CÁC KHÓ KHĂN NẢY SINH TỪ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HAY THỰC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 40 - 54)

THI CHIẾN LƯỢC CỦA CƠNG TY

Qua q trình hoạt động và thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty, một số điểm yếu được bộc lộ mà công ty cần phải điều chỉnh và hạn chế tối đa trong thời gian tới đó là:

Thứ nhất, Nguồn sản phẩm chế biến biến động liên tục cả về số lượng và chất

lượng (kích cỡ theo đơn hàng). Qua quá trình nghiên cứu và trao đổi thực tế với cán bộ quản lý tại công ty, tôi nhận thấy công ty đang phải đối diện với rất nhiều áp lực từ các đơn hàng của khách hàng, đặc biệt là về chất lượng, kích cỡ thành phẩm. Có những thời điểm khi thu mua thủy sản, kích cỡ của các loại tơm, cá, mực không phù hợp với đơn hàng buộc phải trả lại và bán ra thị trường nội địa. Trong một số trường hợp là yêu cầu về chất bảo quản và hàm lượng kháng sinh trong các loại thủy sản mà công ty cung ứng, …

Thứ hai, Cơng nghệ, dây chuyền chế biến cịn lạc hậu chưa đáp ứng đầy đủ các

yêu cầu của quá trình hội nhập và các cam kết theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù cơng ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc dần thay thế những dây chuyền sản xuất chế biến lạc hậu nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nào các yêu cầu cao của đối tác. Hướng sắp tới, công ty sẽ đẩy mạnh cải thiện điểm yếu này.

Thứ ba, Nguồn lực tài chính cịn eo hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất

kinh doanh. Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là 70 tỷ đồng nhưng chủ yếu thể hiện trong các tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, xe chuyên dụng. So với quy mô kinh doanh hàng năm, quy mơ vốn như vậy là q ít, khơng thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hướng sắp tới là công ty phải

nâng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn lưu động.

Thứ tư, Khả năng quản lý của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cịn nhiều hạn chế.

Đây vừa có ngun nhân khách quan và chủ quan. Vì bản thân cơng ty xuất thân là cơng ty vốn nhà nước hoạt động trong cơ chế cũ. Khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới, việc thay đổi về bộ máy tổ chức nhân sự cũng cần có thêm thời gian.

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT

Để chiến lược kinh doanh của công ty được thực thi một cách hiệu quả, trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện cần lưu ý một số nội dung quan trọng sau đây:

6.1. Công ty cần quan tâm và huy động mọi nguồn lực của mình vào nhiệm vụ chiến lược là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thực hiện đồng bộ quy trình chế biến, sản xuất và rút ngắn thời gian giao hàng. Để thực thi được nội dung

này, công ty cần quan tâm và thực thi một số nội dung quan trọng sau:

- Cải tiến dây chuyền sản xuất: Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao nên công ty rất cần đặt ra kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng và thực hiện tốt hơn các dịch vụ đi kèm.

- Thực hiện tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong nuôi trồng, chế biến sản phẩm, tận dụng một cách triệt để các phế phẩm, phế thải phục vụ cho các ngành sản xuất, chăn nuôi, chế biến khác.

- Cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đồng bộ sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng. Hạn chế lớn của công ty trong thời gian vừa qua chính là việc xây dựng quy trình vận hành giữa các bộ phận, các xưởng và cung cách làm việc phối hợp thực hiện của các bộ phận trong quy trình đó. Cho nên, cơng ty cần phải cơ cấu lại tổ chức, phân công đúng người đúng việc; xây dựng một hệ thống nội quy phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, khoa học,… Xây dựng quy chế lương, thưởng hợp lý, công bằng, phù hợp nhằm tạo ra mơi trường làm việc cạnh tranh, đồn kết và hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nguyên nhiên liệu, vật tư phục vụ chế biến, sản xuất. Công tác khai thác phải chủ động, đảm bảo tiến độ cho chế biến, sản xuất; Việc khai thác các nguồn vật tư,… phải đảm bảo về chất lượng và hợp lý về giá thành. Chất lượng và giá thành nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm của cơng ty. Do đó, cơng ty cần tìm các nguồn cung ứng đa dạng và xây dựng một quy trình tiêu chuẩn chặt chẽ để đảm bảo các nguồn cung ứng phục vụ cho việc sản xuất và chế biến của công ty.

- Trong một số trường hợp cần thiết, cơng ty cũng có thể xây dựng một kế hoạch dự trữ các nguồn nguyên, nhiên liệu để tránh rủi ro về biến động giá, biến động về thị trường và duy trì được khách hàng truyền thống, lâu năm.

Ngồi ra, cơng ty cũng có thể thương lượng với các nhà cung ứng ký kết các hợp đồng giao hàng theo kỳ hạn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh để hạn chế thiệt hại về tồn kho và áp lực về vốn.

