3.2. KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
3.2.3. Hiệu quả can thiệp trên chỉ số sinh hoá
Toàn bộ trẻ sau khi được xác định là thiếu máu (Hb<115 g/L) đều được lấy máu
để xét nghiệm các chỉ số sinh hóa như ferritin, transferin receptor, selen huyết thanh tại
2 thời điểm T0, T6. Kết quả can thiệp trên các chỉ số sinh hố được trình bày chi tiết
trong phần dưới đây.
Bảng 3.14 trình bày về sự thay đổi giá trị trung bình của nồng độ hiệu quả đối với nồng độ Hb, ferritin, transferin receptor và selen huyết thanh ở giai đoạn T0-T6.
Bảng 3.14. Thay đổi nồng độ Hb, ferritin, transferin receptor và selen huyết thanh sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Thời điểm Nhóm chứng (n=67) Nhóm sắt (n=64) Nhóm selen (n=71) Nhóm sắt – selen (n=69) Hb trung bình (X±SD) g/L T0 108,5±6,0 107,5±6,7 108,2±6,9 106,5±8,0 T6 111,1±9,4a 119,3±7,6b 113,8±10b 122,6±10,0b T6-T0 2,5±7,9 11,4±8,3* 5,4±9,9 15,4±10,2*
Ferritin huyết thanh (X±SD) μg/L
T0 31,4±16,8 33,1±13,1 31,9±18,8 31,7±18,1 T6 34,2±23,2 53,2±21,1b 39,3±19,9c 47,7±31,4b T6-T0# 4,16±24,65 19,58±25,29* 8,32±23,58* 16,62±37,02* Transferin Receptor (X±SD) mg/L T0 7,8±1,77 7,82±0,97 8,18±1,9 8,01±2,45
73 Thời điểm Nhóm chứng (n=67) Nhóm sắt (n=64) Nhóm selen (n=71) Nhóm sắt – selen (n=69) T6 7,65±1,68 6,68±1,27 8±1,82 6,56±1,77 T6-T0 -0,15±1,68 -1,14±1,41 -0,19±1,92 -1,57±2,55
Selen huyết thanh trung bình (X±SD) μg/L
T0 60,1±12,3 59,0±13,3 60,0±12 59,6±14,4 T6 61,0±10,1 62,3±11,7b 98,1±33,5b 96,9±27,9b
T6-T0 0,61±16,05 3,14±18,34 37,33±34,29* 36,23±31,82*
a :p<0,05 ; b: p<0,0001 ; c: p< 0,01 vs.T0, cùng nhóm (T test ghép cặp).
* : p<0,0001 vs. nhóm chứng ; ** :p<0,001 vs. nhóm chứng, nhóm selen (ANOVA Test)
Đối với nồng độ Hb: So sánh giữa 4 nhóm nghiên cứu, kết quả bảng trên cho
thấy, chỉ số Hb tại thời điểm T0 là tương đương ở 4 nhóm (108,5 g/L ở nhóm chứng;
107,54 g/L ở nhóm sắt, 108,2 g/L ở nhóm selen và 106,5 g/L ở nhóm sắt - selen với
p>0,05. Tại thời điểm T6, nồng độ Hb cao nhất ở nhóm sắt - selen, sau đó là nhóm sắt,
nhóm selen và hầu như khơng thay đổi ở nhóm chứng. Về mức tăng nồng độ Hb trung bình giữa 4 nhóm, nồng độ Hb trung bình tăng nhiều nhất ở nhóm sắt - selen (15,4
g/L) và tăng ít nhất ở nhóm chứng (2,5 g/L), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
F=27,48; p<0,0001, ANOVA test.
