4.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.2.4. Chương trình hành động chiến lược của công ty
Trong thời gian trước đây khi còn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp về cơ bản dựa trên sự chỉ đạo và sự phân bổ theo kế hoạch của thành phố. Năm 1995, công ty được chuyển về thành công ty con của Tổng Công ty thương mại Sài Gịn SATRA và đến năm 2005, cơng ty đã thực hiện xong tiến trình cổ phần hóa. Từ khi chuyển sang cơng ty cổ phần, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trước yêu cầu của áp lực cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả, cơng ty bắt đầu xác định kế hoạch phát triển trung và dài hạn, trong đó có xác định rõ chiến lược phát triển của cơng ty trong 5 năm và cụ thể hóa thành từng năm. Tuy nhiên, việc xây dựng một chiến lược mang tính tồn diện, bài bản thì đến nay cơng ty vẫn chưa tiến hành thực hiện được. Các mục tiêu, kế hoạch hoạt động của cơng ty được trình bày tản mác ở nhiều văn bản, văn kiện khác nhau nhưng có một may mắn là những nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty đều được đề cập đến.
Qua các tài liệu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy chiến lược kinh doanh của công ty thể hiện trên một số điểm như sau:
- Xác định được sản phẩm chủ lực của công ty là thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu (cá, mực, tôm)
- Định hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề như: phát triển và mở rộng về quy mơ xí nghiệp ni trồng thủy sản, đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm gia vị gắn với thủy hải sản (nước mắm, các loại mắm cá,…)
Về hạn chế trong chiến lược kinh doanh của công ty là:
- Chưa thể hiện được khoảng thời gian và mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh là gì
- Chưa nêu lên được các cơ sở để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. - Chiến lược cũng chưa thể hiện được thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Chiến lược kinh doanh của công ty chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa xây dựng được chiến lược chức năng mang tính giải pháp như chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược về tài chính, … nhằm cụ thể hóa chiến lược chung của công ty. Chủ yếu đưa ra các kế hoạch chi tiêu kinh doanh trong ngắn hạn (kế hoạch từng năm).