Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 33 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tiến hành tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, hai khoảng trống nghiên cứu được chỉ ra như sau:

Thứ nhất, về phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đến nay đã có các tài liệu nghiên

cứu về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở phạm vi cấp quốc tế nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự tác động của 2 chỉ số này ở phạm vi các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn 2005-2018. Như đã đề cập trong phần

phạm vi nghiên cứu, giai đoạn 2005-2018 là giai đoạn mà tác động của hội nhập tài chính đã được ghi nhận là rất sâu rộng đối với các nước đang phát triển trên thế giới. Mặc dù hội nhập tài chính có những tác động khơng mong muốn ở các nước khác nhau tùy theo các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau, song điều không thể phủ nhận là hội nhập tài chính đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng đói nghèo ở nhiều nước đang phát triển khu vực Châu Á. Do vậy, đây là giai đoạn có thể được lựa chọn để nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á.

Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu: Trong các nghiên cứu trước đây, có nghiên

cứu đo lường hội nhập tài chính bằng chỉ số de jure (phổ biến nhất là chỉ số Kaopen) hoặc cũng có những nghiên cứu chỉ sử dụng chỉ số de facto (tổng dòng vốn vào và ra FDI so với GDP hoặc dùng tổng dòng vốn FDI, FPI và vốn vay ngân hàng) đều chưa đánh giá hội nhập tài chính một cách thật sự tồn diện. Vì vậy, luận án được kỳ vọng bổ sung, lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng việc sử dụng kết hợp chỉ số de facto (tổng tài sản nước ngoài và tổng nợ nước ngoài so với GDP) với chỉ số de jure (Kaopen) để đánh giá mức độ hội nhập tài chính. Phương pháp định lượng gồm OLS gộp, FEM, REM, GMM hệ thống được áp dụng để lượng hoá tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á. Cuối cùng, để phát triển các nghiên cứu trước đây, 2 biến kiểm sốt tác động đến tình trạng đói nghèo được đưa vào mơ hình kinh tế lượng gồm biến y tế và biến thể chế cụ thể là chỉ số đo lường ổn định chính trị, bạo lực và khủng bố tại các quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án đã tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sự tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước. Các nghiên cứu lý thuyết hay thực nghiệm được công bố trong những phạm vi không gian và thời gian khác nhau nhưng đều đã chỉ ra sự tác động gián tiếp của hội nhập tài chính đến đói nghèo thông qua các kênh tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính, phân phối thu nhập, v.v… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở Châu Á. Nói cách khác, nghiên cứu về sự tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo ở phạm vi các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn 2005-2018 là khoảng trống nghiên cứu hồn tồn có thể được chọn. Về tiếp cận đánh giá mức độ hội nhập tài chính, việc sử dụng kết hợp chỉ số de facto (tổng tài sản nước ngoài và tổng nợ nước ngoài so với GDP) với chỉ số de jure (Kaopen) cũng có thể coi là một sự bổ sung cho các nghiên cứu đã cơng bố. Ngồi ra, để bổ sung thêm về phương pháp nghiên cứu, cả lý thuyết và thực nghiệm, luận án sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm OLS gộp, FE, RE, GMM hệ thống được áp dụng để đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á.

Dựa trên nội dung đã được tổng quan ở Chương 1, Chương 2 của luận án sẽ tập trung hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và xây dựng khung nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các quốc gia.

Chương 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐĨI NGHÈO CỦA CÁC QUỐC GIA

Chương 1 của luận án đã tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo. Những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm không thể phủ nhận về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo. Quan trọng hơn thế nữa, các nghiên cứu được cơng bố đã từng bước hình thành nền tảng lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu đó, Chương 2 của luận án sẽ hệ thống hóa để hồn chỉnh hơn cơ sở lý luận về hội nhập tài chính, tình trạng đói nghèo, các kênh tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo. Thêm vào đó, một số bài học kinh nghiệm về hội nhập tài chính và sự tác động đến tình trạng đói nghèo từ một số nước đang phát triển trên thế giới có thể được coi như cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)