Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu bệnh viêm phổi

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện nhi tỉnh thái bình (Trang 57)

Kiến thức Trước GDSK Sau GDSK p

X SD X SD

Khái niệm 0,20,4 0,80,3 <0,01

Nguyên nhân 0,30,4 0,70,4 <0,01

Yếu tố nguy cơ 0,50,5 0,80,3 <0,05

Kết quả bảng 3.12 cho thấy điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về khái niệm bệnh viêm phổi, nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ đều có sự khác biệt rõ ràng trước và sau can thiệp GDSK, điểm trung bình kiến thức về khái niệm, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ bệnh viêm phổi tăng từ 0,20,4 lên 0,80,3, 0,30,4 lên 0,70,4, 0,50,5 lên 0,80,3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.13. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu bệnh viêm phổi (n=120) (n=120)

Dấu hiệu bệnh Trước GDSK Sau GDSK p

X SD X SD

Dấu hiệu thường gặp 0,30,4 0,90,3 <0,01

Dấu hiệu nguy kịch 0,10,3 0,80,3 <0,01

Dấu hiệu khó thở 0,40,5 0,60,4 <0,05

Dấu hiệu thở nhanh 0,40,5 0,90,2 <0,01

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực 0,30,4 0,80,3 <0,01

Dấu hiệu thở khò khè 0,20,4 0,70,4 <0,01

Dấu hiệu li bì khó đánh thức 0,40,4 0,80,3 <0,01

Biến chứng của viêm phổi 0,40,4 0,90,2 <0,01

Kết quả bảng 3.13 cho thấy điểm kiến thức trung bình của bà mẹ về dấu hiệu bệnh viêm phổi sau can thiệp GDSK đều tăng, điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ tăng từ 0,10,3 lên 0,80,3. Điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu li bì khó đánh thức ở trẻ viêm phổi tăng từ 0,40,4 lên 0,80,3, điểm trung bình kiến thức về các dấu hiệu thường gặp ở trẻ viêm phổi tăng từ 0,30,4 lên 0,90,3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.14. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức về chăm sóc trẻ bệnh viêm phổi (n=120)

Chăm sóc Trước GDSK Sau GDSK p

X SD X SD

Tư thế trẻ đúng 0,40,4 0,70,4 <0,05

Vệ sinh mũi họng 0,50,5 0,80,3 <0,05

Biện pháp giúp long đờm 0,40,5 0,80,3 <0,01

Bú mẹ hợp lý 0,20,4 0,80,3 <0,01

Chế độ ăn hợp lý 0,40,5 0,80,3 <0,01

Cung cấp đủ nước 0,20,4 0,80,3 <0,01

Vệ sinh thân thể 0,40,4 0,80,3 <0,01

Sử dụng thuốc đông y 0,30,4 0,80,3 <0,01

Kết quả bảng 3.14 cho thấy điểm kiến thức trung bình về chăm sóc trẻ viêm phổi tăng rõ nhất là kiến thức về cho trẻ bú mẹ hợp lý tăng từ 0,20,4 lên 0,80,3. Kiến thức về sử dụng thuốc đông y từ 0,30,4 lên 0,80,3, điểm trung bình kiến thức về vệ sinh mũi họng đúng cách cho trẻ bị viêm phổi tăng từ 0,50,5 lên 0,80,3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Bảng 3.15. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức về dự phịng bệnh viêm phổi

Dự phòng bệnh Trước GDSK Sau GDSK p

X SD X SD

Giữ ấm và vệ sinh mũi họng 0,30,4 0,80,3 <0,01

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch 0,50,5 0,90,2 <0,01

Tránh thuốc lá, khói bụi 0,40,5 0,90,2 <0,01

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo 0,20,4 0,80,3 <0,01

Đường lây truyền bệnh 0,50,5 0,90,2 <0,01

Kết quả bảng 3.15 cho thấy điểm kiến thức trung bình của bà mẹ về biện pháp giữ ấm khi trời trở lạnh tăng từ 0,30,4 lên 0,80,3, điểm trung bình kiến thức về đường lây truyền bệnh viêm phổi tăng từ 0,50,5 lên 0,90,2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.16. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức chung của bà mẹ về bệnh và chăm sóc trẻ bị viêm phổi (n=120)

