Lộ trình hội nhập tài chính

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 38 - 41)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về hội nhập tài chính

2.1.2. Lộ trình hội nhập tài chính

Hội nhập tài chính được tiến hành trên cơ sở tự do hóa thương mại. Hội nhập tài chính có mối quan hệ rất chặt chẽ với tự do hố tài chính. Q trình hội nhập tài chính khơng thể xảy ra nếu khơng có tự do hố tài chính. Tuỳ vào mục tiêu và điều kiện của từng quốc gia, lộ trình hội nhập tài chính có thể thực hiện một cách khác nhau. Thơng thường, quá trình này trải qua những bước sau:

Bước 1: cải tiến và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, đây là điều kiện tiền đề để phát triển cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính.

Ngân hàng thương mại đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tích lũy các khoản tiết kiệm nhàn rỗi của người dân và sẵn sàng tham gia các hoạt động đầu tư, tín dụng. Với sự đóng góp các dịch vụ của các ngân hàng thương mại, các giao dịch thương mại trong và ngoài nước diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Các ngân hàng thương mại giúp tăng cường khả năng lưu động của dòng vốn trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng thương mại của một quốc gia hoạt động hiệu lực, hiệu quả và có kỷ luật sẽ mang lại sự tăng trưởng nhanh chóng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Bước 2: tự do hố hồn tồn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Tự do hoá lãi suất là một phần quan trọng của hội nhập tài chính, bản chất của sự tự do hố lãi suất chính là cơ chế điều hành trong đó lãi suất hồn tồn được xác định bởi cung cầu vốn trên thị trường. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ

để điều hành theo định hướng thị trường. Hay nói theo cách khác, đây chính là bước nhà nước gỡ bỏ tài chính kiềm chế trong nước. Tài chính kiềm chế gây ra khơng ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế cũng như sự mất ổn định kinh tế vĩ mơ vì hệ thống tài chính khơng được phát triển và không thể thực hiện được những chức năng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, ngân sách nhà nước luôn phải bao cấp và thường xuyên ở trong tình trạng thiếu hụt vì các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi dẫn tới ln có tâm lý phụ thuộc, khơng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.

- Tự do hoá lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao gồm: Cơ cấu lại các khoản nợ khó địi, tiến hành tư nhân hố một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, áp dụng các chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân hàng.

- Trong tiến trình hội nhập tài chính, chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết cần

được áp dụng để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế của quốc gia. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ, trong đó, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định.

Bước 3: Tự do hoá khu vực ngân hàng thương mại (sự gia nhập ngân hàng nước ngoài vào trong nước) và thị trường chứng khoán:

- Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài vào trong một quốc gia sẽ mang lại những lợi ích như sau: Một là, sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài làm tăng hiệu quả của khu vực ngân hàng trong nước. Hai là, cạnh tranh gia tăng có xu hướng làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ba là, việc phân bổ các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân có thể được cải thiện. Điều này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn (Levine, 1996). Bốn là, sự hiện diện của các ngân hàng thương mại nước ngoài thúc đẩy việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và giám sát ngân hàng thương mại trong nước, đồng thời nâng cao sự minh bạch tổng thể. Bên cạnh các lợi ích, việc gia nhập ngân hàng nước ngoài mang lại các chi phí như sau: (1) với các dịch vụ và sản phẩm cao cấp hơn, các ngân hàng nước ngoài chiếm lợi thế trên thị trường trong nước về những lĩnh vực ít rủi ro hơn, trong khi đó, các lĩnh vực rủi ro hơn sẽ được thực hiện kinh doanh bởi các ngân hàng thương mại trong nước; (2) các ngân hàng nước ngồi có thể tăng cường sự bất ổn của hệ thống tài chính do rút vốn khỏi nước sở tại; (3) do các ngân hàng nước ngồi có các ưu tiên và mục tiêu kinh doanh phục vụ lợi ích riêng, nên mơ hình cho vay của họ có xu hướng bỏ qua các ưu tiên trong nước vì những ưu tiên đó khơng mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng thương mại nước ngồi.

- Tự do hóa thị trường chứng khốn là quyết định của một quốc gia nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán trong nước

và các nhà đầu tư trong nước có quyền giao dịch trên thị trường chứng khốn nước ngồi, là một nội dung của tự do hố tài khoản vốn vì các hạn chế đối với dòng vốn vào và ra được loại bỏ. Tự do hoá thị trường chứng khốn tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng đầu tư tư nhân (Henry, 2000; Bekaert & cộng sự, 2003, 2005). Ngồi ra, phát triển thị trường chứng khốn thúc đẩy sự gia tăng vốn hóa thị trường và tính thanh khoản. Tuy nhiên, vốn quốc tế có tính chu kỳ, cùng với thị trường vốn chưa hồn thiện với khn khổ thể chế và quy định yếu kém đã gây ra nhiều cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi kể từ những năm 1980 (Prasad & các cộng sự, 2003).

