- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, Sổ Quỹ tiền mặt và Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
+ Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào Sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
+ Cuối tháng căn cứ Sổ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp số liệu chi tiết. + Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết + Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh.
+ Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo kế toán.
2.1.5.4 Chế độ và phương pháp kế tốn
Ngồi Luật Kế tốn, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành quy định chung nhất về hoạt động kế tốn, hoạt động ngân hàng tín dụng, kế tốn tại các NHTM còn chịu sự chi phối của các quy định cụ thể trong các văn bản sau:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS): Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế tốn, nhằm quy định về những phương pháp kế toán cơ bản để lập BCTC. Hệ thống các NHTM là đối tượng áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế toán này.
Chế độ kế toán: Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành chế độ kế toán nhằm quy định cụ thể các bước hạch toán vào tài khoản cụ thể cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để đạt được sự thống nhất cao trong công tác ghi chép của các ngân hàng. Hiện tại, hệ thống tài khoản kế toán NHTM áp dụng theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung theo TT 10/2014/TT-NHNN và TT 22/2017/TT-NHNN.
Chế độ BCTC: NHNN ban hành chế độ BCTC nhằm quy định về nội dung, phương pháp lập và trình bày các nội dung khác có liên quan đến BCTC đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Hiện tại, các NHTM thực hiện chế độ BCTC được ban hành theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN, được bổ sung sửa đổi theo TT 49/2014/TT-NHNN và TT 22/2017/TT-NHNN.
Chế độ quản lý tài chính: Hiện các NHTM thực hiện chế độ quản lý tài chính do Chính phủ ban hành, theo Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bởi TT 16/2018/TT-BTC. Chế độ tài chính nhằm quy định về quản lý, sử dụng vốn và phân phối lợi nhuận và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
2.1.5.5 Ứng dụng tin học trong kế toán
NH là một ngành kinh tế mũi nhọn mà hoạt động của nó có tác động lớn đến các ngành kinh tế khác. NH phục vụ cho một khối lượng KH đông đảo mà những yêu cầu về dịch vụ NH địi hỏi phải tuyệt đối chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. Do đó hiện đại công nghiệp NH đang là vấn đề cần giải quyết cấp bách không chỉ đối với ARGIBANK mà còn đối với các NH khác. Thơng qua hiện đại hóa cơng nghệ NH sẽ làm giảm bớt những công việc thủ cơng hiện nay cịn đang thực hiện nhất là lĩnh vực KT, góp phần giảm nhẹ công việc cho từng NV NH, đảm bảo nghiệp vụ thực hiện một cách chính xác, kịp thời, nhanh chóng, giải phóng một lượng KH lớn thường xuyên phải chờ đợi ở quầy giao dịch, tạo điều kiện an toàn, thuận lợi cho KH.
Sơ lược về dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế toán khách hàng (IPCAS)
IPCAS hổ trợ cho việc phát triển một khu vực ngân hàng hiện đại, đủ khả năng phục vụ cho các nhu cầu của một nền KT, do đó làm tăng sự tin cậy đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
Mục tiêu của dự án
Tăng cường các dịch vụ ngân hàng trong nền KT nhằm mục đích giảm thời gian chu chuyển, đẩy mạnh luân chuyển vốn và tăng hiệu quả luân chuyển vốn, mang lại nhiều tiện ích và dịch vụ cho người tiêu dùng.
Đẩy mạnh năng lực thể chế của các NH tham gia vào dự án, nhằm mục đích thúc đẩy NHTM tăng cường quản lý nội bộ và dịch vụ NH
Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán được chia thành bốn hạng mục sau:
- Xây dựng hệ thống thanh toán quốc gia liên ngân hàng. - Thiết lập hệ thống thanh toán trong nội bộ các NHTM - Tăng cường các thể chế của NHTM
- Hổ trợ kỹ thuật về quản lý dự án Vai trò của dự án IPCAS
Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán về kế toán khách hàng (Intra Bank Payment & Customer Accounting System – IPCAS) của NHNNo & PTNT Việt Nam là một trong số 7 tiểu dự án cấu thành tổng thể dự án Hiện đại hóa NH và hệ thống
thanh tốn do ngân hàng thế giới tài trợ cho Chính phủ Việt Nam với tổng trị gia 53 triệu USD, trong đó tiểu dự án IPCAS của NHNNo & PTNT Việt Nam là tiểu dự án lớn thứ hai (chỉ sau dự án của NHNN) với giá trị 10,5 triệu USD .
Dự án IPCAS do nhà thầu liên doanh đứng đầu Hyundai Information Technology (Hàn Quốc) thực hiện, bắt đầu được triển khai vào đầu 2002 và dự kiến hoàn thành vào cuối 2003. Khi hoàn thành sẽ triển khai hệ thống IPCAS tại 13 chi nhánh và 2 trung tâm dữ liệu, cụ thể là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hà Tây, Hải Phịng, Cần Thơ, trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phịng.
Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán cho vay trên IPCAS
B1: đăng kí thơng tin cho khách hàng tại modul CIF, ghi mã số của khách hàng để thực hiện các giao dịch tiếp theo.
B2: tạo đơn xin vay B3: phê duyệt đơn xin vay
B4: vào màn hình thế chấp để đánh giá và thế chấp tài sản (nếu cho vay có đảm bảo phần tài sản)
B5: giải ngân:- thu phí (nếu có)
B6: thu nợ, thu lãi chuyển đổi (nếu có), nợ gốc, nợ lãi, lãi quá hạn
Đồng thời phải thực hiện các công việc liên quan đến khoản vay như quản lý hồ sơ, phân tích TD, vấn tin nợ đến hạn, quá hạn, xử lý rủi ro…
2.1.6 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn Chi nhánh Bình Minh (2018-2020)
Trong bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào thì để đánh giá tổ chức kinh tế đó hoạt động có hiệu quả hay khơng thì ta phải nhìn vào lợi nhuận của hoạt động kinh doanh đó mang lại. Trong 3 năm qua doanh thu của NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh có những bước phát triển tốt, cụ thể qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
BẢNG 2-1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 Số tiền % Số tiền % A. Doanh thu 73.909 76.451 79.587 2.542 3,44 3.136 4,10 1. Thu về HĐKD 73.626 76.036 79.084 2.410 3,27 3.048 4,01 1.1 Thu lãi cho vay 70.734 72.971 75.808 2.237 3,16 2.837 3,89
1.2 Thu lãi tiền
gửi 582 705 821 123 21,13 116 16,45 1.3 Thu dịch vụ 2.310 2.360 2.455 50 2,16 95 4,03 - Thanh toán 2.280 2.325 2.417 45 1,97 92 3,96 - Bảo lãnh 30 35 38 5 16,67 3 8,57 2. Thu khác 283 415 503 132 46,64 88 21,21 B. Chi phí 56.129 58.242 60.808 2.113 3,76 2.566 4,41 1. Chi về HĐKD 40.915 42.686 43.884 1.771 4,33 1.198 2,81 2. Chi nghiệp vụ 6.696 6.624 7.304 28 0,42 680 10,27 3. Chi khác 8.618 8.932 9.620 314 3,64 688 7,70 C. Lợi nhuận 17.780 18.209 18.779 429 2,41 570 3,13
Doanh thu:
Qua bảng số liệu có thể thấy trong 3 năm qua doanh thu của NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh tăng đều qua các năm tuy nhiên có mức tăng trưởng khá chậm. Cụ thể, năm 2018 doanh thu đạt mức 73.909 triệu đồng đến năm 2019 tăng đến 76.451 triệu đồng tức tăng 2.542 triệu đồng (tăng 3,44%), sang năm 2020 doanh thu tăng lên 79.587 triệu đồng tức tăng 3.136 triệu đồng (tăng 4,1%) so với cùng năm 2019. Doanh thu của NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu từ hoạt động thanh toán và thu từ các khoản thu khác… trong đó khoản thu từ hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu hầu như là nguồn thu chủ yếu của NH. Vì đang trong thời kì phát triển, cần một nguồn vốn lớn để bổ sung vào chi phí hoạt động KD, chi phí phát sinh trong mùa vụ và chi phí nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân do đó doanh số cho vay của NH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng đều qua từng năm.
Chi phí:
Bên cạnh sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu của NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh thì chi phí hoạt động của NH cũng là vấn đề cần được quan tâm khi chi phí cũng tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2018 chi phí đạt mức 56.129 triệu đồng đến năm 2019 chi phí tăng 58.242 triệu đồng tức tăng 2.113 triệu đồng (tăng 3,76%), sang năm 2020 tiếp tục tăng lên 60.808 triệu đồng tức tăng 2.566 triệu đồng (tăng 4,41%) so với năm 2019. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng là do những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động các cá nhân, DN đều bị ảnh hưởng dẫn đến khó khăn trong hoạt động sản xuất của DN, hàng hóa khơng thể tiêu thụ, về ngành nơng nghiệp cũng chịu nhiều tác động do môi trường không ổn định ngập mặn hạn hán, dịch bệnh làm cho người dân chỉ có chi nhưng khơng thể thu về… Do đó, doanh số cho vay của NH chiếm tỷ trọng cao thế nhưng có một số khoản vay phải tốn khá nhiều chi phí và sức lực để có thể thu về.
