3.1. ý nghĩa của Cuộc nghiên cứu
Có thể nói, để phục vụ cuộc sống, phục vụ nhu cầu của con người hay rộng hơn là sự phát triển của xã hội thì việc phát minh, sáng chế ra các công nghệ mới là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, giá trị của một công nghệ hay một đề tài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở quy mô hay chất lượng nghiên cứu mà chính là khả năng áp dụng đề tài vào thực tế, mang các kết luận nghiên được từ cuộc sống trở lại phục vụ một cách tích cực cho cuộc sống của con người. Thực tế đã chứng minh rằng: tất cả các giải Nobel trong lĩnh vực sinh học trong những năm qua đều được trao cho các công trình nghiên cứu có khả năng mang lại lợi ích thiết thực cho con người thay vì trao cho công trình nhân bản vô tính người dù đó là một bước ngoặt to lớn trong lịch sử di truyền học. Cũng như vậy, chiếc máy gieo hạt của hai nông dân Long An tưởng chừng là một sáng chế rất bình thường, thậm chí là nhỏ bé so với các đề tài nghiên cứu của các viện khoa học, các trung tâm nghiên cứu quốc gia song lại rất được bà con hoan nghênh và tiêu thụ rộng rãi. Lý do thật đơn giản là vì hiệu quả kinh tế, khả năng tiết kiệm thời gian, nhân lực và tiền vốn ban đầu của máy. Như vậy mọi công trình, mọi đề tài nghiên cứu đều cần gắn liền với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và hướng tới mục tiêu là một thực tiễn tốt hơn.
Trở lại đề tài nghiên cứu: “Xây dựng kênh phân phối, tiếp cận người tiêu dùng sản phẩm nước giải khát của công ty Coca-cola tại các khu vực chợ. Thí điểm tại Chợ Mơ, phường Đồng Tâm với 2 loại sản phẩm là Coca-cola và Fanta.” Mặc dù đề tài phản ánh quy mô rất nhỏ bé so với thị trường tiêu thụ nước giải khát nói chung và thị trường nước giải khát của công ty Coca-cola nói riêng nhưng lại có một ý nghĩa lớn nếu nghiên cứu thành công và được phát triển thành một công trình thực sự, đem lại hướng mới trong tiêu thụ sản phẩm của Coca-cola. Bởi vì, như chúng ta đã biết, chợ Mơ, phường Đồng Tâm có gần 1000 hộ kinh doanh cố định và lưu động, là một chợ trung bình cả về phạm vi, lượng khách tiêu dùng và mặt hàng kinh doanh song trong cả nước ta hiện nay có khoảng trên
dưới 3000 chợ trung bình như chợ Mơ, chưa kể tới các chợ lớn, nhỏ khác. Do đó, có thể xem khu vực chợ nói chung là một thị trường tiềm năng có nhu cầu tiêu thụ rất lớn, đặc biệt trong điều kiện đời sống con người ngày một nâng cao hơn. Vì vậy, tính ứng dụng của đề tài là không nhỏ và nó mang lại một số lợi ích cụ thể sau:
* Đối với công ty Coca-cola:
1. Nắm bắt được hành vi, nhu cầu tiêu dùng của một nhóm khách hàng tiềm năng.
2. Tăng cường khả năng cạnh tranh do mở rộng được thị trường tiềm năng, tăng cường hình ảnh, uy tín của công ty do mức độ bao phủ thị trường của sản phẩm.
3. Tạo sự phân phối sản phẩm thuận tiện, nhanh chóng đến khách hàng, đây là yếu tố rất quan trọng vì chu ký hay thời gian tiêu dùng sản phẩm là ngắn.
4. Đảm bảo thực hiện, mở rộng và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược marketing của công ty nói riêng một cách linh hoạt, đem lại hiệu quả tốt hơn. Cụ thể: Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, cho doanh số lớn hơn, giảm chi phí đơn vị sản phẩm một cách tương đối nhờ lợi thế về quy mô sản xuất; Đảm bảo thu hồi, quay vòng và đầu tư nguồn vốn nhanh hơn với quy mô ngày một tăng.
*Đối với khách hàng:
Đảm bảo phục vụ nhu cầu đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc nói chung và cho nhóm đối tượng khách hành ở các khu vực chợ nói riêng về nhu cầu sử dụng nước giải khát, giúp cho khách hàng cảm thấy thuận tiện nhất khi mua và tiêu dùng sản phẩm . Nó không những phục vụ cho nhu cầu cơ bản của khách hàng về sử dụng nước để giải khát mà còn giúp họ thể hiện sự trẻ chung, sôi nổi, sành điệu qua việc sử dụng nước giải khát của công ty Coca-cola .
