NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 34 - 48)

- Chị Hương là con gái của ông Lưu →

NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

1. Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 372 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ có quy định nghĩa vụ sẽ chấm dứt khi:

“Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”.

Tức rằng nghĩa vụ của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt nếu nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân thực hiện. Đây là một cam kết cá nhân, là nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ nên khơng thể chuyển giao cho người thừa kế.

- Ví dụ như ơng A nhận vẽ một bức tranh cho B và trước khi chết, A chưa hoàn thiện bức tranh này, Đây là nghĩa vụ phải do chính A thực hiện, gắn liền với cá nhân của A nên khi A chết thì nghĩa vụ này cũng chấm dứt

Ngược lại, nếu không phải là những nghĩa vụ thuộc loại nghĩa vụ nói trên thì có thể suy luận là nghĩa vụ này không đương nhiên chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết.

Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền,

nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể nhận thấy một số nghĩa vụ tài sản của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cịn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.

2. Theo Bộ luật Dân sự, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng khơng vượt q phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Theo đó, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Ơng Lưu có nghĩa vụ ni dưỡng chị Hương từ khi cịn nhỏ đến khi trưởng thành khơng?

Ơng Lưu có nghĩa vụ ni dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật hơn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thì: “Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành

niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình."

4. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?

Trích đoạn Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: "Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà

Thâm là người trực tiếp ni dưỡng con chungchung từ lúc cịn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức ni dưỡng con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có u cầu)".

5. Theo Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm u cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ơng Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung khơng?

Theo Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao, nếu bà Thầm u cầu thì phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp cơng sức ni dưỡng con chung.

Trích đoạn Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là

người trực tiếp ni dưỡng con chung từ lúc cịn nhỏ cho đến khi trưởng thành,khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)".

6. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tịa án.

Hướng giải quyết trên của Tồ án là hợp lý. Giải thích:

- Căn cứ vào các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015; đồng thời, trách nhiệm nuôi dạy con cái cũng phù hợp với đạo lý của người Việt Nam. Việc Toà án cho rằng ơng Lưu có nghĩa vụ bù đắp cơng sức ni dưỡng con chung là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, Tồ án chỉ u cầu thanh tốn nghĩa vụ này trong trường hợp bà Thầm có u cầu. Bộ luật Dân sự năm 2015 khơng quy định cụ thể đối tượng cần được nhận tiền cấp dưỡng từ người đã chết nên khơng có căn cứ để khẳng định việc này. Tuy nhiên, việc con cái phụ thuộc vào cha mẹ để được chăm sóc, ni dưỡng là điều dễ hiểu.

- Nếu bà Thẩm cho rằng khoảng thời gian ni con khơng có sự đóng góp cơng sức của ơng Lưu là quá khó khăn và cần được bù đắp thì việc thanh tốn nghĩa vụ này là hợp lý. Ngược

lại, nếu bà không có u cầu thì cũng khơng có cơ sở để Tòa khẳng định chị Hương là người phụ thuộc vào ơng Lưu, khơng có ơng thì việc ni dưỡng là khó khăn nên cần được thanh tốn tiền cấp dưỡng cịn thiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì lẽ đó, Tịa có cân nhắc đến nghĩa vụ thanh tốn tiền cấp dưỡng trong trường hợp có yêu cầu từ phía bà Thẩm là hợp tình, hợp lý.

7. Trong Quyết định số 26, ai là người có cơng chăm sóc, ni dưỡng người q cố khi họ cịn sống?

Người có cơng chăm sóc, ni dưỡng người q cố khi họ cịn sống là ơng Vân và ơng Vi. Trích đoạn Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao: “Ơng Vân có cơng chăm sóc cha mẹ và cơng quản lí di sản, ơng Vi có cơng lớn

trong việc ni dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà).”.

8. Trong Quyết định trên, theo Tịa giám đốc thẩm, cơng sức chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?

Toà giám đốc thẩm xác định cơng sức chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ của ơng Vân, ơng Vi cần được xác định rõ cơng sức chăm sóc cha mẹ và quản lí di sản của ơng Vân và ơng Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ rồi số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế.