Lợi nhuận:
Trong 3 năm qua, có thể thấy rõ qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh càng ngày càng có hiệu quả. Tuy mức độ tăng trưởng không quá cao nhưng đó là sự nổ lực của toàn thể cán bộ trong NH. Cụ thể, 2018 lợi nhuận của NH đã đạt mức là 17.780 triệu đồng đến năm 2019 lợi
nhuận tiếp tục tăng lên 18.209 triệu đồng tức tăng 429 triệu đồng (tăng 2,41%), sang năm 2020 tăng lên 18.779 triệu đồng tức tăng 570 triệu đồng (tăng 3,13%) so với năm 2019. Lợi nhuận tăng chậm là do NH đã đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại hơn đẻ nâng cao chất lượng tín dụng của NH.
Hình 0.4: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh cùng với sự nổ lực xây dựng những chiến lược phát triển bền vững NH đã có những bước tiến đáng kể trong q trình hoạt động của mình. Cụ thể qua những gì đã phân tích cũng đã thẻ hiện rõ ràng những thành công của NH trong khi vừa phải chiệu áp lực từ sự cạnh tranh của những NH đang hoạt động khác trong khu vực.
2.1.7 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng và kế hoạch phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Chi nhánh Bình Minh trong năm 2021
2.1.7.1 Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của ngân hàng cấp trên cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cấp chính quyền địa phương. - Trụ sở của ngân hàng đặt tại đường Ngơ Quyền , Tx.Bình Minh, Vĩnh Long.
- Hệ thống văn bản pháp luật, quy định được hướng dẫn rõ ràng. Đặc biệt NH cịn thực hiện chủ trương là nhân viên tín dụng sẽ làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. - Ứng dụng tin học và hoạt động ngân hàng, trong vấn đề lập hồ sơ cho vay thu
lãi tất toán và quản lý hồ sơ vay vốn của khách hàng… phục vụ khách hàng nhanh, chính xác tạo được niềm tin cho khách hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm sốt được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xâu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.
Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng vẫn đảm bảo các quy định. - Hệ thống kế tốn được lập trình trên máy tính nên việc tính tốn chính xác, lưu
trữ thơng tin được bảo mật.
- Ngân hàng chủ trương tập trung cho vay những món vay lớn do đó thuận lợi trong công tác quản lý khách hàng.
b. Khó khăn:
- Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh như NH, cơng ty bảo hiểm,… Đa phần NH ở địa bàn là NH mới thành lập nên chiến lược canh tranh chủ yếu là lãi suất cho vay thấp lãi suất huy động cao nhằm thu hút khách hàng. Do đó NH khó khăn lại càng khó khăn hơn.
- Nguồn vốn huy động tại chổ chưa cao , tiềm năng nguồn vốn trong dân cư còn nhiều nhưng chưa thu hút được khách hàng nên việc thiếu hụt nguồn vốn dầu tư là điều khơng tránh khỏi.
- Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: lạm phát, dịch bệnh,… làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ khách hàng. Đặc biệt là giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm cho người dân sản xuất khơng có lời dẫn đến việc thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng xử lý nợ quá hạn.
2.1.7.2 Phương hướng và kế hoạch phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bình Minh trong năm 2021
Mục tiêu hoạt động
Với phương châm “ Năm sau cao hơn năm trước” mục tiêu chính của bất kì một NH nào cũng là chiếm được thị trường lớn, tăng khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường, đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận, đa dạng hóa nguồn thu từ những vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Và nó cũng là phương châm mà NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh đang hướng tới.
Nhìn lại chặn đường mà NHNNo&PTNT chi nhánh thị xã Bình Minh đã đi qua trong 3 năm 2018-2020, có thể nói NH đã hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ đã đề ra, đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho vay cho nền kinh tế. Tuy nhiên, từ sau tết nguyên đán 2020 đại dịch COVID-19 đã dẫn đến ảnh hưởng lớn nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Lượng cung và cầu bị ảnh hưởng tiêu cực. để đối phó chống lại đại dịch COVID-19 NHNN khẩn trương ban hành thông tư 01/2020/TT- NHNN nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm trả lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ giúp người dân và DN giảm áp lực trả nợ để tập trung vốn cho SXKD… Để thể hiện NH là chổ dựa vững chắc, là nơi đồng hành cùng với KH vượt qua mọi khó khăn, sóng gió NHNNo&PTNT chi nahnhs thị xã Bình Minh dưới sự chỉ đạo của NHNN đã quyết liệt triển khai các giải pháp hữu hiệu, thiết thực và chia sẽ với khách hàng giúp khôi phục SXKD, cải thiện đời sống.
Định hướng phát triển ngân hàng
- Mở rộng hoạt động huy động vốn cho NH. Quan tâm, chăm sóc và giữ vững quan hệ với KH truyền thơng cũng như tìm kiếm tạo mối quan hệ với các khách