Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 31 - 34)

- Chị Hương là con gái của ông Lưu →

13.Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.

Điểm giống: Đều là sự chuyển giao tài sản hoặc quyền tài sản trên tinh thần tự nguyện

giữa các bên. Điểm khác: Nội dung Khái niệm Phương thức thể hiện Ý chí của chủ sở hữu tài sản

cho Thời điểm có hiệu lực Nghĩa vụ của người nhận di sản/tặng cho tài sản

14. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ơng Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?

Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê tồn bộ tài sản của ơng Lưu thì bà Thẩm khơng được hưởng một phần di sản của ơng Lưu như trên.

Có thể thấy rằng ngồi phần thừa kế theo di chúc, pháp luật hiện hành của chúng ta không quy định (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) tương tự đối với các giao dịch khác. Điều đó có nghĩa là, nếu người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác mà khơng theo cách thức của di chúc như tặng cho thì chưa có quy định bảo vệ những người nêu trong phần trên. Chẳng hạn, nếu như ông Tiền không lập di chúc mà trước khi chết lập hợp đồng tặng cho

bà Liệu toàn bộ di sản thì khơng có cơ sở để áp dụng chế định mà chúng ta đang nghiên cứu. Do đó, mẹ và con ơng Tiền khơng được pháp luật bảo vệ .

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chế định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: “Trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho

hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó”. Tuy nhiên, việc này

phụ thuộc vào di sản của người chết mà di sản phụ thuộc vào khối tài sản có tại thời điểm mở thừa kế. Do đó, để tránh những quy định này, người có di sản chỉ cần tặng cho người khác tài sản của mình trước khi chết.

15. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế nào?

Pháp luật nước ngoài điều chỉnh theo hướng bảo vệ những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, đồng thời không làm ảnh hưởng tới số tài sản tặng cho đối với người tặng cho và người được tặng cho.

Theo quy định tại Điều 954 Bộ luật dân sự Pháp: “Trong trường hợp việc tặng cho bị hủy bởi các điều kiện kèm theo không được thực hiện, người tặng cho được trả lại tài sản đã tặng cho và không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ bất động sản tặng cho như đối với người được tặng cho”.

16. Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho.

Việc một người thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản trước khi chết là theo sự thỏa thuận giữa bên cho và bên được tặng, hay nói người đó đã thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản cho người khác. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể như trong vụ việc trên, bà Thẩm là vợ hợp pháp và chị Hương là con đẻ của ông Lưu, căn cứ theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”

Nhận thấy, bà Thẩm và chị Hương có quyền được hưởng di sản của ông Lưu. Đồng thời, xét trên phương diện về mặt đạo đức, bà Thẩm đã một mình ni con suốt nhiều năm nên việc ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê tồn bộ tài sản là khó chấp nhận được.

Thực tế hiện nay cho thấy, pháp luật nước ta quy định chưa thực sự chặt chẽ về vấn đề tặng cho tài sản. Vì vậy, việc mở rộng chế định thừa kế cho cả hợp đồng tặng cho là thật sự cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thân của người để lại di sản.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 31 - 34)