Thị trường Tân dược

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích hoạt động Maketing và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Tân dược tại công ty dược liệu trung ương 1 potx (Trang 41 - 90)

II.1. Quy mô thị trường thuốc tân dược:

Việt Nam còn là một nước nghèo do đó thuốc Tân dược là mặt hàng phổ biến chiếm hơn 75% lượng tiêu thụ và chiếm gần 20 % giá trị xuất khẩu( Nguồn : Tạp chí dược học số 4/2001, tr2) trong quy mô thị trường là 550 triệu USD/năm tức là khoảng 412,5 Triệu USD/ Năm. Nếu tính toàn thế giới thì quy mô thị trường là 243,42 tỷ USD/ năm.

Thị trường tiêu thụ Tân dược tuỳ vào số lượng người mắc bệnh khác nhau mà có những nhu cầu dùng các loại thuốc khác nhau. Theo báo cáo của tổng quan cục quản lý Dược Việt Nam thì cơ cấu sản phẩm chủ yếu là kháng sinh chiếm 46% tương ứng là 189,75 Triệu USD/ năm; Vitamin 19%( 78,37 Tr USD/ năm); Cảm sốt thông thường 6% (

24,67 tr. USD/ năm) và 29% là một số thuốc còn lại như tiêu hoá, tâm thần, tuần hoàn não…

Thị trường Tân dược là thị trường đặc biệt trong đó việc tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào lượng thông tin tiếp nhận. Luôn xảy ra hiện tượng đối tác này chiếm ưu thế thông tin hơn đối với đối tác kia, dẫn đến sai lệnh về giá trị của đối tượng trao đổi. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng trên thị truờng tự do, làm cho người này bị thiệt trong khi người khác được lợi. ở thị trường Hà Nội, điều này thể hiện rất rõ, người bệnh đã bị thua thiệt do lượng thông tin không đầy đủ, thậm chí chưa chính xác.

Về tình hình cung ứng các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng thuốc Tân dược cho nhân dân. Nhiều công ty được các bác sỹ tư nhân mở các đại lý bán thuốc hay các dịch vụ phòng khám chữa bệnh tại địa bàn Hà Nội tạo ra mạng lưới bán lẻ thuốc sâu rộng, đảm bảo đủ nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân thủ đô. Nhung xu hướng đến các bác sỹ tư và mua thuốc tại các cửa hàng thuốc tư nhân đang tăng lên mặc dù họ phải trả thêm các chi phí khác, song họ vẫn tin rằng ở đây dịch vụ tốt hơn. Song song với việc phát triển các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì xu hướng sử dụng các loại thuốc Tân dược đang tăng lên. Song đòi hỏi của người dân về các loại thuốc này ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, chủng loại, cách dùng và giá cả. Trong giai đoạn hiện nay người dân ưa thích sử dụng các loại thuốc uống ( viên nén, viên dập, viên nhộng), thuốc uống ngoài da, dán vào chỗ đau. Chúng rất tiện dụng, người bệnh dễ dàng sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khác với các loại thuốc nói trên thì thuốc tiêm và dịch truyền đang có xu hướng giảm và không được ưa thích, bởi việc sử dụng chúng không những đòi hỏi sự giúp đỡ trực tiếp của y tá, gây nhiều phiền hà mà còn sợ bị lây nhiễm các bệnh như: viêm gan siêu vi rút, sida, sốt rét…Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt phải cấp cứu thì người ta phải sử dụng mặc dù vẫn băn khoăn e ngại. Bên cạnh ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng. Thuốc tân dược còn kèm theo các phản ứng phụ cho người sử dụng. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay xu hướng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cũng đang được phát triển. Đó là mục tiêu cơ bản nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho dân và xây dựng nền y học Việt Nam.

II.2. Cạnh tranh trên thị trường Tân dược.

