TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MÔ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 37)

TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGỒI CỦA CƠNG TY

Căn cứ tình hình mơi trường các yếu tố bên ngồi và tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với mơi trường bên trong và bên ngồi của doanh nghiệp, đó là:

5.2.1. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với mơi trường bên trong:

Tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong mối quan hệ với môi trường bên trong được thể hiện ở một số điểm như:

Thứ nhất, cơng ty đã có thương hiệu, uy tín lâu năm trên thị trường trong và

ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gịn là một trong những đơn vị có danh tiếng trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản đông, ở thị trường nội địa là nước mắm mang thương hiệu APT. Các sản phẩm của công ty được xuất ra rộng khắp nhiều thị trường trên thế giới; ở thị trường trong nước, sản phẩm của công ty được bày bán tại nhiều trung tâm thương mại và siêu thị lớn. Chính điểm mạnh này là tiền đề tạo động lực thúc đẩy sự phát triển không ngừng cho công ty trong thời gian tới.

Thứ hai, cơng ty đã có thị phần thơng qua hệ thống kênh phân phối và khách

hàng truyền thống. Trải qua hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, thu mua, chế biến và kinh doanh thủy hải sản, công ty đã thiết lập được hệ thống kênh phân phối sản phẩm hiệu quả. Khách hàng của cơng ty là các đối tác lớn, có uy tín trong và ngồi nước. Chẳng hạn: Hệ thống siêu thị Coopmart,… Đây là một yếu tố rất thuận lợi, chính là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của cơng ty.

Thứ ba, đội ngũ CBCNV đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi trồng, thu

mua, chế biến và kinh doanh thủy hải sản. Đây là một lợi thế mà nhiều đối thủ cạnh tranh khơng thể có được, giúp cơng ty có thể đáp ứng một cách tối ưu nhất các yêu cầu từ phía khách hàng. Bản thân các cán bộ, CNV và người lao động trong công ty gắn bó rất lâu năm với cơng ty đặc biệt ngay cả trong giai đoạn cơng ty gặp nhiều khó khăn nhất.

Thứ tư, cơng ty có các xí nghiệp ni trồng, thu mua, chế biến tại chổ. Chính

điểm mạnh này giúp cơng ty chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu từ khách hàng.

5.2.2. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với mơi trường bên ngồi

Tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong mối quan hệ với mơi trường bên ngồi được thể hiện ở một số điểm như:

Thứ nhất, kinh tế - chính trị VN hội nhập và phát triển ổn định. Trong những năm

qua, kinh tế và chính trị nước ta luôn ổn định và phát triển. Đặc biệt là q trình hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo điều kiện và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường nước ngồi. Đây chính là một yếu tố cực kỳ thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Bản thân công ty cũng đã tận dụng một cách hiệu quả yếu tố này nhằm thực thi chiến lược kinh doanh của mình trong nhiều năm qua.

Thứ hai, nhu cầu thị trường cả trong nước và nước ngồi đang có dấu hiệu hồi

phục và gia tăng liên tục. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục và tăng trưởng. Nhu cầu về hàng hóa, thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao sẽ là một yếu tố tích cực nữa cho cơng ty trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Thứ ba, được nhà nước khuyến khích ni trồng, chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh

xuất khẩu. Chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng hạn chế nhập khẩu và khuyến khích đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu. Từ khi đổi mới đến nay, Nhà nước ta ln khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất chế biến hướng ra xuất khẩu thơng qua nhiều chính sách ưu đãi trong đó có ưu đãi về thuế, về cơ chế và về lãi suất vay vốn.

Và cuối cùng là khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ. Giúp cơng ty có thể

tiếp cận và hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất, chế biến phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

5.3. CÁC KHĨ KHĂN NẢY SINH TỪ Q TRÌNH GẮN KẾT CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VỚI MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

Bên cạnh những cơ hội để công ty thực thi chiến lược kinh doanh có hiệu quả, cơng ty cũng đối diện với rất nhiều khó khăn từ q trình gắn kết chiến lược của cơng ty với mơi trường kinh doanh rất cạnh tranh, đó là:

-Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường nội địa và quốc tế đang có

ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia. Sức ép cạnh tranh đối với hoạt động của công ty là ngày càng lớn. Đây là một thách thức mà cơng ty cần phải đối diện trong q trình hoạt động của mình.

- Nguồn cung ứng và giá nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi, chế biến ln biến động khó lường. Nguyên liệu cho sản phẩm của cơng ty đó chính là cá, tơm

được cung cấp từ các vựa, ao, đầm nuôi trồng thuộc các khu vực duyên hải miền Trung và miền Tây Nam bộ. Đối với xí nghiệp ni trồng là thức ăn cho tơm, cá, là con giống, … Trong mấy năm qua do biến động kinh tế, biến động về mơi trường có nhiều bất lợi dẫn đến nguồn cung ứng và giá cả nguyên liệu thay đổi liên tục gây nhiều khó khăn lớn cho hoạt động của cơng ty.

