Kiến thức của bà mẹ có con bị viêm phổi

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện nhi tỉnh thái bình (Trang 27 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Kiến thức của bà mẹ có con bị viêm phổi

1.2.1. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức chăm sóc trẻ bị viêm phổi của bà mẹ

1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu của Lulu Muhe đánh giá nhận thức của các bà mẹ về các dấu hiệu và triệu chứng NKHHCT ở trẻ em: Trên tổng số 222 bà mẹ đưa con đến bệnh viện vì ho hoặc khó thở thì có khoảng 70% các bà mẹ khơng nhận ra những dấu hiệu này là nghiêm trọng, bao gồm cả những dấu hiệu chính của bệnh viêm phổi như thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Nghiên cứu kết luận rằng cần cung cấp kiến thức cho bà mẹ về nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh [48].

Nhà nghiên cứu Cesar Augusto Galvez và cộng sự đã nghiên cứu 501 bà mẹ từ 20 cộng đồng ở khu đo thị của Lima Peru, nhà nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 84% các bà mẹ cho biết họ biết những gì là viêm phổi. Hầu hết tin rằng viêm phổi là nguy hiểm. Đa số (58,7%) cho rằng bệnh viêm phổi là do thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Chỉ có 28,9% tin rằng một loại virus gây ra bệnh. Hơn 80% bà mẹ cho rằng viêm phổi có biểu hiện thở nhanh và/hoặc rút lõm lồng ngực. 94,6% cho biết họ đã sẵn sàng để đưa con em mình đến các trung tâm y tế gần nhất nếu họ nghĩ con mình bị viêm phổi [44].

Theo Paul Kibet Keter và cộng sự đã khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ thực hành về bệnh viêm phổi ở trẻ em của 422 bà mẹ và các yếu tố liên quan đến viêm phổi ở trẻ tại bệnh viện Kapsabet quận Nandi, Kenya từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012. Có 422 bà mẹ đã lần lượt được phỏng vấn, đa số các bà mẹ (93,1%) biết rằng viêm phổi là gì, 67,1% bà mẹ nhận thấy viêm phổi ở trẻ là rất nguy hiểm, các bà mẹ trước đây đã có con bị viêm phổi có kiến thức về bệnh viêm phổi xấp xỉ gấp 6 lần so với bà mẹ có con chưa bị viêm phổi. Bà mẹ có từ 3 con trở lên thì nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ cao gấp 3 lần so với các trẻ ở bà mẹ có dưới 3

con, các bà mẹ có trình độ học vấn cao có kiến thức về bệnh viêm phổi tốt hơn các bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Các bà mẹ có trình độ học vấn cao có xu hướng tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức so với bà mẹ có trình độ học vấn thấp, họ sẽ đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sỹ nếu con có biểu hiện viêm phổi như ho, sốt, thở nhanh. Phần lớn (96,7%) bà mẹ tin rằng viêm phổi là do thời tiết thay đổi và 93,4% bà mẹ cho rằng giữ ấm là biện pháp phòng ngừa viêm phổi [46].

Với phương phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích, Siswanto E, Bhuiyan SU, Chompikul J đã tiến hành phỏng vấn 140 bà mẹ tại bệnh viện Đa Khoa Nakhon Pathom, Thái Lan để khảo sát kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi. Trong số 140 bà mẹ có 10 bà mẹ biết chính xác về dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm phổi chiếm 7%, có 29 bà mẹ trả lời chính xác các câu hỏi về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm phổi chiếm 21%, 10 bà mẹ biết tác hại của bệnh viêm phổi chiếm 7%, 81 bà mẹ biết cách phịng ngừa viêm phổi chiếm 58%, 72 bà mẹ có kiến thức chung về bệnh viêm phổi chiếm 66% [56].

