4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP
4.2.3. Hiệu quả cải thiện đối với các chỉ số nhân trắc
Cân nặng là một chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng song nó cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: tuổi, giới tính, khẩu phần ăn, bệnh tật [10, 102]. Tác dụng của bổ sung vi chất dinh dưỡng khác nhau đối với sức khỏe, thể chất, trí tuệ và sự tăng trưởng trẻ nhỏ, trong đó có học sinh lứa tuổi học đường được đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu của chúng tôi đã so sánh kết quả của bổ sung phối hợp sắt và selen với bổ sung sắt, selen đơn thuần trong thời gian
6 tháng lên tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu selen của học sinh tiểu học 7-10 tuổi thiếu máu tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau
6 tháng can thiệp (T6): cân nặng của các nhóm đều tăng, cân nặng trung bình tăng cao nhất ở nhóm selen (0,93 kg), và thấp nhất ở nhóm sắt (0,77 kg). Tuy nhiên, sự gia tăng cân nặng sau 6 tháng can thiệp sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian 6 tháng có thể chưa có tác động rõ rệt đến chỉ số cân nặng đối với trẻ em tuổi học đường 7-10 tuổi bị thiếu máu,
Chiều cao là một chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng cũng rất quan trọng sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, nhất là học sinh tiểu học trong giai đoạn tiền dậy thì. Trẻ em tuổi học đường có giai đoạn tăng trưởng nhanh đó là khi trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì và khi trẻ dậy thì, trong thời gian này trẻ phát triển nhanh về chiều cao và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chi phối như thể chất, chế độ ăn, bệnh tật, môi trường sống, điều kiện học tập. Tại thời điểm T6, chiều cao của các nhóm nghiên cứu đều tăng: nhóm (sắt – selen) là 2,92 cm ; nhóm sắt là 2,84 cm ; nhóm selen 2,77 cm ; nhóm chứng là 2,46 cm. Sự khác biệt về tăng chiều cao giữa nhóm (sắt
- selen) so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, hai nhóm can thiệp bổ sung sắt hoặc bổ sung selen đơn thuần chiều cao của học sinh cũng tăng nhiều hơn so với nhóm chứng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) thay đổi như sau: nhóm sắt giảm 3,1%, nhóm (sắt – selen) giảm 4,1%. Tuy nhiên, nhóm chứng khơng giảm mà lại tăng 4,5%, nhóm selen tăng 0,1%. Hiệu quả thực của can thiệp đối với tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi: nhóm sắt giảm 7,6%, nhóm selen giảm 4,4%, nhóm sắt – selen giảm
8,6%. Như vậy, bổ sung phối hợp sắt và selen trong thời gian 6 tháng có tác dụng làm
tăng chiều cao trên học sinh tiểu học 7-10 tuổi bị thiếu máu tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu ở Việt Nam trước đây cũng như một số nước trên thế giới, bổ sung vi chất hoặc đa vi chất dưới phối hợp, trong đó có bổ sung selen đến tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt SDD thể chiều cao theo tuổi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung đơn chất hoặc đa vi chất có tác dụng trên cải thiện cân nặng, một số nghiên cứu cho thấy chỉ có tác dụng cải thiện trên chiều cao, một số nghiên cứu cho thấy cải thiện trên cả cân nặng và chiều cao [28, 45, 69,
81].
Một nghiên cứu bổ sung đa vi chất, trong đó có selen khác trên đối tượng 448 trẻ em thấp còi trước tuổi học đường được tiến hành tại 6 xã của huyện Gia Bình, Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự. Những trẻ em thấp còi nêu trên được chia là thành 3 nhóm : nhóm thứ nhất là nhóm chứng ; nhóm thứ hai là nhóm kẽm được sử dụng mỗi tuần 1 viên dưới dạng kẽm gluconate 70 mg (tương đương 10 mg kẽm nguyên tố) ; nhóm thứ ba là nhóm sprinkles bổ sung đa vi chất 5 ngày/tuần, thành phần của gói đa vi chất bao gồm nhiều vi chất dinh dưỡng, trong đó có chứa 7,20 µg selen. Sau thời gian can thiệp 6 tháng cho kết quả như sau: bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất đã có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các chỉ số nhân trắc. Chi tiết cho thấy có sự cải thiện rõ ràng về cân nặng và chiều cao cũng như tỷ lệ SDD theo chỉ số CN/T và CC/T ở 2 nhóm can thiệp. Nhóm kẽm và sprinkles tăng chiều cao (+4,93 và
+4,89cm) và cân nặng (+1,27 và +1,33kg) tương đương nhau, và tăng nhiều hơn ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng (+4,56cm và +0,97kg). Tỷ lệ SDD thấp còi cũng giảm nhiều hơn ý nghĩa (p<0,01) ở 2 nhóm can thiệp so với nhóm chứng: nhóm kẽm giảm 40,7%; nhóm sprinkles giảm 33,3%, nhóm chứng giảm 18,5%. Tại thời điểm 6 tháng sau khi ngừng can thiệp, nhóm sprinkles và nhóm bổ sung kẽm vẫn có duy trì tốc độ tăng chiều cao, cân nặng và Z-score CC/T cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng [28].
Nghiên cứu can thiệp trên 633 trẻ em từ 1-4 tuổi tại New Delhi, Ấn Độ đã được các nhà khoa học của trường Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ tiến hành. Tổng số trẻ trên được ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng sữa được tăng cường vi chất và 1 nhóm chứng được sử dụng sữa không tăng cường vi
chất, thời gian can thiệp được tiến hành trong 1 năm. Hàng ngày, nhóm được bổ sung với hàm lượng đa vi chất 3 lần/ngày, trong đó hàm lượng selen 6,6 µg. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ uống sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng có sự gia tăng nhiều hơn có ý nghĩa thống kê về cân nặng, chiều cao. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định bổ sung đa vi chất dinh dưỡng như selen, sắt, kẽm… làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là SDD thể thấp còi trên trẻ em 1-4 tuổi [81].