Thị trường dược phẩm Việt nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích hoạt động Maketing và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Tân dược tại công ty dược liệu trung ương 1 potx (Trang 38 - 41)

I. Những khái quát chung về thị trường dược phẩm

I.2. Thị trường dược phẩm Việt nam

Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay rất sôi động có xu hướng phát triển mạnh, hứa hẹn nhiều tiềm năng thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà kinh doanh dược phẩm trong nước và ngoài nước.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định từ năm 1999- 2002 tốc độ phát triển kinh tế cao và đạt từ 4,8- 7,04%/ năm, ngành dược Việt Nam tăng trưởng bình quân 13%/ năm riêng tổng công ty có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% / năm ( Nguồn: Đề án đảm bảo và cung ứng và bình ổn giá thuốc- Bộ Y tế – Tr7).

Với quy mô dân số Việt Nam hiện nay khoảng trên 80 triệu dân thì quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam vào khoảng 550 triệu USD/ năm. Tiền thuốc bình quân đầu người( USD) ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số qua các năm 2000- 2003:

Năm 2000 2001 2002 2003 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 6.7 7.5 7,04 7,24 Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,51 1,50 1.32 0.77 Tiền thuốc bình quân đầu người (USD) 5,6 5,97 6.56 7.53

( Nguồn : Tình hình sản xuất kinh doanh dược toàn quốc qua các năm- Cục quản lý Dược).

Theo dự báo của của cục thống kê thì dân số Việt Nam vào khoảng năm 2010 sẽ tăng vào khoảng 93 triệu dân và số tiền thuốc bình quân đầu người khoảng 15 USD/ người, như vậy thf quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt từ 1,4- 1,5 tỷ USD. Như vậy thị truờng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Hiện nay số thuốc đang lưu thông trên thị trường Việt Nam vào khoảng 8000 mặt hàng các loại ( Nguồn cục quản lý dược- Bộ y tế). Việt Nam có thị trường dược lớn thứ tư trong khu vực Đông Nam á với tốc độ tăng trưởng bình quân đứng thứ ba. Ước tính thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tới 677 triệu USD vào năm 2005. Đó la chưa kể năm 2005 chúng ta phải nhìn asean như một thị trường chung với quy mô gần 6,4 tỷ USD ( Nguồn : tồng hợp từ IMS Health và : IMS PADDS Sales of Intnl products" và " Scrrips company langue table 2001" ). Trên thị trường dược phẩm, các thuốc được cung cấp bởi các nhà sản xuất không phải là người phát minh ra công thức (thuốc generic) luôn chiếm tỷ trọng lớn. ở Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trong khu vực thuốc generic luôn chiếm xấp xỉ 70% thị trường về giá trị và có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung. Như vậy ngay cả khi chưa có điều kiện nghiên cứu cho ra đời các thuốc mới thì tiềm năng của thị trường thuốc generic, thì trước hết là thị trường trong nước, sau đến là thị trường ASEAN, cũng đã lớn hơn rất nhiều lần so với năng lực sản xuất của ngành dược Việt Nam. Một điều nữa là tình hình thuốc giả đang làm rối loạn thị trường hiện nay. Năm nào cũng có những trường hợp thuốc của nước ngoài bị đình chỉ lưu hành trên thị trường Việt Nam, do quá đắt hoặc không đảm bảo chất lượng… Đó là chưa kể những món hàng nhập lậu ngành Y tế không thể kiểm soát được chất lượng.

Và người bệnh chỉ dựa và cách phát âm khi mua thuốc nên dễ lẫn thuốc giả với thuốc thật. Hơn nữa mẫu mã bao bì lại tương tự nên người tiêu dùng càng khó phân biệt. Mặt khác thuốc là mặt hàng đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong khi thị trường thuốc hiện nay rất phức tạp vì thuốc giả đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng, gây ra những tổn thất về tiền bạc cho người tiêu dùng, cũng như những thiệt hại to lớn, và uy tín của những nhà bào chế chân chính, gây rối loạn thị trườngthuốc dẫn đến những khó khăn phức tạp cho công tác quản lý dược của nhà nước, làm giảm lòng tin người tiêu dùng đối với thuốc sản xuất trong nước và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín và vị trí của Việt Nam trong thị trường thế giới. Nhất là trong giai đoạn hội nhập phức tạp nhất hiện nay.Thuốc giả có thể chia làm bốn loại :

- Loại có hoạt chất khác với nhãn ghi thêm chỉ có thuốc độc

- Loại có hoạt chất đúng với nhãn nhưng hàm lượng thấp hơn

- Loại đúng hoạt chất và đủ hay không đủ hàm lượng nhưng giả mạo bì nhãn hiệu, màu sắc, và nguồn gốc (thuốc nhái).

