Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.2. Chỉ tiêu phục vụ mục tiêu thứ hai của nghiên cứu: “Mô tả các
phương pháp phẫu thuật và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của ung thư ống tiêu hóa khơng thuộc biểu mơ”
2.3.1.1. Các phương pháp phẫu thuật.
Mỗi tổn thương giải phẫu bệnh, tình trạng bệnh nhân, vị trí tổn thương theo tạng (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu mơn) có các phương pháp phẫu thuật khác nhau, trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu điều trị phẫu thuật dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Cách thức phẫu thuật: + Phẫu thuật mổ mở + Phẫu thuật nội soi - Tính chất phẫu thuật:
+ Phẫu thuật theo chương trình có chuẩn bị + Phẩu thuật cấp cứu
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Thăm dò, sinh thiết: Khi phẫu thuật không thể cắt bỏ được tổn thương, sinh thiết vào tổ chức u làm giải phẫu bệnh để làm khẳng định chẩn đoán.
+ Thăm dị sinh thiết kết hợp mở thơng (hỗng tràng, dạ dày) để nuôi dưỡng trong tình trạng bệnh nhân có tắc phía trên tổn thương hoặc để nuôi dưỡng sau phẫu thuật.
+ Nối tắt: trong trường hợp không thể cắt được u và tổn thương gây chít hẹp ớng tiêu hóa, miệng nới giữa đoạn trên và dưới của u.
+ Cắt u hình chêm: khi tổn thương khu trú, khơng phải cắt đoạn ớng tiêu hóa.
+ Cắt đoạn ruột (kèm u) và lập lại lưu thơng tiêu hóa ngay.
+ Cắt cụt trực tràng kèm u với tổn thương tại trực tràng thấp không thể nối thấp hoặc miệng nối trực đại tràng – hậu môn, hoặc tổn thương tại ống hậu môn.
+ Cắt đoạn ruột (kèm u) và đưa ra ngồi làm hậu mơn nhân tạo (HMNT) khi không thể lập lại tiêu hóa ngay do tổn thương phức tạp nguy cơ bục rị miệng nới sau phẫu thuật.
+ Cắt mở rộng: bao gồm cắt u, cắt tạng có xâm lấn hoặc di căn. + Cắt u qua đường hậu môn: với những tổn thương trực tràng giữa và dưới, khối u nhỏ khu trú, đảm bảo lấy hết ung thư và sinh thiết tức thì xung quanh chân u khơng cịn tế bào ác tính.
2.3.1.2. Kết quả sớm sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân ổn định: sau phẫu thuật diễn biến bình thường ra viện - Biến chứng sau phẫu thuật: được coi là biến chứng sau phẫu thuật nếu xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, theo ghi nhận trong hồ sơ bệnh án:
+ Chảy máu: chảy máu qua dẫn lưu hoặc siêu âm ổ bụng có máu. Huyết sắc tô giảm hơn 3g/dl trong 6 giờ sau phẫu thuật, giảm huyết sắc tô mà phải truyền máu, mổ lại hay phải can thiệp nút mạch để cầm máu.
+ Áp xe tồn dư: bệnh nhân đau bụng, sốt, siêu âm có ổ dịch trong ổ bụng, chọc hút có dịch mủ, xét nghiệm sơ lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ
đa nhân trung tính tăng. Điều trị bằng nội khoa có hoặc khơng kèm chọc hút hoặc mổ làm sạch ổ áp xe.
+ Tràn dịch màng phổi: BN đau tức ngực, có thể khó thở, siêu âm hoặc x quang xác định dịch màng phổi.
+ Nhiễm trùng vết mổ: bệnh nhân sốt, đau vết mổ, vết mổ sưng tấy đỏ, sô lượng bạch cầu tăng, vết mổ có dịch mủ. Cần phải tách, cắt chỉ sớm, dùng kháng sinh.
+ Xuất huyết tiêu hóa: khi bệnh nhân da niêm mạc nhợt, nôn máu hoặc sonde dạ dày đỏ, hoặc đi ngồi phân đen, đỏ, cơng thức máu hồng cầu, hematocrit, huyết sắc tơ giảm.
+ Rị tiêu hóa: bệnh nhân xuất hiện sốt, đau bụng, cảm ứng phúc mạc, bạch cầu tăng, dẫn lưu ra dịch tiêu hóa.
+ Các biến chứng khác như tắc ruột sớm sau phẫu thuật, nhiễm trùng tiết niệu… cũng được ghi nhận nếu có.
- Tử vong sau phẫu thuật: bệnh nhân được coi là tử vong hoặc nặng xin về trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.
- Thời gian nằm viện: Tính từ khi bệnh nhân phẫu thuật đến khi ra viện.
2.3.1.3. Kết quả xa.
- Phương pháp lấy thông tin và đánh giá kết quả xa: Các bệnh nhân được liên hệ trực tiếp theo sô điện thoại trong hồ sơ bệnh án, trong trường hợp người bệnh đã mất sẽ gọi theo sô của người nhà người bệnh. Nếu không thể liên hệ được bằng sô điện thoại sẽ liên hệ với địa phương để lấy thơng tin hộ gia đình của người bệnh. Từ đó khai thác thông tin về thời gian sống sau phẫu thuật và các phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật của bệnh nhân.
- Sau phẫu thuật bệnh nhân có được điều trị bổ trợ hay không, bao gồm: hóa chất, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch ...
- Thời gian sớng thêm sau phẫu thuật được tính là khoảng thời gian từ sau mổ đến khi bệnh nhân tử vong (đới với bệnh nhân tử vong trong q trình theo dõi của nghiên cứu) hoặc là khoảng thời gian từ sau phẫu thuật đến thời điểm kết thúc nghiên cứu tháng 31/12/2019 (Bệnh nhân vẫn cịn sớng đến thời điểm kết thúc q trình theo dõi của nghiên cứu).
- Thời gian sớng thêm, thời gian tái phát ước lượng được đánh giá bằng phương pháp Kaplan-Meier.