- Khách hàng địi hỏi ngày càng cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm (an toàn vệ sinh thực phẩm). Đây là xu thế tất yếu của cơ chế thị trường, khi kinh tế xã hội

phát triển thì những chuẩn mực về chất lượng, mẫu mã cũng được nâng lên. Đặc biệt, ở các thị trường như EU, Mỹ, những yêu cầu đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một thách thức rất lớn cho hoạt động của cơng ty.

-Lãi suất có nhiều biến động. Trong ba năm qua, hoạt động ngân hàng có nhiều

biến động rất khó lường. Các chính sách liên quan đến vay vốn, hỗ trợ lãi suất,… với nhiều thủ tục phức tạp, gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách về lãi suất quá cao làm công ty không thể tiếp cận được hoặc nếu được thì hiệu quả kinh doanh khơng cao, dễ rủi ro.

5.4. CÁC KHĨ KHĂN NẢY SINH TỪ Q TRÌNH TRIỂN KHAI HAY THỰCTHI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY THI CHIẾN LƯỢC CỦA CƠNG TY

Qua q trình hoạt động và thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty, một số điểm yếu được bộc lộ mà công ty cần phải điều chỉnh và hạn chế tối đa trong thời gian tới đó là:

Thứ nhất, Nguồn sản phẩm chế biến biến động liên tục cả về số lượng và chất

lượng (kích cỡ theo đơn hàng). Qua quá trình nghiên cứu và trao đổi thực tế với cán bộ quản lý tại công ty, tôi nhận thấy công ty đang phải đối diện với rất nhiều áp lực từ các đơn hàng của khách hàng, đặc biệt là về chất lượng, kích cỡ thành phẩm. Có những thời điểm khi thu mua thủy sản, kích cỡ của các loại tơm, cá, mực không phù hợp với đơn hàng buộc phải trả lại và bán ra thị trường nội địa. Trong một số trường hợp là yêu cầu về chất bảo quản và hàm lượng kháng sinh trong các loại thủy sản mà công ty cung ứng, …

Thứ hai, Công nghệ, dây chuyền chế biến còn lạc hậu chưa đáp ứng đầy đủ các

yêu cầu của quá trình hội nhập và các cam kết theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc dần thay thế những dây chuyền sản xuất chế biến lạc hậu nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nào các yêu cầu cao của đối tác. Hướng sắp tới, công ty sẽ đẩy mạnh cải thiện điểm yếu này.

Thứ ba, Nguồn lực tài chính cịn eo hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất

kinh doanh. Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là 70 tỷ đồng nhưng chủ yếu thể hiện trong các tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, xe chuyên dụng. So với quy mô kinh doanh hàng năm, quy mô vốn như vậy là q ít, khơng thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hướng sắp tới là công ty phải

nâng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn lưu động.

Thứ tư, Khả năng quản lý của một bộ phận cán bộ lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

Đây vừa có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì bản thân cơng ty xuất thân là cơng ty vốn nhà nước hoạt động trong cơ chế cũ. Khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới, việc thay đổi về bộ máy tổ chức nhân sự cũng cần có thêm thời gian.

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT

Để chiến lược kinh doanh của công ty được thực thi một cách hiệu quả, trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện cần lưu ý một số nội dung quan trọng sau đây:

6.1. Công ty cần quan tâm và huy động mọi nguồn lực của mình vào nhiệm vụ chiến lược là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thực hiện đồng bộ quy trình chế biến, sản xuất và rút ngắn thời gian giao hàng. Để thực thi được nội dung

này, công ty cần quan tâm và thực thi một số nội dung quan trọng sau:

- Cải tiến dây chuyền sản xuất: Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao nên công ty rất cần đặt ra kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng và thực hiện tốt hơn các dịch vụ đi kèm.

- Thực hiện tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong nuôi trồng, chế biến sản phẩm, tận dụng một cách triệt để các phế phẩm, phế thải phục vụ cho các ngành sản xuất, chăn nuôi, chế biến khác.

- Cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đồng bộ sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng. Hạn chế lớn của cơng ty trong thời gian vừa qua chính là việc xây dựng quy trình vận hành giữa các bộ phận, các xưởng và cung cách làm việc phối hợp thực hiện của các bộ phận trong quy trình đó. Cho nên, cơng ty cần phải cơ cấu lại tổ chức, phân công đúng người đúng việc; xây dựng một hệ thống nội quy phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, khoa học,… Xây dựng quy chế lương, thưởng hợp lý, công bằng, phù hợp nhằm tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh, đoàn kết và hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả công tác khai thác nguyên nhiên liệu, vật tư phục vụ chế biến, sản xuất. Công tác khai thác phải chủ động, đảm bảo tiến độ cho chế biến, sản xuất; Việc khai thác các nguồn vật tư,… phải đảm bảo về chất lượng và hợp lý về giá thành. Chất lượng và giá thành nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm của công ty. Do đó, cơng ty cần tìm các nguồn cung ứng đa dạng và xây dựng một quy trình tiêu chuẩn chặt chẽ để đảm bảo các nguồn cung ứng phục vụ cho việc sản xuất và chế biến của công ty.