Cùng với ngành dược Việt Nam các công ty dược nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung ứng thuốc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Việt Nam, tạo ra thị trường thuốc phong phú lành mạnh đặc biệt là các loại thuốc chuyên khoa đặc trị. Số

lượng và loại hình doanh nghiệp dược Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam năm 2001 như sau:

( Ngu ồn: Cục quả n lý dựơ c- Bộ y tế )

Tại Việt Nam, thuốc ngoại nhập chiếm khoảng 70% giá trị thuốc sử dụng hàng năm do các hoạt động của các công ty nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường thuốc Việt Nam. Ngay cả các công ty dược với nhau, một mặt họ là đối thủ cảntanh mặt khác họ là bạn hàng với nhau, đối tác với nhau bổ trợ cho nhau để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng.

Trong tổng công ty, Công ty DLTWI chỉ chiếm 11.81% tổng doanh thu. Chiếm 35,1% tổng giá trị xuất khẩu dược của tổng Công ty dược Việt Nam và 27% tổng giá trị xuất khẩu dược của toàn ngành. Có thể thấy đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là một số Công ty, xí nghiệp dược trong cùng tổng Công ty Nhà nước: Công ty dược phẩm Trung Ương, xí nghiệp dược phẩm TW I, TWII, XNDP 24, dược Hậu Giang (Nguồn :Mediplantex)

Doan h thu

Stt Loại doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp dược trung ương 20 2 C. ty, xí nghiệp dược địa phương 126 3 C.ty, xí nghiệp dược thuộc bộ ngành khác 06 4 Công ty liên doanh và dự án đã được cấp phép 25 5 Doanh nghiệp tư nhân, TNHH, Cổ phần 492 6 Hãng, công ty dược nước ngoài 201

Doanh thu Giá trị xuất khẩu Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) Công ty DLTWI 396.293,1 11.81 17.723,8 35,1 Tổng công ty Dược

Việt Nam

100%

11.81%

35.10%

100%

Biểu đồ 1: Một số chỉ tiêu của công ty DLTWI so với tổng công ty Dược

Nếu phân chia các doanh ngiệp dược ở Việt Nam theo khu vực địa lý thì : Khu vực Miền Bắc Miền trung Miền Nam

Số lượng 374 180 316

( Nguồn tổng công ty Dược Việt Nam)

Miền Bắc với 25 tỉnh có 374 doanh nghiệp dược mật độ trung bình là 15 doanh nghiệp dựơc trên một tỉnh miền Bắc từ đó cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau; trung tâm thủ đô Hà Nội lại càng khốc liệt hơn vì ở đây tập trung chủ yếu các doanh nghiệp dược là điều tất yếu do trình độ dân trí cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ; thu nhập cao do đó nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cũng tăng theo. Nhưng do doanh nghiệp TWI là một doanh nghiệp nhà nước do đó nó có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác khi tham gia đấu thầu tại các bệnh viện. Miền Trung mức độ cạnh tranh có giảm hơn so với miền Bắc, bình quân 12 doanh nghiệp dược trên một tỉnh mìên Trung. Tuy nhiên ở vùng nào cũng không chỉ có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong địa bàn mà còn có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ở miền khác.Ta thấy tình hình cạnh tranh ở miền Nam là gay gắt hơn cả , với 21 tỉnh thành mà có tới 316 doanh nghiệp dược. Bên cạnh đó một bộ phận không thể tách rời môi trường kinh doanh đó là khách hàng. Một sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty luôn được coi là tài sản có giá trị nhất. Khi khách hàng mua hàng hoá, sản phẩm của công ty nào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của công ty đó bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm phải cao hơn hoặc dùng công ty này chống lại công ty khác. Khách hàng đặc biệt với sức mạnh khi họ mua hàng hoá với số lượng , giá trị lớn, mua thường xuyên. Vấn đề của khách hàng là khả năng thanh toán. Đối với công ty DLTWI thì khách hàng trung gian

Tổng công ty Công ty

Tổng công ty Dược VN

lớn nhất là thị trường các tỉnh, các bệnh viện và thị trường xuất khẩu, các xí nghiệp địa phương, xí nghiệp TW nhận gia công rất ít hàng và chịu trách nhiệm phân phối các mặt hàng đó của công ty. Có thể giải thích điều này là do các xí nghiệp không được phép kinh doanh thuốc. Thị trường thuốc phát triển mạnh trong những năm vừa qua ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thuốc đặc biệt là tham gia vào công tác xuất nhập khẩu do các xí nghiệp TW, địa phương có thể tự cung cấp hàng cho mình với chi phí thấp hơn hoặc có thể chọn những nhà cung cấp mới với nhiều lợi thế hơn.