Theo kết quả nghiên cứu của D.E. Simiyu, E.M Wafula, R.W. Nduati phỏng vấn 309 bà mẹ về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến NKHHCT ở trẻ em cho thấy: có 18% bà mẹ mơ tả về bệnh viêm phổi thỏa đáng, 81,7% bà mẹ cho rằng họ sẽ tìm kiếm các dịch vụ của trung tâm y tế cho NKHHCT nặng, các bà mẹ có kiến thức tốt về các dạng NKHHCT nhẹ hơn các mức độ nặng. Thái độ của họ đối với NKHHCT là phù hợp nhưng cách xử trí sau đó thì khơng phù hợp [55].

Tại một nghiên cứu cắt ngang về kiến thức và nhận thức bệnh viêm phổi của 460 bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các vùng nông thôn Udupi Taluk, Karnataka, năm 2016, kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 41,3 % bà mẹ hiểu biết đúng về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em và 41,5 % bà mẹ có nhận thức đúng đắn về bệnh viêm phổi ở trẻ em. Trong nghiên cứu này, mối liên hệ giữa các biến số xã hội học với kiến thức và nhận thức về bệnh viêm phổi đã được phân tích. Người ta thấy rằng có sự gia tăng kiến thức về viêm phổi ở trẻ em khi tuổi của bà mẹ tăng lên và điều này được nhận thấy là có ý nghĩa [51].

Theo nghiên cứu của Farzana Ferdous và cộng sự (2014) về nhận thức của bà mẹ và hành vi tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe của trẻ em bị viêm phổi ở vùng nơng thơn Banglades. Kết quả có 28 bà mẹ trong số 31 bà mẹ chiếm 90% trả lời đã nghe thấy tên của bệnh viêm phổi trước khi trẻ bị mắc viêm phổi. Nhưng trong đó chỉ có 9 bà mẹ (29%) đã có hiểu biết trước về bệnh viêm phổi như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Họ có được nghe nói đến rút lõm lồng ngực, khó thở, thở khị khè, bú kém hoặc khơng bú sữa mẹ, khóc rất nhiều là triệu chứng của bệnh viêm phổi. Một số bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em viêm phổi vì con họ đã từng bị viêm phổi. Chỉ có một số bà mẹ (3%) biết về những dấu hiệu triệu chứng quan trọng này qua xem truyền hình. Những người trả lời khác khơng thể mô tả rõ ràng các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi. Họ đưa con đến bệnh viện vì con của họ có ít nhất hai dấu hiệu và triệu chứng như ho nặng, chảy nước mũi, thở khò khè, hoặc thở nhanh, sốt, co giật. Có 10 bà mẹ (10%) đưa con đến thẳng viện, có 58% bà mẹ đã cố gắng điều trị cho con tại nhà bằng các cách như mua thuốc từ các cửa hàng thuốc tại địa phương [43].

Neeru Gupta và cộng sự đã nghiên cứu 466 người chăm sóc chính của trẻ tại bang Enugu. Nhà nghiên cứu thấy khoảng 95% số người được hỏi (440/464) đã nghe nói về bệnh viêm phổi, cịn lại 24 (5,2%) khơng bao giờ nghe nói về nó. Khi được hỏi về nguyên nhân, chỉ có 18 (4,1%) nói một cách chính xác ngun nhân của nó. Có 74,3% bà mẹ thiếu kiến thức về phịng bệnh cho trẻ [45].

Nghiên cứu cắt ngang tại Pakistan 2018 được thực hiện bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi bao gồm 15 mục. Dữ liệu được thu thập thông qua một phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu được tính tốn là 120 đối tượng thuộc giới tính nữ. Kết quả: trong tổng số 120 đối tượng có 59,2% người tham gia nghiên cứu không biết chữ, 51,6% đối tượng trong độ tuổi từ 31 đến 41 tuổi. Có 15,8% phụ nữ có kiến thức tốt trong khi 55,5% phụ nữ khơng có kiến thức về bệnh viêm phổi, 28,7% phụ nữ họ khơng biết viêm phổi là gì, 60,8% số người được hỏi không thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi. Chỉ có 19,2% người tham gia biết việc tiêm phòng viêm phổi cần thiết cho trẻ em [42].