9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố)

Hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố) là hợp lí. Giải thích:

- Vì trong q trình xét xử của Tồ án cấp sơ thẩm và Tồ án cấp phúc thẩm cịn nhiều vấn đề chưa được xác minh rõ, chưa có đủ căn cứ xác thực, cơ sở chính xác. Chẳng hạn như Toà án các cấp chưa thẩm định và đo đạc hiện trạng đất tranh chấp mà chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Phúc để định giá và phân chia di sản là không chính xác; hoặc là các đương sự khai khơng thống nhất về phần diện tích nhà nào là của cụ Phúc, cụ Thịnh để lại, nhà nào do vợ chồng ông Vân làm mà Toà án các cấp chưa xác minh rõ mà đã vội xác định 2 ngôi nhà một tầng là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh; hoặc là Toà án cấp phúc thẩm xác định ơng Vân, ơng Vi có cơng chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ nhưng khơng xác định rõ cơng sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế.

10. Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?

Nghĩa vụ của ơng Định được Tồ án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định là nghĩa vụ thanh toán nợ và xử lý tài sản thế chấp với doanh nghiệp Yue Da Mining cũng như là cho nguyên đơn được sở hữu cổ phần công ty Sao Mai của ơng Định.

Trích đoạn Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh: “Đơn khởi kiện bổ sung ngày 05/10/2020 là buộc các bị đơn phải chịu trách nhiệm

bằng các tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của mình là 50.000 cổ phần tại Cơng ty Sao Mai. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu cầu về nợ và xử lý tài sản thế chấp. Nội dung này cũng

được HĐTT nêu rõ tại phần cuối Đoạn 163 Phán quyết.”.

11. Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng như vậy của Tịa án có thuyết phục khơng, vì sao

Trích đoạn Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh: “Xét, lời trình bày này là khơng có căn cứ để chấp nhận vì pháp luật khơng có

quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp.”.

Theo tôi, hướng giải quyết của Tồ án là chưa thuyết phục. Giải thích:

- Ơng Lĩnh và bà Thành chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì ơng Lĩnh và bà Thành chưa có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản mà người chết là ông Định để lại (căn cứ vào Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 thì kể từ thời điểm người thừa kế mở thừa kế thì họ mới có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản do người chết để lại.)

(Trang Anh – 2 câu)

12. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của nguời để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời hiệu thừa kế:

“3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

13. Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ơng Định chưa đến hạn thực hiện. Trích đoạn Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh: “Xét, theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thì “Thời hiệu

yêu cầu người thừa kể thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Người yêu cầu dựa vào quy định này đều cho rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế là ông Lĩnh, bà Thành thực hiện nghĩa vụ của người chết (ông Định) để lại đã hết do ông Định chết vào ngày 12/6 / 2015 và ngày nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện là ngày 17/5 2019 (thực tế VIAC nhận đơn ngày 29/5/2019). Tuy nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5 2017 và một số đợt thanh tốn sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 01/6 / 2017. Do đó, mặc dù ơng Định đã chết vào ngày 12/6 2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6 2015 đến ngày 31/5 / 2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị don) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.”

14. Vì sao Tịa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tịa án như vậy có thuyết phục khơng, vì sao?

Hướng giải quyết của Tịa án như vậy là thuyết phục vì nó bảo đảm được quyền và lợi ích của bên phía nguyên đơn cũng như phù hợp với quy định của pháp luật.

Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019 vì giữa nguyên đơn với bà Soan và công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh tốn sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần là ngày 1/6/2017. Do đó, mặc dù ơng Định đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn) theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan khơng tính vào thời hiệu khởi kiện. nếu trừ khoảng thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 3 năm nên chưa hết thời hiệu khởi kiện. mặt khác, theo quy định tại điều 33 Luật Trọng tài thương mại thì nguyên đơn cũng đã nộp đơn khởi kiện trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thơng qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay khơng?).

Theo tơi, quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 34 - 48)