Nồng độ ferritin huyết thanh: so sánh nồng độ ferritin huyết thanh giữa 4 nhóm, nồng độ ferritin huyết thanh tại thời điểm T0 gần tương đương nhau ở 4 nhóm (31,4 μg/L ở nhóm chứng, 33,1 μg/L ở nhóm sắt, 31,9 μg/L ở nhóm selen, và 31,7 μg/L ở
nhóm sắt - selen, p>0,05). Tại thời điểm T6, nồng độ ferritin huyết thanh đều tăng ở cả 4 nhóm. Trong đó mức tăng nhiều nhất ở nhóm sắt (+19,58 μg/L), tiếp theo là nhóm sắt – selen (+16,62 μg/L), sau đó đến nhóm selen (+8,32 μg/L), tăng ít nhất ở nhóm
chứng (+4,16 μg/L) (p<0,0001 vs. nhóm chứng, ANOVA test).
Transferin receptor huyết thanh: so sánh giữa 4 nhóm, nồng độ transferin
receptor huyết thanh trung bình của cả 4 nhóm tại thời điểm T0 : nhóm sắt 7,80 mg/L, nhóm sắt 7,82 mg/L, nhóm selen 8,18 mg/L và nhóm sắt – selen 8,01 mg/L. Khi kết thúc can thiệp nồng độ transferin receptor giảm tại 2 nhóm bổ sung sắt, đó là nhóm sắt
74
và nhóm sắt – selen. Tuy nhiên nồng độ này hầu như không thay đổi tại nhóm chứng
và nhóm bổ sung selen (p<0,001).
Bảng 3.15. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu selen sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Thời điểm Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt – selen
Thiếu máu
T0 77 (100,0) 75 (100,0) 75 (100,0) 76 (100,0) T6 41 (62,1) 19 (29,7) 34 (47,9) 14 (20,3)
Thiếu sắt (transferin receptor>8,5 g/L), n (%)
T0 22 (28,6) 21 (28,0) 21 (28,0) 22 (29,7) T6 24 (31,6) 10 (13,3) 18 (24,3) 12 (16,9) Thiếu selen, n (%) T0 58 (75,3) 62 (82,7) 58 (77,3) 57 (75,0) T6 53 (82,8) 42 (70,0) 12 (17,9) 12 (18,5) * : p<0,05 và ** : p<0,01vs. nhóm chứng (χ2 Test)
Biểu đồ 3.10 so sánh mức giảm thiếu máu, thiếu sắt và thiếu selen. Kết quả cho thấy, mức giảm thiếu máu nhiều nhất ở nhóm bổ sung phối hợp sắt-selen (giảm 79,7%), thấp nhất là nhóm chứng (giảm 38,8%).
75 38.8 70.3 52.1 79.7 -6.4 14.1 3.9 12.7 -8.2 11.3 58.1 55.5 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Thiếu máu Thiếu sắt Thiếu selen
Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt+selen
Biểu đồ 3.10. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu selen sau 6 tháng can thiệp
Về mức giảm tỷ lệ thiếu sắt (TfR>8,5mg/L), giảm nhiều nhất ở nhóm bổ sung sắt và nhóm bổ sung phối hợp sắt–selen, nhóm bổ sung selen cũng giảm 3,9%. Tuy nhiên, nhóm chứng có tỷ lệ thiếu sắt khơng giảm mà lại tăng 6,4%.
Mức giảm tỷ lệ thiếu selen cũng chiếm ưu thế ở 2 nhóm can thiệp bổ sung
selen: nhóm bổ sung selen giảm tỷ lệ thiếu selen là 58,1%, nhóm bổ sung phối hợp sắt- selen giảm 55,5%, nhóm bổ sung sắt giảm 11,2%. Nhóm chứng có tỷ lệ thiếu selen tăng 8,2%.
Bảng 3.16 so sánh mức giảm tỷ lệ thiếu vi chất sau 6 tháng can thiệp. Kết quả cho thấy, sau can thiệp, tỷ lệ thiếu một loại vi chất và thiếu hai loại vi chất giảm đáng kể ở nhóm được can thiệp so với nhóm chứng và chỉ cịn 2 trẻ thiếu 2 loại vi chất ở
nhóm sắt - selen.