Điểm kiến thức

Bệnh, dấu hiện bệnh Chăm sóc

Trước GDSK Sau GDSK Trước GDSK Sau GDSK

Min 1,0 4,0 1,0 1,0

Max 7,0 11,0 6,0 8,0

X SD 4,01,7 9,01,7 3,10,9 6,81,6

p <0,01 <0,01

Kết quả bảng 3.16 cho thấy điểm trung bình kiến thức về bệnh của bà mẹ trước can thiệp GDSK là 4,01,7 với điểm thấp nhất là 1,0, điểm cao nhất là 7,0. Sau can thiệp có sự thay đổi điểm trung bình 9,01,7 với điểm thấp nhất 4,0, điểm cao nhất 11,0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Điểm trung bình của bà mẹ về kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi có sự khác biệt trước và sau can thiệp GDSK, điểm trung bình tăng từ 3,10,9 lên 6,81,6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.17. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức chung của bà mẹ về dự phòng và kiến thức chung viêm phổi (n=120)

Điểm kiến thức

Dự phòng bệnh Kiến thức chung Trước GDSK Sau GDSK Trước GDSK Sau GDSK

Min 0 1 4,0 10,0

Max 5 5 15,0 24,0

X SD 2,21,3 4,40,8 9,42,6 20,42,8

p <0,01 <0,01

Kết quả bảng 3.17 cho thấy điểm trung bình kiến thức về dự phịng bệnh viêm phổi trước can thiệp là 2,21,3 tăng lên sau can thiệp GDSK là 4,40,8, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Điểm kiến thức chung của bà mẹ trước và sau can thiệp GDSK có sự thay đổi rõ rệt với đểm trung bình 9,42,6 điểm thấp nhất 4,0 điểm cao nhất 15,0; tăng lên sau can thiệp GDSK 20,42,8 điểm thấp nhất 10,0, cao nhất 24,0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.18. Sự thay đổi phân loại kiến thức của bà mẹ về bệnh, dấu hiệu bệnh viêm phổi (n=120)

Kiến thức Bệnh, dấu hiệu bệnh

Trước GDSK Sau GDSK

Đúng 30 (25,0%) 99 (82,5%)

Không đúng 90 (75,0%) 21 (17,5%)

p <0,01

Kết quả bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về bệnh, dấu hiệu bệnh viêm phổi không đúng trước can thiệp GDSK còn cao 75,0%, sau khi can thiệp GDSK tỷ lệ này giảm còn 17,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.19. Sự thay đổi phân loại kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bệnh viêm phổi (n=120) Kiến thức Chăm sóc Trước GDSK Sau GDSK Đúng 27 (22,5%) 105 (87,5%) Không đúng 93 (77,5%) 15 (12,5%) p <0,01

Kết quả bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ viêm phổi trước và sau can thiệp GDSK tăng từ 22,5% lên 87,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.20. Sự thay đổi phân loại kiến thức của bà mẹ về dự phòng trẻ bệnh viêm phổi (n=120) phổi (n=120) Kiến thức Dự phòng Trước GDSK Sau GDSK Đúng 54 (45,0%) 115 (95,8%) Không đúng 66 (55,0%) 5 (4,2%) p <0,01

Kết quả bảng 3.20 cho thấy kiến thức của bà mẹ về dự phịng bệnh viêm phổi có tỷ lệ đúng trước khi can thiệp GDSK là 45,0% và tăng lên 95,8% sau can thiệp GDSK, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi phân loại kiến thức chung của bà mẹ về bệnh viêm phổi (n=120)

Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung về viêm phổi đúng trước can thiệp GDSK là 26,7% tăng lên 99,2% sau khi can thiệp GDSK, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức không đúng giảm từ 73,3% xuống còn 0,8%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về tuổi của bà mẹ

