Triển khai các hoạt động can thiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 67 - 68)

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.6. Triển khai các hoạt động can thiệp

Phát hiện và theo dõi bệnh tật

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng x x

Xét nghiệm Hb x x

Xét nghiệm các chỉ số dự trữ sắt: Ferritin, Transferin Receptor

x x

Xét nghiệm selen huyết thanh x x

2.4.6. Triển khai các hoạt động can thiệp thiệp

- Cấp phát chế phẩm bổ sung

o Chế phẩm bổ sung được cung cấp xuống xã 1 tháng/1 lần và được lưu trữ ở trạm y tế xã. Hàng tuần, cộng tác viên đến trạm y tế để nhận viên chế phẩm bổ sung phát cho đối tượng nghiên cứu.

o Tất cả trẻ trong nghiên cứu được cấp hàng ngày, mỗi ngày 01 viên, 5

ngày/tuần trong thời gian 6 tháng.

o Cộng tác viên trực tiếp phát viên chế phẩm bổ sung cho các đối tượng theo

danh sách thuộc diện quản lý uống vào một một giờ nhất định (giờ giải lao giữa buổi). - Theo dõi trong thời gian uống viên chế phẩm bổ sung: Trong thời gian uống, cộng tác viên ghi chép lại số viên chế phẩm bổ sung được sử dụng, tình hình bệnh tật và các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nơn, rối loạn tiêu hóa.

- Cho học sinh uống viên chế phẩm bổ sung: Tất cả các em học sinh được hướng dẫn cách uống. Trẻ được uống dưới sự giám sát trực tiếp của cộng tác viên.

- Theo dõi, giám sát và đánh giá trong suốt quá trình can thiệp: Trong giai đoạn 6 tháng can thiệp (Giai đoạn T0 - T6 ).

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được triển khai trên đối tượng là trẻ em 7-10 tuổi trong thời gian 6 tháng. Để đảm bảo được thơng tin thu thập một cách chính xác trong suốt q trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tập huấn kỹ cho các cộng tác viên các thông tin cần thu thập, cách thức ghi chép vào biểu mẫu báo cáo. Đồng thời nhấn mạnh

vai trò giám sát của nghiên cứu sinh, các nghiên cứu viên trong quá trình triển khai can

thiệp.

Trong quá trình triển khai can thiệp có 2 cấp độ theo dõi:

Cấp độ 1: Mọi hoạt động của giám sát viên, cộng tác viên phải chịu sự theo dõi của nghiên cứu sinh.

Cấp độ 2: Nghiên cứu sinh, giám sát viên theo dõi và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của cộng tác viên ít nhất 2 tuần/lần, giám sát ngẫu nhiên tối thiểu 10% số trẻ để xem lại các thông tin cộng tác viên ghi chép.

Trong trường hợp thông tin của các đối tượng nghiên cứu khơng thống nhất thì nghiên cứu sinh, giám sát viên, cộng tác viên làm việc với nhau để kiểm tra lại thông tin.

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w