Bảng 3.16 cho thấy, kết quả sau can thiệp, tỷ lệ thiếu một loại vi chất và thiếu hai loại vi chất giảm đáng kể ở nhóm được can thiệp so với nhóm chứng và chỉ cịn 2 trẻ thiếu 2 loại vi chất ở nhóm sắt - selen. Cụ thể: tỷ lệ thiếu 1 và 2 loại vi chất giảm
nhiều nhất ở nhóm sắt - selen (thiếu 1 vi chất giảm 38,1%, thiếu 2 vi chất giảm
19,8%), tiếp đến nhóm selen (thiếu 1 vi chất giảm 40,0%, thiếu 2 vi chất giảm 14,7%), nhóm sắt (thiếu 1 vi chất giảm 12,0%, thiếu 2 vi chất giảm 17,4%) và giảm ít nhất ở
76
Bảng 3.16. Sự thay đổi về tỷ lệ thiếu sắt, thiếu selen sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt -
selen Tỷ lệ thiếu tại thời điểm T0 (%)
Thiếu 1 loại 57,1 65,3 68,0 59,2
Thiếu 2 loại 23,4 22,7 18,7 22,4
Tỷ lệ thiếu tại thời điểm T6 (%)
Thiếu 1 loại 51,9 53,3 28,0* 21,1***
Thiếu 2 loại 20,8 5,3** 4,0** 2,6***
Mức giảm tại giai đoạn T6 - T0 (%)
Thiếu 1 loại 5,2 12,0 40,0*** 38,1*** Thiếu 2 loại 2,6 17,4** 14,7** 19,8***
*: p<0,05; **: p<0,01 *** : p<0,001 vs. nhóm chứng (χ2 Test)
Bảng 3.17 biểu diễn hiệu quả can thiệp thô và hiệu quả can thiệp thực đối với tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng.
Bảng 3.17. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu selen sau 6 tháng can thiệp (T0 – T6 )
Chỉ số Nhóm
chứng
Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt – selen Hiệu quả với tỷ lệ thiếu máu
Hiệu quả CT thô (%) 37,9 70,3* 52,1* 79,7* Hiệu quả CT thực (%) 0 32,4 14,2 41,8
Hiệu quả với tỷ lệ thiếu sắt
Hiệu quả CT thô (%) -10,5 52,4 13,1 43,1
Hiệu quả CT thực (%) 62,9 23,7 53,7
Hiệu quả với tỷ lệ thiếu selen
77
Chỉ số Nhóm
chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt – selen
Hiệu quả CT thực (%) 25,3 86,8 85,3
* Thiếu sắt: TfR>8,5 mg/L
Bảng 3.17 cho thấy chỉ số hiệu quả thơ ở 3 nhóm được can thiệp đều cao hơn nhóm chứng ở cả tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu selen một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trong đó, nhóm sắt - selen chiếm ưu thế nhất ở hiệu quả can thiệp trên tỷ lệ thiếu máu và thiếu selen, nhóm sắt chiếm ưu thế nhất trên tỷ lệ thiếu sắt.
Chỉ số hiệu quả thực: với tỷ lệ thiếu máu: nhóm sắt – selen (41.8%) chiếm ưu
thế hơn so với nhóm sắt (32,8) và nhóm selen (14,2). Với tỷ lệ thiếu sắt, hiệu quả gần tương đương nhau ở 2 nhóm sắt và nhóm sắt - selen (62,9% với sắt và 53,7% ở nhóm sắt - selen). Với tỷ lệ thiếu selen, hiệu quả chiếm ưu thế hơn ở selen (86,8%), nhóm sắt – selen (85,3%) và bổ sung sắt cũng có hiệu quả với tỷ lệ thiếu selen: nhóm sắt (25,3%).
