi trƣờng [99].

Hình 2.1 cho chúng ta thấy ngƣỡng chuyển đổi đƣợc xác định tại đỉnh của đƣờng cong U ngƣợc Kuznets. Khi quan sát tách rời biến thu nhập bình quân đầu ngƣời - biến đại diện của biến tăng trƣởng kinh tế, và biến ô nhiễm môi trƣờng - biến đại diện của biến chất lƣợng mơi trƣờng, chúng ta có thể thấy ngƣỡng chuyển đổi là điểm chỉ báo giai đoạn nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng trong khi môi trƣờng bắt đầu đƣợc cải thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh thanh hóa theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)