Theo một nghiên cứu của Notoadmodjo (2014) tại in donesia cung cấp giáo dục về phòng ngừa bệnh viêm phổi nhằm giảm thiểu số lượng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nghiên cứu này là một nghiên cứu mơ tả nhằm mục đích khám phá các đặc điểm và hành vi của bà mẹ liên quan đến việc phòng ngừa viêm phổi, sử dụng phương pháp phi xác suất với cỡ mẫu tổng cộng 76 người. Công cụ nghiên cứu sử dụng KAP (kiến thức, thái độ và thực hành) với tổng số câu hỏi là 32 câu hỏi. Kết quả: giá trị trung bình của kiến thức là 7,55, thái độ với giá trị trung bình là 26,16 và hành động với giá trị trung bình là 27,22. Dựa trên kết quả, kết luận hành vi của bà mẹ liên quan đến việc phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi và có liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi không đầy đủ để có thể. Để cung cấp giáo dục sức khỏe hiệu quả, có một số các yếu tố phải được xem xét cụ thể là tuổi, trình độ học vấn và cơng việc cũng như tài liệu và phương tiện được sử dụng trong q trình giáo dục sức khỏe. Nói chung, giáo dục sức khỏe phòng ngừa bệnh viêm phổi được cung cấp với phương pháp giảng bài. Nghiên cứu sơ bộ do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Gandus Puskesmas cho thấy. Đã có chương trình phịng chống viêm phổi được thực hiện thơng qua các biện pháp phòng ngừa cho hỗ trợ các nỗ lực chữa bệnh và chương trình ARI cùng với giáo dục sức khỏe về bệnh viêm phổi ở bà mẹ của một đứa trẻ mới biết đi do nhóm Promkes đưa ra với phương pháp các bài giảng và phương tiện truyền thông tờ rơi. Phỏng vấn với 10 bà mẹ dưới 5 tuổi có tiền sử bệnh viêm phổi, do bảy bà mẹ khơng mắc phải biết nó có thể là gì nguyên nhân của viêm phổi, các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh bệnh viêm phổi. Dựa trên hiện tượng này, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc nghiên cứu liên quan đến mô tả đặc điểm kiến thức, thái độ và hành động về phòng ngừa viêm phổi ở bà mẹ có con dưới năm tuổi [36].

Theo một nghiên cứu tại Nigeria (2020), việc chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh viêm phổi ở trẻ em là nền tảng của các chương trình sống cịn ở trẻ em nhưng vẫn là một thách thức ở Nigeria và các nước có tỷ lệ tử vong cao khác. Ở châu Phi cận Sahara, chưa đến một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi có các triệu chứng viêm phổi

được đưa đến chăm sóc y tế chính thức. Chỉ có khoảng 1/3 trẻ em có các triệu chứng viêm phổi được đưa đến chăm sóc y tế chính thức vào năm 2013 [38].