Bảng 3.18 biểu diễn Thay đổi nồng độ selen huyết thanh ở trẻ bị thiếu selen và
không thiếu selen sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Khi so sánh mức thay đổi nồng độ selen trước và sau can thiệp ở những trẻ bị
thiếu selen và không bị thiếu selen (bảng 3.18) cho thấy nồng độ selen cải thiện tốt
hơn tại nhóm bị thiếu selen ở nhóm selen và nhóm sắt – selen. Nồng độ selen cải thiện nhiều nhất ở nhóm sắt - selen (tăng 42,7 μg/L), sau đó đến nhóm selen (tăng 40,2 μg/L), tiếp theo là nhóm sắt (tăng 6,9 μg/L) và cuối cùng là nhóm chứng (tăng 5,7 μg/L). Ở những trẻ không thiếu selen, nồng độ selen chỉ tăng ở selen (tăng 28,9 μg/L),
nhóm sắt – selen (tăng 17,9 μg/L), hai nhóm cịn lại là nhóm chứng và nhóm sắt nồng
78
Bảng 3.18. Thay đổi nồng độ selen huyết thanh ở trẻ bị thiếu selen và không thiếu selen sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Thời điểm Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm
sắt – selen Nồng độ selen huyết thanh (μg/L) ở nhóm trẻ khơng thiếu selen
T0 75,3±6,6 78,9±9,0 75,2±3,4 78,2±6,6 T6 59,8±8,8d 62,8±12,2a 87,8±24,1a 101,0±31,2a
T6-T0 -15,9±12,1 -15,4±15,1 28,9±47,2* 17,9±27,4**
Nồng độ selen huyết thanh (μg/L) ở nhóm trẻ thiếu selen
T0 55,2±9,2 54,8±9,9 55,5±9,7 53,4±10,4 T6 61,3±10,5c 62,2±11,7c 101,6±35,7b 95,4±26,8b
T6-T0 5,7±13,6 6,9±16,7 40,2±28,7*** 42,7±31,0***
a :p<0,05 ; b: p<0,0001 ; c: p< 0,01 ; d :p<0.001 vs.T0, cùng nhóm (T test ghép cặp). * : p<0,001 ;** : p<0.05 ; *** : p<0.0001 vs. nhóm chứng (ANOVA Test)
Bảng 3.19. Ma trận tương quan tuyến tính giữa thay đổi hàm lượng hemoglobin (T6-T0) với từng biến độc lập
Biến độc lập β Constant T test
Hệ số tương quan (r)
p
Tháng tuổi tại T0 -0,042 12,901 -0,694 -0,042 0,488 Thay đổi cân nặng -0,639 9,363 -0,642 -0,040 0,521 Thay đổi chiều cao 2,055 3,185 2,741 0,168 0,007 Thay đổi transferin receptor -0,731 8,163 -2,302 -0,141 0,022 Thay đổi ferritin 0,059 7,955 2,651 0,160 0,008 Thay đổi selen 0,151 5,795 7,877 0,443 0,000
79
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa thay đổi hàm lượng Hb huyết thanh với tăng chiều cao của 2 thời điểm T6-T0:
y=3,185*x + 2,055, với r=0,168
y: thay đổi Hb x: tăng chiều cao
Từ phương trình trên cho thấy rằng đây là mối tương quan thuận chiều, nghĩa là tại thời điểm T6 độ tăng chiều cao so với thời điểm T0 cao thì mức thay đổi của Hb
cũng tăng theo, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,007.
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa thay đổi hàm lượng Hb huyết thanh với thay đổi transferitin của 2 thời điểm T6-T0:
y= – 0,731*x + 8,163 với r=-0,141
y: thay đổi Hb
x: thay đổi transferitin
Với r = -0,141 cho thấy rằng đây là mối tương quan ngược chiều, nghĩa là mức thay đổi transferitin sau 2 thời điểm T6-T0 tăng thì độ thay đổi của Hb giảm, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,022.
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa thay đổi hàm lượng Hb huyết thanh với thay đổi hàm lượng ferritin của 2 thời điểm T6-T0:
y=0,059*x + 7,955 với r=0,160
y: thay đổi Hb x: thay đổi ferritin
Từ phương trình trên cho thấy rằng đây là mối tương quan thuận chiều, nghĩa là tại thời điểm T6 mức thay đổi ferritin so với thời điểm T0 càng nhiều thì mức thay đổi của Hb cũng tăng theo, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,008.