- Trong một số trường hợp cần thiết, cơng ty cũng có thể xây dựng một kế hoạch dự trữ các nguồn nguyên, nhiên liệu để tránh rủi ro về biến động giá, biến động về thị trường và duy trì được khách hàng truyền thống, lâu năm.

Ngồi ra, cơng ty cũng có thể thương lượng với các nhà cung ứng ký kết các hợp đồng giao hàng theo kỳ hạn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh để hạn chế thiệt hại về tồn kho và áp lực về vốn.

6.2. Cần cải thiện tình hình tài chính của cơng ty theo các hướng sau đây:

- Cần phải cơ cấu lại nguồn vốn vì cơ cấu nguồn vốn hiện tại của cơng ty đang có rất nhiều bất cập trong đó vốn vay ngắn hạn đang chiếm tỷ lệ quá cao. Cần giảm tỷ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn bằng các nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tăng nhanh vòng quay của vốn. Đây là vấn đề quan trọng nhất giúp giảm áp lực vay vốn và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện nay theo tính tốn của cơng ty thì tốc độ vịng quay vốn của cơng ty là 1,2 lần/năm, tương đương thời gian một vòng quay của vốn là 304 ngày với giá vốn hàng bán là 245 tỷ đồng, tương ứng nhu cầu vốn lưu động là 204 tỷ đồng trong khi vốn lưu động hiện có của cơng ty chỉ là 14 tỷ đồng, như vậy nếu trừ đi các khoản nợ khác khoảng 70 tỷ đồng thì cơng ty cần phải vay thêm 120 tỷ đồng. Để giảm áp lực vay vốn, cơng ty cần tăng nhanh vịng quay của vốn lưu động. Vốn lưu động bao gồm vốn lưu động hiện có, vốn lưu động đi vay và các khoản nợ ngắn hạn khác. Như vậy, nếu giảm vốn vay, công ty phải tăng vòng quay của vốn lưu động, còn nếu giảm giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc giảm doanh thu là điều công ty khơng mong đợi mà chỉ có giảm giá thành sản xuất là hợp lý nhất. Để tăng vịng quay vốn lưu động, cơng ty cần thực hiện các giải pháp như:

+ Rút ngắn thời gian nuôi trồng, sản xuất, chế biến để đẩy nhanh tiến độ giao hàng, thu hồi vốn giúp quay vịng nhanh vốn lưu động. Bên cạnh đó cịn làm tăng lợi thế và uy tín cạnh tranh trên thị trường.

+ Làm tốt khâu bán hàng, giao hàng và thu hồi công nợ. Cần thỏa thuận lại với khách hàng về quy trình nhận hàng, giao hàng và thanh toán. Đối với những trường hợp ký gửi tiêu thụ hàng hóa, cần phải thường xuyên theo dõi để thu hồi công nợ kịp thời. Không nên để các khách hàng lợi dụng, lạm dụng công nợ của công ty vào các mục đích kinh doanh của họ.

+ Giải quyết tốt khâu tồn kho. Có kế hoạch tồn kho hợp lý, vừa đáp ứng được khâu bán hàng vừa không để ứ động vốn. Đối với các sản phẩm không thể bán được nữa cần có kế hoạch cải tạo để bán hoặc thanh lý để giảm tồn kho, thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Xác định mức vay bổ sung cho vốn lưu động một cách hợp lý. Vấn đề ở đây khơng phải là vay nhiều hay ít mà là vay hợp lý. Nếu chúng ta sử dụng có hiệu quả vốn vay, thời gian thu hồi vốn nhanh và có thể xác định được phương án trả vốn vay thì việc vay vốn sẽ khơng trở thành gánh nặng đối với cơng ty mà trái lại có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơng ty. Ngược lại, nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả, thời gian thu hồi vốn lâu sẽ là gánh nặng đối với công ty về lãi suất và cơng ty ln ở trong tình trạng bị áp lực về các khoản vay đến hạn trả.

Cần lưu ý thêm là thời hạn vay phải bằng hoặc lớn hơn thời gian quay của vốn lưu động thì cơng ty mới chủ động được trong việc thanh toán các khoản vay đến hạn. + Khai thác nguồn nguyên, nhiên liệu một cách đồng bộ để giúp cho việc thực hiện quy trình, cơng đoạn chế biến hồn thành nhanh hơn.

6.3. Cần đẩy nhanh việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Muốn mở rộng và đa dạng hóa thị trường thì cần phải có một hệ

thống phân phối mạnh có thể đáp ứng được các phân khúc thị trường khác nhau do đó

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w