1.2.1.2 Nghiên cứu trong nước

Qua nghiên cứu của Mai Anh Tuấn (2008) về “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Cạn” trên 552 trẻ em. Phân loại theo mức độ bệnh: thể không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh chiếm 35,69%, thể viêm phổi là 4,17%, thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là 0,91%. Tỉ lệ mắc NKHHCT tăng dần theo nhóm tuổi. Ở thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng trẻ có tỉ lệ mắc cao ở nhóm trẻ từ 0-1 tháng tuổi, trẻ càng lớn tỉ lệ mắc viêm phổi nặng giảm dần. Tỉ lệ trẻ nam mắc tại khu vực nghiên cứu có tỉ lệ mắc là 38,36%, tỉ lệ mắc ở trẻ nữ là 43,72%. Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Nhóm trẻ là con của các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,9 lần so với nhóm trẻ con các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THPT trở lên. Nhóm trẻ là con các bà mẹ có nghề nghiệp là làm ruộng, công nhân, buôn bán hoặc nghề khác có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,76 lần so với nhóm trẻ là con của các bà mẹ làm giáo viên hoặc cơng chức nhà nước. Nhóm trẻ là con của các bà mẹ có kiến thức kém có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,54 lần nhóm trẻ con của các bà mẹ có kiến thức trung bình. Các yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ như: tiêm chủng không đầy đủ (OR= 7,92), cân nặng thấp khi sinh (OR=1,96) và thời gian cai sữa cho trẻ quá sớm (OR=1,53). Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống như làm chuồng gia súc gần nhà (OR= 2,55), tình trạng nhà ở ẩm thấp (OR=2,31), kinh tế gia đình nghèo (OR=1,56), loại nhà ở tạm (OR=1,49), trẻ sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá, lào trong nhà có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 1,39 lần so với trẻ nhóm sống trong các hộ gia đình khơng có người lớn hút thuốc lá, lào (OR=1,39) [32].

Theo nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm (2011) về “Tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan ở trẻ em tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh” trên 600 trẻ em cho biết: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%. Tỷ lệ nhiễm

khuẩn hơ hấp cấp tính ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng: 50% và tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ khơng suy dinh dưỡng: 35,5%. Có một mối liên quan giữa kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính của bà mẹ với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi. Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức khơng đầy đủ(47,9%) [20].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đài Trang và Trần Đỗ Hùng (2013) trên 100 bà mẹ có con bị viêm phổi tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện nhi đồng Cần Thơ có kết quả như sau: 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường xuyên kèm theo khơng ăn uống được thì sẽ bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Có 64% bà mẹ biết rằng nên cho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi, 60% bà mẹ biết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ dưỡng hơn khi trẻ bị bệnh, có 61% các bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc uống thêm sữa khi trẻ bị viêm phổi. Có 97% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các dấu hiệu các dấu hiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm. Có 64% bà mẹ sẽ dùng thuốc ho tây y để làm giảm ho cho trẻ, có 29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm thơng thống mũi. Kiến thức về phịng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh chiếm 87%, tránh tiếp xúc với người bị ho chiếm 74%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lơng xúc vật là 52% và có 32% bà mẹ nghĩ là có thể phịng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻ suy dinh dưỡng [30].

Trong điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2014, mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻđược hỏi về những dấu hiệu để họ quyết định đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức, có khoảng 28,4% bà mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ biết được ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi (trẻ thở nhanh hơn và/hoặc khó thở). Dấu hiệu phổ biến nhất để đưa trẻ tới cơ sở y tế là “khi trẻ bị sốt cao hơn” (90,8%), chỉ có 4,8% cho rằng khi trẻ thở nhanh hơn và 25,5% cho

rằng khi trẻ khó thở là cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Khả năng nhận biết này tăng theo trình độ học vấn của người mẹ, 18,4% ở nhóm bà mẹ khơng có bằng cấp so với 32,5% ở nhóm trên trung học phổ thơng [2].

Nghiên cứu của Thành Minh Hùng và cộng sự (2016) “Đặc điểm nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016” trên 102 bà mẹ. Có 43,1% các bà mẹ biết được NKHHCT; 84,3% bà mẹ biết đến bệnh viêm phổi; 82,4% các bà mẹ cho rằng viêm phổi là bệnh nguy hiểm; 70,6% các bà mẹ cho rằng NKHHCT có khả năng lây truyền và 90,7% trả lời đúng về đường lây truyền; 46,1% các bà mẹ nhận biết đầy đủ các triệu chứng của NKHHCT, có 15,7% nhận biết đầy đủ về các dấu hiệu nguy hiểm tồn thân. Có 3,9% bà mẹ khơng làm gì khi trẻ mắc

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện nhi tỉnh thái bình (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)