* Đối với kinh tế xã hội:
1. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội một cách tốt hơn với phương châm: “Nơi nào cần, nơi đó có Coca-cola “.
công ty Coca-cola và các ngành công nghiệp liên quan. Tăng thu nhập cho người lao động, đẩy lùi thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Góp phần tăng tổng thu nhập quốc dân, tăng nộp ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, với tất cả những lý do trình bày ở trên có thể kết luận rằng đề tài: “Xây dựng kênh phân phối, tiếp cận người tiêu dùng sản phẩm nước giải khát của công ty Coca- cola tại các khu vực chợ. Thí điểm tại Chợ Mơ, phường Đồng Tâm với 2 loại sản phẩm là Coca-cola và Fanta” thực sự có ý nghĩa và giá trị thực tiễn.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua những ưu điểm và hạn chế của kênh phân phối của công ty Coca-cola cũng như thực trạng phân phối nước giải khát của Công ty Coca-cola tới các khu vực chợ nói chung và tới chợ Mơ nói riêng ta có thể đưa ra những mục tiêu nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu cách thức Hoạt độngcủa hệ thống phân phối các loại nước để giải khát hiện tại trong khu vực chợ.
* Nghiên cứu hành vi, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng về sản phẩm. Nghĩa là tìm hiểu xem hiện tại khách hàng sử dụng loại nước giải khát gì, tiêu dùng như thế nào, lý do tiêu dùng sản phẩm đó, các động cơ thúc đẩy, cản trở…
* Nghiên cứu sự cảm nhận về giá cả các loại sản phẩm nước giải khát nói chung của người tiêu dùng và về nước giải khát của công ty Coca-cola nói riêng cũng như khả năng thanh toán của họ cho nước giải khát.
* Nghiên cứu những kỳ vọng của người tiêu dùng vào các chương trình xúc tiến khuyếch trương. Tức là tìm ra những hình thức khuyến mãi mà người tiêu dùng ưa thích nhất, đem lại hiệu quả tốt nhất cho Hoạt độngkinh doanh của công ty.
3.3. các bước tiến hành cuộc nghiên cứu 3.3.1. Thời gian thực hiện nghiên cứu 3.3.1. Thời gian thực hiện nghiên cứu
Cuộc nghiên cứu được tiến hành vào hồi 10h 30 phút thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2004 tại khu vực chợ Mơ, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do 4 nhân viên tiến hành, trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Quy mô chợ Mơ gần 1000 hộ kinh doanh cố định và lưu động.
3.3.2. Số lượng và tỷ lệ phân chia bảng câu hỏi so với số hộ kinh doanh
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 55 mẫu với số bản câu hỏi được phân chia theo tỷ lệ của từng nhóm hàng kinh doanh như sau:
4 bản / 60 hộ kinh doanh vải.
6 bản / 122 hộ kinh doanh hàng xén. 3 bản / 40 hộ kinh doanh guốc, dép.
2 bản / 30 hộ kinh doanh dụng cụ gia đình. 3 bản / 40 hộ kinh doanh hương nến. 2 bản / 28 hộ kinh doanh bánh kẹo.
3 bản / 40 hộ kinh doanh hạt khô, hạt giống.
2 bản / 10 hộ kinh doanh thuỷ sản, mắm muối.
2 bản / 10 hộ kinh doanh cây, cá cảnh. 2 bản / 10 hộ kinh doanh chiếu, nón, mũ. 2 bản / 16 hộ kinh doanh thuốc lào, đồ khô. 10 bản / 150 hộ kinh doanh ăn uống các loại.
2 bản / 18 hộ kinh doanh mây tre, thuốc nam.
2 bản / 20 hộ kinh doanh xau xanh. 2 bản / 15 hộ kinh doanh gà, cá, ốc. 3 bản / 40 hộ kinh doanh hoa quả. 2 bản / 25 hộ kinh doanh thịt lợn.
3 bản / 60 hộ kinh doanh khác (dịch vụ gội đầu, sửa chữa khoá…).