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa thay đổi hàm lượng Hb huyết thanh với thay đổi hàm lượng selen của 2 thời điểm T6-T0:
y=0,151* x + 5,795 với r=0,443
y: thay đổi Hb x: thay đổi selen
Với r = 0,443 cho thấy rằng đây là mối tương quan thuận chiều, nghĩa là tại thời
điểm T6 mức thay đổi selen so với thời điểm T0 cao thì mức thay đổi của Hb cũng tăng
80
Bảng 3.20. Ma trận tương quan tuyến tính giữa thay đổi hàm lượng selen (T6-T0) với từng biến độc lập
Biến độc lập β Constant T test
Hệ số tương quan (r)
p
Tháng tuổi tại T0 0,001 19,762 0,005 0,000 0,996 Thay đổi cân nặng 2,509 17,857 0,796 0,050 0,427 Thay đổi chiều cao 2,153 14,106 0,928 0,058 0,354
Thay đổi transferin receptor -2,093 18,347 -2,091 -0,132 0,038 Thay đổi feritin 0,019 19,666 0,278 0,017 0,781
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa sự thay đổi hàm lượng 2 chỉ số trong huyết thanh là selenvà feritin sau 2 thời điểm T6-T0:
y = – 2,093 * x + 18,347 với r=-0,132
y: thay đổi selen x: thay đổi ferritin
Từ phương trình trên cho thấy rằng đây là mối tương quan ngược chiều, nghĩa là tại thời điểm T6 so với T0, mức thay đổi của feritin giảm thì mức thay đổi của selen lại tăng, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,038.
* Phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa sự thay đổi hàm lượng 2 chỉ số trong huyết thanh là selen và Hb sau 2 thời điểm T6-T0:
y=1,302 * x + 8,413 với r=0,443
y: thay đổi selen x: thay đổi Hb
Từ phương trình trên cho thấy rằng đây là mối tương quan thuận chiều, nghĩa là tại thời điểm T6 so với T0, mức thay đổi của Hb tăng thì mức thay đổi của selen cũng
81
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường tiểu học thuộc 2 xã Thành Công và
Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, 2 trong 6 xã miền núi của huyện. Các xã miền núi là những xã có điều kiện kinh tế thấp hơn so với các xã cịn lại trong huyện, điều kiện văn hóa xã hội khác gần tương tự nhau. Như vậy nghiên cứu được
tiến hành trong điều kiện các đối tượng gần tương tự nhau về kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội khác.
Chúng tôi đã tiến hành bắt thăm chọn ra 2 trong số 6 xã miền núi để đưa vào nghiên cứu. Trong 2 xã được chọn, mỗi xã có 3 trường tiểu học. Tại mỗi xã, tiến hành bắt thăm chọn ra 2 trong số 3 trường tiểu học để đưa vào nghiên cứu. Với cách làm như trên, các đối tượng được chọn đảm bảo tính khoa học, khách quan và ngẫu nhiên
theo cụm, đại diện cho quần thể học sinh tiểu học trong khu vực. Tại 4 trường tiểu học
đã được lựa chọn, mỗi trường có khoảng 200 đến 280 học sinh ở độ tuổi 7-10 tuổi.
Theo cơng thức tính cỡ mẫu cho điều tra sàng lọc cần khoảng 800 học sinh 7-10 tuổi. Tổng số học sinh tại 04 trường tiểu học là 892, như vậy số trẻ này đảm bảo đủ cho cỡ mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, một số trẻ khơng được sự đồng ý của gia đình, một vài trẻ khơng ở địa phương hoặc vì do lý do sức khỏe tại thời điểm điều tra sàng lọc nên trong nghiên cứu này có 815 trẻ tham gia điều tra để sàng lọc, có 795 trẻ có đủ số liệu về chỉ số Hb.