Đặc điểm chung của thị trường Châu Âu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Nhựa Anh Tú (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3.1.Đặc điểm chung của thị trường Châu Âu

3.3. Đặc điểm thị trường Châu Âu

3.3.1.Đặc điểm chung của thị trường Châu Âu

3.3.1.1. Tập quán tiêu dùng :

EU là thị trường bao gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia trong khối này lại có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó, thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về mọi mặt hàng. Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo được đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã và có sự an tồn cao đối với người sử dụng. Người tiêu dùng Châu Âu thường có thói quen và sở thích sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng: những nhãn hiệu nổi tiếng này thường gắn với chất lượng sản phẩm và mức tin cậy cao, cho nên những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng được cho là sẽ rất an toàn về cả chất lượng lẫn độ an toàn khi sử dụng.

3.3.1.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cục tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngồi ra EU cịn đưa ra các chỉ thị kiểm sốt từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.

3.3.1.3. Các chính sách thương mại :

Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO nên Việt Nam chính thức được hưởng ưu đãi từ tổ chức này.

Bên cạnh đó, ngày 8/6, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn hiệp định EVFTA với 457/457 số phiếu tán thành và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 theo quy định của Hiệp định nếu hai bên khơng có thỏa thuận khác về ngày hiệu lực. Sự kiện Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA được coi là sự kiện có ý nghĩa “lịch sử” trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên.

Theo Hiệp định, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), đa số các mặt hàng nhựa đang chịu thuế cơ bản 6,5% sẽ được giảm về 0% ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và khơng áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, các nhà xuất khẩu phải bảo đảm hàng hóa đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của Hiệp định về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa. Tuy nhiên, đối với nhựa và sản phẩm nhựa EVFTA quy định về tiêu chí xuất xứ khá linh hoạt. Theo đó, cho phép sử dụng tối đa 50% ngun liệu khơng có xuất xứ trong q trình sản xuất hoặc tiêu chí xuất xứ là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số, trong đó cho phép được sử dụng tối đa 20% ngun liệu khơng xuất xứ cùng nhóm (4 số) với sản phẩm. Quy tắc xuất xứ hàng hóa linh hoạt với sản phẩm nhựa xuất khẩu sang EU tạo lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi xét về góc độ

cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn bị động do nguyên liệu sản xuất ngành nhựa đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.

- Các quy đính khác :

+ Quy định về đóng gói :

Theo quy định EU Directive 94/62/EC về bao bì và chất thải bào bì đóng gói trong việc cắt giảm tác động của bao bì đối với mơi trường để loại bỏ các chất độc hại trong chất thải bao bì. Một số nhà nhập khẩu EU cũng áp dụng thực hiện các u cầu về việc cắt giảm bao bì đóng gói để nhằm cắt giảm bao bì với mức tối thiểu để bảo quản sản phẩm.

+ Quy định về nguồn gốc sản phẩm:

Khi xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp cần có tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất sứ (dị tìm xuất sứ).

+ Quy định về nhãn hiệu đối với sản phẩm hạt nhựa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu:các sản phẩm hạt nhựa nhập khẩu vào Châu Âu phải cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ (nơi sản xuất), phương pháp sản xuất – xử lý sản phẩm trên bao bì sản phẩm. Các thơng tin sản phẩm phải được cung cấp đầy đủ trên từng kiện hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Nhựa Anh Tú (Trang 36 - 38)