- Tự do hố các dịch vụ tài chính: Tự do hố các dịch vụ tài chính được gắn với tự do hoá hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các dịch vụ ngân hàng, ngoại hối, trái phiếu, cổ phiếu và bảo hiểm hiện được cung cấp thơng qua thị trường tồn cầu ngày càng tăng. Hội nhập các dịch vụ tài chính có thể được coi là một quá trình mở cửa các nền kinh tế và thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi và hình thức giao dịch dịch vụ tài chính xun biên giới. Hội nhập dịch vụ tài chính xảy ra khi các tổ chức tài chính mở rộng sang sản xuất hoặc phân phối các dịch vụ tài chính tại các địa điểm khác nhau trên toàn cầu như là các doanh nghiệp sáp nhập M&A, các cơng ty con, văn phịng, hay chi nhánh. Hội nhập các dịch vụ tài chính thường địi hỏi các tổ chức phải thích ứng với những khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa, tiền tệ, cấu trúc quản lý/giám sát, v.v., cũng như khoảng cách địa lý.

Bước 4: Tự do hoá các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xố bỏ hồn tồn cơ chế phân bổ quota và các rào cản khác trong giao dịch vãng lai.

Tài khoản vốn và tài khoản vãng lai là hai thành phần cơ bản nhất của cán cân thanh toán quốc tế. Trong khi tài khoản vãng lai phản ánh thu nhập ròng của quốc gia thì tài khoản vốn phản ánh thay đổi rịng trong quyền sở hữu tài sản của quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm các giao dịch ngắn hạn của một quốc gia. Đây cũng được gọi là các giao dịch thực tế (vì chúng có tác động thực sự đến thu nhập), sản lượng và mức việc làm thơng qua sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Tài khoản vãng lai bao gồm tài khoản thương mại (xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa), tài khoản dịch vụ (xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ), tài khoản chuyển giao vãng lai một chiều và thu nhập đầu tư (thu nhập từ các yếu tố như đất đai hoặc cổ phần nước ngoài) và thu nhập từ người lao động.

Bước 5: Tự do hoá các giao dịch trên tài khoản vốn

- Tự do hoá tài khoản vốn trong cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm nhiều dịng tài chính, chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), dịng vốn danh mục đầu tư (bao gồm cả đầu tư vào cổ phiếu) (FPI) và vay ngân hàng. Tự do hố tài khoản

vốn có thể dẫn đến mức độ liên kết tài chính của quốc gia đó đối với nền kinh tế tồn cầu cao hơn vì khối lượng dịng vốn chảy ra và chảy vào tăng lên do gỡ bỏ các hạn chế đối với các dịng chảy đi qua các kênh chính thức (Kose & Prasad, 2020). Tự do hoá tài khoản vốn tuân theo lộ trình nhất định. Cụ thể, nhiều quốc gia lựa chọn tự do hóa dịng vốn vào trước, dịng vốn ra sau; tự do hóa dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

rồi mới đến dịng vốn danh mục đầu tư (FPI). - Theo Henry (2006), tự do hố tài khoản vốn là quyết định của chính phủ một

quốc gia chuyển từ chế độ tài khoản vốn đóng, nơi vốn có thể khơng được di chuyển tự do trong và ngoài nước sang một hệ thống tài khoản vốn mở, trong đó vốn có thể di chuyển theo mục đích của các nhà đầu tư. Nói rộng ra, có hai quan điểm hồn tồn khác nhau về sự tự do hóa tài khoản vốn được sử dụng cho việc lựa chọn chính sách cho các nước đang phát triển. Quan điểm thứ nhất, hiệu quả phân bổ vốn, dựa nhiều vào các dự đốn của mơ hình tăng trưởng tân cổ điển tiêu chuẩn do Solow tiên phong (1956). Trong mơ hình tân cổ điển, tự do hóa tài khoản vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực quốc tế hiệu quả hơn. Nguồn lực vốn dồi dào chảy từ các nước phát triển, nơi khả năng hoàn vốn thấp, đến các nước đang phát triển khan hiếm vốn, nơi khả năng hồn vốn cao. Dịng chảy của các nguồn lực vào các nước đang phát triển làm giảm chi phí vốn của họ, tạo ra sự gia tăng tạm thời trong đầu tư và tăng trưởng, nâng cao mức sống của quốc gia đó. Do được thúc đẩy một phần bởi những lợi ích tiềm năng từ việc ứng dụng quan điểm của Hiệu quả Phân bổ vào các chính sách kinh tế, rất nhiều chính phủ các nước đang phát triển đã thực hiện một số hình thức tự do hóa tài khoản vốn trong 20 năm qua. Tuy nhiên cũng có những quan điểm hồi nghi về Hiệu quả phân bổ vốn điển hình như là phân tích thực nghiệm của Rodrik khơng tìm thấy mối tương quan nào giữa độ mở tài khoản vốn, số vốn đầu tư và tốc độ phát triển của các quốc gia nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)