Các trường hợp thuốc giả:

- Thuốc giả thuốc ngoại: Thuốc giả thuốc ngoại hoàn toàn giống thuốc thật từ tên thuốc, mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói, dạng bào chế. Ví dụ

(Nguồn: Tạp chí dược học- số 5/2000 trang7,8)

- Thuốc nội giả thuốc nội : Thuốc nội giả bằng cách nhái tên, mẫ mã bao bì. Một loại thuốc khác đang được ưa chuộng có khi chỉ nhái tên còn mẫu mã bao bì hoàn toàn khác thuốc thật. Ví dụ :

(Nguồn tạp chí

dược học- số 5/2000 tr7,8)

- Thuốc ngoại mạo thuốc ngoại trên thị trường Việt Nam ít khi gặp hơn nhưng vẫn có khi xảy ra. Ví dụ như Biolactyl của DB Phama (Pháp) và Biolactyl của Young II Pham Co. LTD ( Hàn Quốc).

Thuốc mạo giống y như thuốc thật về hình thức, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được thật hay giả ở hình thức bên ngoài. Chẳng hạn như nét chữ in trên bao bì không được sắc nét như hàng thật, hay chữ bị mất nét, màu sắc không giống như trên bao bì thật, có những chỗ bị lem…

* Nhận xét chung về thị trường dược phảm Việt Nam:

Thuốc giả Thuốc thật

Midexcasol Madecasol Celéskamin Celéskamine Pỡbanthène Bèpanthène

Nystecline Mycostatine( Nystatine) Top- xil Toplesil

Calcium&D Calcium+ D

Thuốc mạo Thuốc thật

Codein

Acodine Coandin

Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện có quy mô nhỏ (550 triệu USD/ năm)

- Mức tiêu thụ thuốc bình quân đang ở mức thấp, có xu hướng tăng cao cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

- Đối với ngành tân dược non trẻ của chúng ta, việc tập trung vào nghiên cứu đầu tư phát triển các thuốc mới, các dạng bào chế mới là mạo hiểm, chưa phù hợp với giai đoạn 2002- 2005. Nói cách khác tập trung vào việc sản xuất thuốc generic cần được xác định là ưu tiên hàng đầu, là bước đi đúng hướng hiện nay và cần được triển khai càng sớm càng tốt.

- Thuốc giả đang làm rối loạn thị trường.

- Điều đặc biệt là từ đầu năm trở lại đây, giá các mặt hàng thuốc tân dược tăng mạnh , trong đó có một số vài thuốc tăng gấp đôi so với vài tháng trước. Các loại thuốc và nguyên liệu thuốc tăng mạnh nhất là Vitamin C, nguyên liệu thuốc cảm là Paracetamol, nguyên liệu Vitamin C, với mức tăng từ 0,42 USD- 12USD/ kg ( đối với nguyên liệu thuốc) và tăng gấp đôi đối với mặt hàng thuốc thành phẩm ( Vitamin C) ( Nguồn: Thời báo kinh tế Viẹt Nam số 42 -14/3/03)

* Mối quan hệ thị trường trong và ngoài nước: Do ngành dược Việt Nam còn chưa mạnh nên tình trạng nhập siêu là chưa thể tránh khỏi, sự phụ thuộc vào nguyên liệu, bao bì máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài và cũng chưa đáp ứng được một lượng lớn thành phẩm trong nước đang có nhu cầu sử dụng. Tỷ lệ nhập siêu trong ngành còn lớn, vì vậy nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu để cân đối một phần ngoại tệ cho việc nhập khẩu. Ngành dược phẩm Việt Nam nhờ vào những phát minh của nước ngoài để sản xuất những thuốc generic nhằm phục vụ nhu cầu trong nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích hoạt động Maketing và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Tân dược tại công ty dược liệu trung ương 1 potx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)