6.2. Cần cải thiện tình hình tài chính của cơng ty theo các hướng sau đây:

- Cần phải cơ cấu lại nguồn vốn vì cơ cấu nguồn vốn hiện tại của cơng ty đang có rất nhiều bất cập trong đó vốn vay ngắn hạn đang chiếm tỷ lệ quá cao. Cần giảm tỷ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn bằng các nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tăng nhanh vòng quay của vốn. Đây là vấn đề quan trọng nhất giúp giảm áp lực vay vốn và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện nay theo tính tốn của cơng ty thì tốc độ vịng quay vốn của cơng ty là 1,2 lần/năm, tương đương thời gian một vòng quay của vốn là 304 ngày với giá vốn hàng bán là 245 tỷ đồng, tương ứng nhu cầu vốn lưu động là 204 tỷ đồng trong khi vốn lưu động hiện có của cơng ty chỉ là 14 tỷ đồng, như vậy nếu trừ đi các khoản nợ khác khoảng 70 tỷ đồng thì cơng ty cần phải vay thêm 120 tỷ đồng. Để giảm áp lực vay vốn, cơng ty cần tăng nhanh vịng quay của vốn lưu động. Vốn lưu động bao gồm vốn lưu động hiện có, vốn lưu động đi vay và các khoản nợ ngắn hạn khác. Như vậy, nếu giảm vốn vay, cơng ty phải tăng vịng quay của vốn lưu động, còn nếu giảm giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc giảm doanh thu là điều công ty khơng mong đợi mà chỉ có giảm giá thành sản xuất là hợp lý nhất. Để tăng vòng quay vốn lưu động, công ty cần thực hiện các giải pháp như:

+ Rút ngắn thời gian nuôi trồng, sản xuất, chế biến để đẩy nhanh tiến độ giao hàng, thu hồi vốn giúp quay vịng nhanh vốn lưu động. Bên cạnh đó cịn làm tăng lợi thế và uy tín cạnh tranh trên thị trường.

+ Làm tốt khâu bán hàng, giao hàng và thu hồi công nợ. Cần thỏa thuận lại với khách hàng về quy trình nhận hàng, giao hàng và thanh tốn. Đối với những trường hợp ký gửi tiêu thụ hàng hóa, cần phải thường xuyên theo dõi để thu hồi công nợ kịp thời. Không nên để các khách hàng lợi dụng, lạm dụng cơng nợ của cơng ty vào các mục đích kinh doanh của họ.

+ Giải quyết tốt khâu tồn kho. Có kế hoạch tồn kho hợp lý, vừa đáp ứng được khâu bán hàng vừa không để ứ động vốn. Đối với các sản phẩm khơng thể bán được nữa cần có kế hoạch cải tạo để bán hoặc thanh lý để giảm tồn kho, thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Xác định mức vay bổ sung cho vốn lưu động một cách hợp lý. Vấn đề ở đây không phải là vay nhiều hay ít mà là vay hợp lý. Nếu chúng ta sử dụng có hiệu quả vốn vay, thời gian thu hồi vốn nhanh và có thể xác định được phương án trả vốn vay thì việc vay vốn sẽ khơng trở thành gánh nặng đối với công ty mà trái lại có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơng ty. Ngược lại, nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả, thời gian thu hồi vốn lâu sẽ là gánh nặng đối với công ty về lãi suất và công ty ln ở trong tình trạng bị áp lực về các khoản vay đến hạn trả.

Cần lưu ý thêm là thời hạn vay phải bằng hoặc lớn hơn thời gian quay của vốn lưu động thì cơng ty mới chủ động được trong việc thanh toán các khoản vay đến hạn. + Khai thác nguồn nguyên, nhiên liệu một cách đồng bộ để giúp cho việc thực hiện quy trình, cơng đoạn chế biến hồn thành nhanh hơn.

6.3. Cần đẩy nhanh việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Muốn mở rộng và đa dạng hóa thị trường thì cần phải có một hệ

thống phân phối mạnh có thể đáp ứng được các phân khúc thị trường khác nhau do đó rất cần hồn thiện kênh phân phối hiện tại và chú trọng một số giải pháp sau đây:

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ra các thị trường mới nhưng có tiềm năng như Canada, Trung Đông, Đông Âu,…

- Cử các đồn cơng tác sang nghiên cứu và tìm hiểu thị trường ở các thị trường tiềm năng.

- Bán hàng qua mạng internet bằng nhiều hình thức như: nâng cấp trang web của cơng ty, thể hiện đầy đủ các thông tin về công ty và sản phẩm trên trang web. Hàng ngày phải theo dõi thông tin, cập nhật thông tin và các đơn hàng của khách hàng qua mạng, liên hệ và làm thủ tục mua bán. Với sự tiện lợi và nhanh chóng, chắc chắn cơng ty sẽ thu hút được cả khách hàng trong và ngồi nước.

