THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 30)

- Chị Hương là con gái của ông Lưu →

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ơng Lưu cho bà Xê?

Trích đoạn Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Trước khi chết, ơng Lưu có để lại di chúc cho bà được quyền sử dụng toàn

bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình.” và “Cơng nhận di chúc ngày 27-7-2002 do ơng Lưu viết có xác nhận của ơng Nguyễn Văn Thành trưởng khu phố 10 phường 6, thành phố Mỹ Tho ngày 19-9-2002 là di chúc hợp pháp.”.

2. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu khơng? Vì sao?

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”.

Theo đó chỉ có bà Thẩm thuộc diện được thừa hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu. Cịn bà Xê và bà Hương thì khơng. Giải thích:

- Bà Xê khơng thuộc diện những trường hợp quy định tại Điều trên mà bà là người thừa kế tài sản theo di chúc.

- Bà Hương không phải là người thừa kế tài sản theo di chúc và cũng không thuộc các trường hợp được quy định trong Điều trên. Vì bà thuộc diện con thành niên nhưng vẫn có khả năng lao động.

- Bà Thẩm vẫn đang là vợ hợp pháp của ông Lưu và bà đã già yếu, khơng cịn khả năng lao động. Đồng thời bà cũng là người thừa kế ở hàng thứ nhất nhưng không được ông Lưu xác định là người thừa kế tài sản theo di chúc. Bên cạnh đó Bà Thẩm không thuộc các trường hợp ở Khoản 2 Điều trên.

Xét thời điểm vụ án, Toà áp dụng quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005. Về cơ bản, nội dung của Điều 644 Bộ luật

Dân sự năm 2015 khơng có sự thay đổi đáng chú ý nên xét ở Bộ luật dân sự 2005 hay Bộ luật Dân sự 2015 thì chỉ có bà Thẩm mới thuộc diện được thừa hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.

3. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu vì bà thuộc các trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 và bà đã có cơng ni dưỡng con chung của bà và ơng Lưu.

Trích đoạn Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, khơng

cịn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ơng Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu

Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp ni dưỡng con chung từ lúc cịn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ơng Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”.

4. Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?

Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì bà vẫn được hưởng thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu. Giải thích:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005) về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

→ Bà Thẩm thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vì bà vẫn đang là vợ hợp pháp của ông Lưu, thuộc diện người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.

5. Nếu di sản của ơng Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

Nếu di sản của ơng Lưu có giá trị 600.000.000 đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là 133.333.334 đồng. Cụ thể:

- Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005) về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: “Những người sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.”

bà Thẩm được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

- Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông Lưu gồm bà Thẩm, bà Xê và chị Hương và bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông, tức bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vậy nên suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật là 200.000.000 đồng.

→ Từ hai cơ sở trên có thể kết luận bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là 133.333.334 đồng – tức hai phần ba của 200 triệu đồng.

6. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận khơng? Vì sao?

Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì u cầu của bà Thẩm khơng được chấp nhận. Giải thích:

- Bà Thẩm thuộc diện người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu và chỉ được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật như theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005). Mà di sản bằng hiện vật của ông Hưu không thể chia theo tỷ lệ hai phần ba .

- Thay vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 685 Bộ luật Dân sự năm 2005) về phân chia di sản theo pháp luật:

“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

→ Như vậy:

- Về việc phân chia di sản bằng hiện vật thì những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.

- Để được pháp luật công nhận sự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế phải cùng nhau ký vào văn bản và phải công chức, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó. Sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản, cần tiến hành mở thừa kế để chia cho các bên.

- Theo quy định tại Điều 57 Luật cơng chứng năm 2014 cũng có quy định cụ thể về Cơng chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Việc công chứng bản thỏa thuận này là cần thiết để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra sau này về vấn đề phân chia di sản thừa kế. Do đó tại thời điểm hiện tại gia đình bạn bao gồm những người thuộc hàng thừa kế có thể lập văn bản phân chia di sản thừa kế trong đó thể hiện ý chí của các bên. Đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao nhất văn bản này nên được thực hiện công chứng tại văn phịng cơng chứng.

7. Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ơng Tâm và ơng Nhật là con của cụ Khánh?

Trích đoạn Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tịa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh: “Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ Anh Văn Lầm (chết năm 1938 ) có 2 con là bà Nguyễn Thị

Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932. Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt( chết năm 1973 ) có 1 con là ơng Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930. Năm 2002 cụ Khánh chết . Mặc dù các đương sự khơng xuất trình được giấy khai sinh một cách đầy đủ nhưng đều thống nhất xác nhận các con của cụ Khánh là bà Khót , ơng Tâm. ơng Nhật.”.

8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng tồn bộ tài sản có tranh chấp?

Ơng Nguyễn Tài Nhật là người được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp.

Trích đoạn Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tịa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh: “Ngày 30/5/1992 tại phịng cơng chứng nhà nước số 2 TPHCM cụ Khánh lập di chúc

cho ông Nhật là người duy nhất được quyền thừa kế căn nhà 83 Lương Đình Của , phường An Khánh, quận 2.”

9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ơng Tâm có là con đã thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ơng Tâm đã là con đã thành niên của cụ Khánh. Trích đoạn Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tịa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh: “Tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71 tuổi, ơng Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4,

thấy tại Điều 140, 145 của Bộ luật lao động năm 1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ ”

10. Bà Khót và ơng Tâm có được Tịa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Bà Khót và ơng Tâm khơng được Tịa án chấp nhận cho hưởng thường kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Trích đoạn Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tịa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh: “Hội đồng xét xử nhận thấy khơng có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà Khót, ơng

Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể mỗi người được hưởng là 400tr đồng” và “Bộ luật lao động cịn có các quy định về chế độ đối với người lao động từ 56 tuổi trở lên đối với nữ và từ 61 tuổi trở lên đối với nam. Như vậy, pháp luật không đặt ra giới hạn tuổi tối đa được tham gia các quan hệ lao động mà việc tham gia quan hệ lao động để được hưởng các chế độ đãi ngộ chứ không phải là căn cứ xác định một người khơng cịn khả năng lao động. Các ngun đơn cũng khơng xuất trình giấy tờ được chứng minh tại thời điểm mở thừa kế họ là những người khơng cịn khả năng lao động. Hơn nữa, từ trước đến nay, ơng Tâm, bà Khót có đời sống kinh tế độc lập, khơng phụ thuộc vào ơng Khánh. Bà Khót có gia định, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng cịn được hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo diện người có cơng với cách mạng khoảng 400.000 đồng, cịn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo qui định thì ơng bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn 2tr đồng”.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 30)