Không những thế công ty còn chịu sức ép từ phía người cung cấp. Những người cung cấp chính của công ty gồm các tỉnh, xí nghiệp sản xuất TW và địa phương, các công ty TW từ hoạt động sản xuất của công ty và nguồn nhập khẩu. Nhìn chung công ty có mối quan hệ tốt đối với nhà cung câp, số lượng hàng hoá mua vào ngày càng gia tăng theo các năm. Do mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững nên trong những thời điểm cần thiết phải huy động một khối lượng lớn hàng hoá công ty cũng có thể có được. Chính vì vậy công ty luôn giữ được một khoảng cách khá an toàn không để có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Mối quan hệ này cũng tạo điều kịên tốt cho nguồn đầu vào của công ty được ổn định. Đối với nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc sốt rét, cây bạc hà,…công ty đã có những biện pháp chính sách thoả đáng đối với người nông dân và đã chỉ đạo trồng 250 ha cây Thanh Hao Hoa Vàng và cây Bạc hà SK33 để thu mua, chế biến sản xuất và xuất khẩu.

Trong ngành dược, vấn đề chất lượng của thuốc là mối quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua các nhà đầu tư đã không ngừng đầu tư cho ngành sản xuất của mình, phấn đấu đạt tiêu chuẩn GMP. Do đó, tình hình chất lượng thuốc trên thị trường được cải thiện hàng năm với tốc độ hoàn thiện đáng mừng. Theo báo cáo trong suốt năm 2002 cả nước chỉ phát hiện 22 trong tổng số 46.311 mẫu thuốc, chiếm 0,047% là thuốc giả. Chỉ có 2,29 % mẫu thuốc không đạt chất lượng đăng ký ( Nguồn tạp chí dược học- số 1/2003, tr5) Mặt khác, một doanh nghiệp trong nước than phiền rằng sản xuất thuốc tây hiện nay có lãi rất ít trong sự cạnh tranh mệt mỏi. Do trình độ sản xuất nói chung trong đó trình độ công nghệ chưa cao nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều và chưa ổn định. Cũng như ở một số nước như Philipin, Inđonexia, Thái Lan, thị trường dược Việt Nam được dự báo trong vài năm tới các nhóm thuốc như thuốc tiêu hoá, tim mạch, chống nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam có thể nói là khá tương đồng với các nước trên. Theo đó các thuốc sắp hết được bảo hộ độc quyền.

Theo thời gian, các thuốc được phát minh mới sẽ lần lượt phải công khai công thức bào chế và đây là cơ hội vàng cho các công ty generic. Một khi thuốc hết hạn bảo vệ bản quyền sở hữu riêng thì việc sản xuất sẽ diễn ra ồ ạt tại nhiều nước trên thế giới. Sức ép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng lên, đặc biệt trong khi ASEAN đang bàn bạc vấn đè chung với ấn Độ và Trung quốc Do vậy nếu không có sự chuẩn bị trước thì công nghiệp dược của chúng ta sẽ có nguy cơ càng bị chèn ép. Như vậy chúng ta phải chủ động đón đầu về tiềm năng của các nhóm hoạt động trong sản xuất, trước hết là sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thêm vào đó, tâm lý của người dân cũng như của cả bác sỹ kê đơn tin dùng hàng nhập ngoại hơn. Từ đó nảy sinh tình trạng hàng ngoại dù giá cao mà vẫn bán tốt, thu lợi cao để từ đó càng có điều kiện thúc đẩy các hoạt động xúc tiến bán hàng. Còn hàng nội do không thể cạnh tranh nổi nên các Công ty nội đua nhau chuyển sang hạ giá bán, cùng nhau chịu lãi ít hoặc lỗ. Xu hướng chênh lệch về giá giữa thuốc nội và thuốc ngoại ngày càng cao. Với một nhóm người có thu nhập cao khi mắc bệnh cũng như khi có nhu cầu về thuốc họ thường ít quan tâm đến thuốc tân dược, cái mà họ cần là thuốc đông dược, do đó đông dược có lợi thế cạnh tranh hơn tân dược trong nhóm khách hàng này.