3.3.3. Kết quả điều tra
STT Nội dung câu hỏi Tiêu chí đánh giá
Số người
Số %
1. Giới tính của người được phỏng vấn Nam 2 3,64
Nữ 53 96,36
2. Lứa tuổi trung bình > 30 tuổi 35 63,64
> 20 tuổi và < 30 tuổi 16 29,09
3. Mức độ thường xuyên uống nước
giải khát
Rất thường xuyên 15 27,27
Thường xuyên 34 61,82
Không thường xuyên 6 10,91
4. Nhu cầu uống nước giải khát
- Mùa lạnh 0,81 lít/1 ngày/1 người
- Mùa nóng 1,6 lít/ 1 ngày/ 1 người
5. Loại nước được khách hàng lựa chọn
khi khát Nước lọc, nước chè, nước vối 40 72,73 Coca-cola, Fanta 10 18,18 Các loại khác 5 9,09 6. Lý do lựa chọn nước chè Mát 6 10,90 Bổ 0 0 Rẻ 17 30,90 Thói quen 13 23,64 Tiện 4 7,27 Rẻ + thói quen 6 10,90 Rẻ + tiện 4 7,27 Rẻ + quen + tiện 5 9,09
7. Nhu cầu uống nước ngọt khi khát Có 17 30,91
Không 38 69,09
8. Mức độ thường xuyên uống các loại
nước để giải khát
- Nước lọc, nước chè, nước vối Thường xuyên 43 78,18
Bình thường 8 14,55
Không thường xuyên 4 7,27
- Nước ngọt nói chung Thường xuyên 7 12,71
Bình thường 21 38,18
Không thường xuyên 27 49,05
Bình thường 26 47,27
Không thường xuyên 24 43,64
9. Lý do chọn sản phẩm để giải khát Thói quen, hợp gu 36 65,45
Thuận tiện 6 10,91
Giá rẻ 12 21,82
Khác (chất lượng, khuyến mãi ...)
1 1,82
10. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua một sản phẩm giải khát, dùng tại chỗ
Quen thuộc 35 63,64 Có ngay trước mặt 7 12,73 Giá tiền 1 lần uống 5 9,05 Quen thuộc + có ngay trước mặt 7 12,73
Quen thuộc + giá tiền 1 lần uống
1 1,81
11. Thời điểm có nhu cầu uống nước giải khát
Chủ yếu sau buổi ăn sáng (7h – 8h) và buổi trưa (11h – 15 h)
12. Số tiền có thể chi trả cho một lần uống
nước giải khát
4.275 đồng (gần gấp 2 lần giá một chai Coca-cola, Fanta)
13. Số người biết về nhãn hiệu Coca-
cola
Có 55 100
Không 0 0
14. Mức độ ưa thích nhãn hiệu Coca-cola Thích 38 69,09
Bình thường 15 27,27
Không thích 2 3,6
15. Số người biết về các loại sản phẩm của
Coca-cola
Coca-cola, Fanta, Sprite 45 81,82 Coca-cola, Fanta, Sprite, Samurai 2 3,64
16. Số người biết về bề rộng của loại sản phẩm, VD: Fanta Có biết (hình như có sản phẩm mới trông như phẩm màu) 8 14,55 Không biết 47 85,45
17. Mức độ thường xuyên mua nước giải
khát ở chợ mang về nhà uống
Rất thường xuyên 0 0
Thường xuyên 6 10,90
Không thường xuyên 49 81,10
18. Khi khát, số người muốn uống Coca-
cola, Fanta nếu có sẵn
Có 24 43,64
Không 31 56,36
Lý do trả lời Có Độ ngọt vừa phải 12 50,00
Giá tiền hợp lý 11 45,83
Khác (thơm, dễ uống, mùi vị hoa quả, sảng khoái, thích nhãn hiệu sản phẩm …)
10 41,67
Lý do trả lời Không Có ga, gây ợ hơi, no giả 17 54,84
Độ ngọt quá 7 22,58
Trong chợ không thấy ai uống
8 25,81
Không có sẵn 6 19,35
Không hợp lứa tuổi 7 22,58
Khác (phẩm màu …) 2 6,54
19. Hình thức khuyến mãi ưa thích Bật nắp chai trúng
thưởng
Giảm giá 18 32,73
Thêm khối lượng sử dụng 1 lần
1 1,82
Tặng quà 7 12,73
20. Phương tiện để hiểu biết về sản phẩm Coca-cola Tivi 44 80,00 Đài 0 0 Biển quảng cáo, pano 2 3,63
Tại các quán nước 9 16,36
21. Nhận xét về dung tích chai 300 ml ít 4 7,27
Vừa 20 36,36
Nhiều 21 38,18
22. Địa điểm ưa thích để tiêu dùng sản phẩm
Tại quầy của mình để trông hàng
35 63,64
Tại quán nước vì tại quầy không tiện
20 36,36
23. Độ ga ưa thích của sản phẩm Nhiều ga 5 9,1
ít ga 20 36,36
Không có ga 30 54,53
24. Mức độ liên quan giữa độ tuổi của khách hàng và độ ga ưa
thích
Tuổi
Độ ga
> 30 tuổi > 20 tuổi và < 30 tuổi <20 tuổi
Số người % Số người % Số người % Nhiều ga 0 0,00 3 5,45 2 3,64 ít ga 11 20,00 8 14,55 1 1,82 Không có ga 24 43,63 5 9,10 1 1,82 3.3.4. Những quan sát khác
* Cả chợ có 9 quán cóc bán nước chè: chè khô, chè xanh, bia, thuốc lá, nước giải khát của ông ty Coca-cola, Pepsi và sữa đậu nành, phục vụ tận quầy của khách hàng.