6.4. Xây dựng và phát triển nhiều hình thức thanh tốn. Phương thức thanh toán là

với một hoặc hai phương thức thanh tốn nào đó. Vì vậy cơng ty cần phải xây dựng nhiều hình thức thanh tốn khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Trong đó cũng cần đa dạng hóa các ngân hàng phục vụ để tạo uy tín cũng như giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí trong q trình giao nhận và thanh tốn hàng hóa.

6.5. Đẩy mạnh cơng tác marketing. Đây là một khâu rất quan trọng nhưng đã bị công

ty xem nhẹ trong suốt nhiều năm qua. Trong đó việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho sản phẩm của công ty là rất quan trọng. việc xây dựng thương hiệu trước hết là vấn đề giữ chữ tín trong kinh doanh, giao hàng đảm bảo chất lượng, số lượng và kịp thời. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong mua bán, làm tốt công tác tư vấn để khách hàng yên tâm và nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, cơng tác hậu mãi cũng cần được chú tâm đầu tư một cách thích đáng. Để làm được những cơng việc quan trọng này, công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh, có trình độ về ngoại ngữ. Song song đó, cơng ty cần làm tốt khâu sản xuất chế biến, chuẩn bị sẳn các tài liệu mà khách hàng yêu cầu cung cấp như: catalogue, đặc tính sản phẩm, cách sử dụng,…

Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Thường xuyên thăm hỏi, quan tâm bằng nhiều hình thức khác nhau. Đối với khách hàng nội địa, cơng ty có thể định kỳ tổ chức Hội nghị khách hàng để lắng nghe, chia sẽ với khách hàng. Đối với khách hàng ngồi nước, cơng ty có thể cử cán bộ tham gia các sự kiện quan trọng của khách hàng nhằm tạo sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau trong hợp tác làm ăn.

6.6. Công tác nhân sự và nguồn nhân lực cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Cơng ty cần có những giải pháp thích hợp để duy

trì và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển không ngừng của công ty. Cụ thể:

- Phải thường xuyên theo dõi sự biến động nhân sự trong công ty, đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty nhằm bù đắp những biến động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác hoạt động.

- Phải có chính sách động viên người lao động hợp lý, kịp thời. Chính sách động viên gồm ba yếu tố quan trọng là chính sách phân phối thu nhập, chế độ khen

thưởng kỷ luật và xây dựng môi trường làm việc tốt. Hiện nay chính sách động viên của cơng ty cịn nhiều hạn chế, thu nhập của người lao động còn thấp, phân phối thu nhập chưa thực sự hợp lý, chế độ khen thưởng đối với công nhân, tập thể có thành tích, hồn thành tốt nhiệm vụ chưa tương xứng nên chưa phát huy được hết năng lực của người lao động. Cơng ty cần cải tiến chính sách phân phối thu nhập cho người lao động theo hướng tăng dần và phải động viên được người lao động nâng cao năng suất.

- Xây dựng chế độ khen thương và kỷ luật hợp lý. Cần có những hình thức và mức độ khen thưởng xứng đáng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc đi kèm với việc bổ nhiệm

- Xây dựng môi trường làm việc tốt bao gồm: xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên; giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa các đơn vị phịng ban, xí nghiệp với nhau; các phương tiện làm việc phải được trang bị đầy đủ cho nhân viên và không gian làm việc phải an toàn, sạch sẽ,…

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lược kinh doanh là một việc làm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Phần lớn sự thất bại của các doanh nghiệp đều xuất phát từ việc xây dựng một chiến lược kinh doanh khơng đầy đủ. Có nhiều cách để xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng, hiệu quả và phù hợp với từng giai đoạn phát triển là một việc làm không hề đơn giản.

Đồ án môn học này đã đưa ra được những ưu điểm và hạn chế trong chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gịn, từ đó đưa ra một số đề xuất tuy khơng mới nhưng góp phần hồn thiện hơn chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Đồ án cũng đã đưa ra được cách tiếp cận để thiết lập một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam khơng những áp dụng cho cơng ty APT mà cịn có ý nghĩa áp dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp khác.

Qua phương pháp phân tích chiến lược kinh doanh bằng nhiều mơ hình khác nhau trong đó có mơ hình DPM, SM và SWOT, đồ án đã đưa ra một số đề xuất quan trọng giúp cơng ty hồn thiện chiến lược kinh doanh của mình ở một số nội dung quan trọng như:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thực hiện đồng bộ quy trình chế biến, sản xuất và rút ngắn thời gian giao hàng;

- Cải thiện tình hình tài chính của cơng ty;

- Đẩy nhanh việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ; - Xây dựng và phát triển nhiều hình thức thanh tốn;

- Chiến lược marketing và; - Chiến lược về nguồn nhân lực.

Do mơi trường kinh doanh thủy hải sản ln có những biến động khó lường và mang tính thời vụ nên tất cả các chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến

lược cần được xem xét, điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế của thị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w