Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Những vấn đề cơ bản về tình trạng đói nghèo
2.2.1. Khái niệm về tình trạng đói nghèo
Tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội phổ biến và nghiêm trọng nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Deguara, 2008; Knowles, 2000; Lehning, Vu, & Pintak, 2006; Todaro & Smith, 2006). Tuy nhiên, như Domfeh & Bawole (2009) khẳng định, quan điểm về đói nghèo vẫn chưa thực sự được thống nhất giữa các khu vực. Do đó, các khái niệm khác nhau về tình trạng đói nghèo sẽ được thảo luận trước khi quan điểm của tác giả được trình bày.
Pillari & Newsome (1998) định nghĩa tình trạng đói nghèo là một vấn đề có tính cấu trúc gây ra tình trạng vơ gia cư, thất nghiệp và áp bức. Quan điểm này của tác giả
chưa thực sự thuyết phục bởi vì tình trạng đói nghèo chỉ được xem xét như là một nguyên nhân của các vấn đề xã hội khác.
Theo Whelan (2007), tình trạng đói nghèo về cơ bản là do không đủ hoặc thiếu nguồn lực làm cản trở việc tham gia vào các hoạt động chính trị và các hoạt động kinh tế xã hội. Townsend (1979) định nghĩa đói nghèo ở phạm vi rộng hơn đó là khi các cá nhân, gia đình và nhóm dân cư thiếu các nguồn lực để đáp ứng chế độ ăn uống, tham gia vào các hoạt động và đạt các điều kiện sống tiện nghi thơng thường, hoặc ít nhất được khuyến khích hoặc chấp nhận rộng rãi trong xã hội. Quan điểm của các tác giả trên khá đầy đủ vì đã đề cập đến yếu tố cơ bản của tình trạng đói nghèo đó là “sự thiếu hụt nguồn lực”, nhưng chưa giải thích cụ thể nội dung của “nguồn lực”, vì vậy các quan điểm này khơng thực sự đầy đủ.
Khái niệm tình trạng đói nghèo được xây dựng hay được phát triển theo các thuật ngữ "tuyệt đối" và "tương đối" (Noble & cộng sự, 2004; Sen, 2000; Liên Hợp Quốc, 1995; WB, 2000). Noble & cộng sự (2004) cho rằng tình trạng đói nghèo “tuyệt đối” là một hồn cảnh hoặc điều kiện liên quan đến địa phương hoặc nhóm cụ thể, và do đó các giải pháp giảm tình trạng đói nghèo phải phù hợp với bối cảnh riêng của địa phương và nhóm đó. Đói nghèo tuyệt đối đề cập tới tập hợp các nguồn lực để một cá nhân hay một gia đình có thể đáp ứng hay duy trì được mức sống tối thiểu. Do đó, chuẩn nghèo tuyệt đối là ngưỡng mà các hộ gia đình khơng thể duy trì mức sống tối thiểu. Ngưỡng này thường được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển. Theo WB (2019), đói nghèo tuyệt đối được xác định là có mức sống ở dưới 1,9 USD một ngày một người trong một gia đình. Từ góc độ nhân quyền, trách nhiệm của các quốc gia là đảm bảo cơng dân của họ có thể tiếp cận tới một mức độ hàng hóa tiêu dùng tối thiểu để đáp ứng quyền cơ bản về sức khỏe và phúc lợi (WB, 2005). Khái niệm "tương đối" về tình trạng đói nghèo có nghĩa là một mức sống của một người thấp hơn khi được so sánh với mức sống của những người khác trong phân phối thu nhập/ chi tiêu và định nghĩa tình trạng đói nghèo tương đối về cơ bản là một hiện tượng của bất bình đẳng (Bellu, 2005). Các quan điểm về tình trạng đói nghèo được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu “tuyệt đối” hay “tương đối” có nội dung rộng lớn và bao quát hơn các quan điểm nêu trên bởi các ngưỡng để duy trì mức sống của các cá nhân, hộ gia đình đã được nhấn mạnh để xác định tình trạng đói nghèo một cách cụ thể phục vụ cho các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề liên quan đến tình trạng đói nghèo.
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả, dù dựa trên quan niệm tương đối hay tuyệt đối thì tình trạng đói nghèo về cơ bản vẫn được thống nhất là tình trạng mức sống thấp của người dân, không thể đáp ứng và duy trì các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Ngưỡng mà các hộ gia đình khơng thể duy trì mức sống tối thiểu có thể thay đổi theo thời kỳ và có thể khác nhau giữa các quốc gia phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia đó.