* Một số chủ hộ kinh doanh có sử dụng chai 1,5 lít đựng nước lọc để dùng cả ngày. * Có 2 địa điểm bán nước giải khát ở khu vực hàng ăn, có trưng bày rất nhiều sản phẩm của công ty Coca-cola (nhưng tiêu thụ được rất ít vì theo chủ quán khách ăn xong thường uống nước chè hoặc ăn chè, các chủ sạp ở chợ ít khi sang tận bên này).
* Chưa có một hệ thống phân phối nước giải khát có ga nói chung và sản phẩm của công ty Coca-cola cũng như sản phẩm khác như Pepsi, sữa đậu nành nói riêng.
* Số chủ hộ kinh doanh là phụ nữ trên 30 tuổi rất nhiều còn dưới 30 tuổi thì ít hơn. Đa số họ đều trang điểm kĩ lưỡng: tô son, săm lông mi, lông mày, đeo nhiều trang sức, đánh móng tay, móng chân … thể hiện nhu cầu làm đẹp và mong muốn được trẻ hơn.
3.3.5. Tổng kết, đánh giá
Qua những kết quả điều tra và quan sát nêu trên, ta thấy:
* Các chủ sạp hàng trong chợ chủ yếu là nữ, trên dưới 30 tuổi. Trong đó số người trên 30 tuổi rất lớn, chiếm 63,46%.
* Nhu cầu uống nước để giải khát của các chủ hộ kinh doanh trong chợ là khá cao, trung bình 1,2 lít/1 ngày/1 người.
* Nước uống thường xuyên là nước chè, nước lọc, nước vối là cao nhất, chiếm 72,73%. Nguyên nhân chủ yếu vì rẻ, thói quen, thuận tiện (chiếm 61,62%).
* Một số ít có uống nước ngọt nói chung và Coca-cola nói riêng, chiếm 18,18%. Và tiêu dùng không thường xuyên.
* Thói quen tiêu dùng, giá rẻ và thuận tiện khi tiêu dùng là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tiêu dùng tại chỗ.
* Nhãn hiệu sản phẩm Coca-cola được 100% người tiêu dùng trong chợ biết đến. Số người ưa thích ít hơn chiếm 69,10%.
* Ngoài 3 sản phẩm Coca-cola, Fanta, Sprite số người biết các loại sản phẩm khác cũng thuộc sản phẩm của Coca-cola là rất thấp, chiếm 3,64%.
* Khách hàng chủ yếu mua và tiêu dùng tại chỗ, tức là người mua cũng chính là người tiêu dùng, chiếm 81,10%.
* Số người muốn uống Coca-cola nếu có sẵn là không cao 43,64%. Lý do uống Coca-cola vì dễ uống, mùi vị thơm, độ giải khát cao và thích nhãn hiệu sản phẩm, giá tiền
hợp lý …. Số người trả lời không uống là khá cao, chiếm 56,36% vì những nguyên nhân sau: nhiều ga, hơi ngọt, không hợp lứa tuổi, trong chợ không thấy ai uống …
* Đa số họ thích tiêu dùng tại quầy của mình, chiếm 63,64%
* Hình thức khuyến mãi ưa thích nhất là bật nắp chai trúng thưởng, chiếm 52,73%. * Độ tuổi tỷ lệ nghịch với độ ga ưa thích.
* Khả năng thanh toán cho 1 lần uống/1 người là cao 4.275 đồng so với giá 1 chai Coca-cola hoặc Fanta.Tuy nhiên độ tin tưởng ở thông tin này là rất thấp vì căn cứ vào tình hình thực tế của nhóm đối tượng này về loại sản phẩm giải khát quen dùng cũng như lĩnh vực và nơi kinh doanh của họ.
*Thời điểm uống nước chủ yếu tập trung vào buổi trưa, nhất là sau buổi ăn trưa (từ