II.3.Các yếu tố chi phối thị trường tân dược nội địa

1. Các yếu tố kinh tế

Các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các hoạt động của ngành kinh tế nói chung và đối với ngành dược nói riêng, Các yếu tố kinh tế có các tác động chủ yếu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung trong các năm qua nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối ổn định . Điều này được thể hiện ở bảng sau

Bảng 10 : Tốc độ tăng tăng quy mô thị trường Tân Dược

Năm GDP% Tốc độ tăng quy mô thị trường tân dược (%)

2000 6,7 5,41

2001 7,5 16,94

2002 7,04 13,08

2003 7,24 14,6

Tuy nhiên, so với mục tiêu bình quân 5 năm 2001- 2005 là 7,5 % thì năm 2004 phải đạt 7- 7,5 % . Riêng trên địa bàn Hà Nội năm 2002 tăng 10,25% ( kế hoạch là 10-11%) là

mức tăng cao nhất trong năm năm trở lại đây. Khi kinh tế phát triển thu nhập người dân tăng lên thì nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ của người dân cũng ngày càng tăng. Cầu thị trường về sản phẩm gia tăng là yếu tố tích cực kích thích sự phát triển của ngành dược nói chung và Công ty DLTWI nói riêng.

-Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái cũng là một trong số những ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tác động đến cả cung cầu về tiền và từ đó tác động đến giá cả hàng hoá. Tỷ giá cao sẽ khuyến khích xuất khẩu và ngược lại, tỷ giá thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.

Với bất kỳ một tỷ giá nào bién động bất lợi trong thời gian các công ty xuất hàng hay nhập hàng tân dược cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người kinh doanh và mức giá trên thị trường. Cụ thể là nếu tỷ giá cao sẽ khuyến khích xuất khẩu nhưng chẳng may thời gian đó các công ty dược Việt Nam thực hiện hoạt động nhập khẩu là chủ yếu sẽ là một điều lợi. Hoặc như trường hợp các công ty này buộc phải thực hiện hợp đồng trong khi tỷ giá thấp thì bất lợi này sẽ làm giảm doanh thu lớn. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh tân dượccũng như các mặt hàng khác chịu sức ép từ cả hai phía của việc tăng hay giảm tỷ giá hối đoái.

- Tỷ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, lợi nhuận của công ty, của cán bộ công nhân viên và đến toàn xã hội. Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm cho giá trị của một đồng thu nhập giảm xuống và như vậy ảnh hưởng đến chi tiêu cho gia đình. Khi giá trị thu nhập thấp sẽ chú ý đến các yếu tố tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ như đề về ăn, ở, mặc,..mà ít chú trọng đến công tác bảo vệ sức khoẻ và như vậy đối với ngành dược sẽ gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lạm phát tăng nghĩa là giá tăng làm tăng cung nhưng cầu thị trường giảm xuống. Tỷ lệ lạm phát tăng thì giá của các yếu tố đầu vào cũng tăng do đó các nhà sản xuất sẽ sản xuất ít đi hoặc phải tăng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát những năm gần đây không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế và đây là một cơ hội cho ngành dược tiếp tục phát triển.

2. Chất lượng môi trưòng và cuộc sống

Thị trường nứơc ta chủ yếu là thị trường nông thôn bởi dân cư phân bố ở vùng này cao hơn vùng khu vực đô thị. Sức mua của khu vực nông thôn cũng thấp do vậy sự chấp nhận

thuốc ngoại giá cao khó hơn sự chấp nhận thuốc nội giá phải chăng. Mạng lưới phân phối ở tuyến Tỉnh, Huyện tuy còn yếu nhưng vẫn nằm trong vùng chỉ đạo của nhà nước. Mối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích hoạt động Maketing và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Tân dược tại công ty dược liệu trung ương 1 potx (Trang 41 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)