Giải pháp tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 47 - 49)

1.13. GIẢI PHÁP CAN THIỆP

1.13.2. Giải pháp tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Hiện nay còn tồn tại nhiều định nghĩa tăng cường vi chất (fortification) vào thực phẩm. Theo ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế (Codex Alimentarius), định nghĩa tăng cường là thêm vào một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết vào thực phẩm, mà chất này có thể có hay khơng có trong thực phẩm với mục đích phịng chống hay bù đắp sự thiếu hụt của một hay nhiều chất dinh dưỡng trong cộng đồng hay những đối tượng đặc biệt. Tại Việt Nam (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế), tăng cường vi chất vào thực phẩm là việc đưa thêm một lượng nhất định các vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm với mục đích chống sự thiếu hụt vi chất thông qua đường ăn uống [21-23,

112].

+ Cơ sở của việc lựa chọn tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm:

- Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đó là một giải pháp lựa chọn hiệu quả trên thế giới, đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, mà đây là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu thanh toán các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng tại các Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, trong đó giải pháp cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một giải pháp quan trọng.

- Việt Nam, với chế độ ăn lương thực chủ yếu là gạo, thành phần vi chất dinh dưỡng có trong khẩu phần thường thấp, lại có mặt nhiều yếu tố ức chế hấp thu. Do vậy, tăng cường vi chất vào thực phẩm là giải pháp quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam. Tăng cường vi chất dinh dưỡng được xem là chiến lược dự phịng có hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó có sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm nên các doanh nghiệp thực phẩm có đủ tiềm năng áp dụng và triển khai công nghệ tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm [112].

- Người dân có mức thu nhập cao hơn, sự giao lưu phân phối thực phẩm tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm chất lượng cao trở thành nhu cầu cấp thiết của người dân. Nghiên cứu hiệu quả bổ sung đa vi chất qua bột dinh dưỡng: thức ăn bổ sung cho trẻ được chế biến theo những phương pháp truyền thông ở các vùng nông thôn thường rất nghèo các chất dinh dưỡng, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ. Do vậy, đề tài sản xuất bột dinh dưỡng bằng những nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam (gạo, ngô, đậu tương, mầm gạo…) được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng nhằm tạo ra loại bột giàu vi chất dinh dưỡng và năng lượng, phù hợp với khẩu vị và giá thành hạ đã được tiến hành tại Việt Nam [1, 4].

- Đề tài đã chứng minh bột được sản xuất từ các ngun liệu thơng thường, với quy trình cơng nghệ ở mức nhỏ như Viện Dinh dưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bổ sung một bữa bột (60 g/ngày) sẽ cung cấp 200 kcal, 30 -70% các vitamin và khống chất. Các đặc tính cảm quan: màu sắc, mùi, vị và độ đặc của bột (khi nấu chín) đã được bố mẹ của trẻ, cũng như các cháu chấp nhận [4].

- Sau 6 tháng ăn bột, trẻ có mức tăng chiều cao và cân nặng tốt hơn có ý nghĩa so với trẻ em nhóm chứng, trẻ em của nhóm can thiệp có nồng độ ferritin, kẽm và vitamin A huyết thanh cao hơn trẻ em ở nhóm chứng. Tỷ lệ trẻ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu vitamin A của trẻ em ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa trẻ em ở nhóm chứng. Trẻ ăn bột giảm được 32,5% nguy cơ bị thiếu máu; giảm 73,3% nguy cơ bị thiếu sắt, giảm 41,2% nguy cơ bị thiếu kẽm, và 14,8% nguy cơ thiếu vitamin A [4].

- Bổ sung sắt vào nước mắm trong phòng chống thiếu máu, thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt còn rất phổ biến ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Việc

đưa sắt vào nước mắm nhằm cung cấp một lượng sắt bổ sung hàng ngày là một hướng được Viện Dinh dưỡng và các tổ chức Quốc tế quan tâm chú ý. Với sự giúp đỡ kinh phí của Viện nghiên cứu đời sống quốc tế (ILSI), đề tài nghiên cứu về sản xuất thử nghiệm nước mắm tăng cường sắt, cũng như đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu trên cộng đồng đã được tiến hành. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nước mắm có tăng cường sắt đảm bảo các đặc tính cảm quan, hố học, vi sinh, được cộng đồng chấp nhận. Nhân dân 2 xã tại Nam Định sử dụng nước mắm trong thời gian 18 tháng đã có hiệu quả rất tốt làm giảm tỷ lệ thiếu máu (giảm 15,6%), nâng cao rõ rệt dự trữ sắt của cơ thể (15,6%). Kết quả của nghiên cứu đã được đánh giá cao và dựa trên kết quả này, Tổ chức GAIN đã hỗ trợ kinh phí để mở rộng phạm vi áp dụng trên nhiều địa bàn ở Việt Nam (giai đoạn 2005-2008) [100].

- Hiện nay ở Việt Nam có nhiều sản phẩm dinh dưỡng cơng thức cho trẻ em độ tuổi này, trong đó có kết hợp bổ sung selen cùng với sắt và các vi chất dinh dưỡng cho các độ tuổi từ 0 - 36 tháng tuổi được áp theo QCVN 11-1:2012/BYT; QCVN 11-

2:2012/BYT; QCVN 11-3:2012/BYT.

Ưu điểm của tăng cường vi chất dinh dưỡng và thực phẩm là làm cho thực phẩm nghèo vi chất dinh dưỡng trở nên giàu vi chất dinh dưỡng như mong muốn. So với các chiến lược khác dùng để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đây là một chiến lược rẻ nhất được ưu tiên và đảm bảo cho chiến lược dài hạn. Thuận lợi chính của chiến lược này là sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm tăng cường. Chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 quốc gia ở Châu Mỹ La tinh đã triển khai chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm trên quy mô lớn, hầu hết liên quan đến các loại thực phẩm như lúa mì và bột ngơ [112]. Nhược điểm cần phải có công nghệ chế biến phù hợp cùng với nguồn vi chất dinh dưỡng không dễ sẵn có tại địa phương, phụ thuộc vào khẩu phần ăn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w