SỰ GẮN KẾT GIỮA SỨ MỆNH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 36 - 37)

CỦA CƠNG TY

Như đã trình bày ở chương 4, sứ mệnh của cơng ty trong tương lai đó là sản xuất kinh doanh thủy hải sản không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Trong kế hoạch hướng đến năm 2015 và 2020, công ty đặt ra mục tiêu quan trọng là phấn đấu trở thành một trong năm doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam.

Thực chất trong quá khứ những năm thập niên 1980, công ty là một trong những doanh nghiệp rất có thế lực và nổi tiếng của Tp Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Tuy nhiên, do chậm đổi mới phương thức và cung cách hoạt động, thương hiệu APT đã dần bị đánh mất tại thị trường nội địa. Hoạt động của công ty thua lỗ kéo dài cho đến khi được tiến hành cổ phần hóa vào năm 2005.

Từ khi cổ phần hóa, nhiệm vụ của công ty là tinh gọn bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh cả về con người và các nguồn lực sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, công ty chú trọng vào thị trường xuất khẩu vì hiệu quả kinh tế cao hơn so với thị trường nội địa dẫn đến 60% doanh thu của công ty là từ hoạt động xuất khẩu. Ban đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra khá thuận lợi. Doanh thu xuất khẩu không ngừng tăng lên từ hơn 150 tỷ đồng năm 2006 lên đến 180 tỷ năm 2007 nhưng sau đó sụt giảm nhanh chóng do Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 (Lây lan từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ cuối năm 2007).

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã buộc công ty phải điều chỉnh, thay đổi chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và thay đổi cả chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Mà lớn nhất đó là:

Thứ nhất, cơng ty chuyển hướng hoạt động. Thay vì chú trọng thị trường nước

ngồi, cơng ty xem thị trường nội địa cũng là một thị trường được quan tâm đúng mức hơn. Công ty liên kết với các nhà bán lẻ nội địa để đưa sản phẩm của công ty vào thị trường này. Xây dựng hình ảnh thương hiệu APT với cơng chúng; tung ra nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng hơn như: nước mắm APT các loại, tôm khơ đóng gói các loại, cá khơ đóng gói,…

Thứ hai, cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trước khủng hoảng, công ty

chỉ chú trọng 2 thị trường Mỹ và EU nhưng hiện nay các sản phẩm của công ty đã đến được các thị trường khác như: Liên bang Nga, thị trường Đơng Á, Đơng Nam Á và thậm chí là Trung Đơng.

Thứ ba, tìm cách giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng tính cạnh

tranh cho sản phẩm của công ty khơng chỉ đối với thị trường xuất khẩu mà cịn đối với thị trường nội địa. Chính sự điều chỉnh này mà doanh thu của cơng ty trong những năm qua không bị sụt giảm mà vẫn theo xu hướng tăng đều theo từng năm tuy lợi nhuận có sụt giảm.

Như vậy, trong từng giai đoạn phát triển và thời điểm khác nhau, công ty đã rất linh hoạt điều chỉnh sứ mệnh hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó đề ra nhưng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm hồn thành sứ mệnh của cơng ty. Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược là tương đối chặt chẽ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w