Qua đánh giá 120 bà mẹ chăm sóc con bị viêm phổi cho thấy bà mẹ có con dưới 2 tuổi điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện nhi tỉnh Thái Bình trong thời gian

nghiên cứu có độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,8%. Với nhận

định rằng ở lứa tuổi dưới 30 tuổi những bà mẹ này còn đang lo làm ăn cho nên khơng có thời gian chăm sóc con cái và có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, sẽ bị lúng túng và khơng biết xử trí như nào khi con bị ốm. Tuy nhiên, đa số các bà mẹ ở độ tuổi lao động và đã trưởng thành, đây cũng là độ tuổi mà các bà mẹ có thể có những hiểu biết nhất định về nhiều mặt và khá nhanh nhẹn để có thể tiếp thu tốt các kiến thức mới thuận lợi cho việc thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ly (2017) “Đánh giá sự thay đổi nhận thức của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh”, tỷ lệ bà mẹ trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 64,5%, đối tượng nghiên cứu trên 30 tuổi chiếm 35,5% [18] và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thịnh về “kiến thức, thực hành về phịng tránh và xử trí bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính của các bà mẹ ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh năm 2011” là tỷ lệ bà mẹ dưới 30 tuổi chiếm cao, cụ thể trong 250 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu có 201 bà mẹ trong đó nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80,4%, các bà mẹ trong nhóm tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 19,6% [26].

4.1.2. Đặc điểm số con của bà mẹ

Phần lớn bà mẹ có số con từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 66,3% đặc điểm này phù hợp với đặc điểm nhóm tuổi cao nhất là nhóm tuổi 25-30 tuổi. Đây là nhóm các bà mẹ đang ở độ tuổi sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Phương, tỷ lệ bà mẹ có số con từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 55,3%, cao hơn số bà mẹ có 1 con chiếm tỷ lệ là 44,7% [22].

4.1.3. Đặc điểm về khu vực sống của bà mẹ.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi; bà mẹ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ là 76,7%, các bà mẹ sống khu vực thành thị chiếm tỷ lệ thấp hơn 23,3%. Như vậy, đặc điểm này phù hợp với đặc điểm của tỉnh Thái Bình, là một tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp, phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn. Kết quả này là phù hợp do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại bệnh viện tuyến tỉnh là nơi khám và điều trị cho tất cả trẻ em của các xã, huyện trong toàn tỉnh. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hải (2020) nghiên cứu kiến thức của bà mẹ có con mắc NKHHCT tại bệnh viện đa khoa huyện Đơng Hưng - Thái Bình về sử dụng kháng sinh với tỷ lệ bà mẹ sống ở khu vực nơng thơn là 92,8%, có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả là khu vực một bệnh viện huyện, có nhiều người dân các xã trong huyện đến khám và điều trị [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa (2017) tại khoa hơ hấp và khoa cấp cứu sơ sinh bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định tỷ lệ bà mẹ khu vực nông thôn là 74,7% [10].

4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp

Qua số liệu cho thấy đa số các bà mẹ có nghề nghiệp là cơng nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,7%, tỷ lệ các bà mẹ có nghề nghiệp là nông dân chiếm 22,0%. Kết quả này phù hợp với đặc điểm trình độ học vấn của bà mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là THPT và tỉnh Thái Bình hiện nay cũng có rất nhiều các nhà máy, khu công nghiệp nên cần nguồn lao động là nữ. Đây cũng là những đối tượng có kiến thức về viêm phổi trước can thiệp GDSK vẫn còn thấp, dễ dàng có thể hiểu được các bà mẹ này ít có thời gian để tiếp cận thơng tin và các chương trình giáo dục sức khỏe nói chung; cũng như các thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa với tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp là cơng nhân chiếm tỷ lệ 37,4% [10].

4.1.5. Đặc điểm trình độ học vấn

Tỷ lệ bà mẹ có trình độ trung học phổ thơng cao nhất với tỷ lệ 52,5%, đặc điểm này phù hợp với đặc điểm đa số các bà mẹ sống ở khu vực nông thôn, nghề

nghiệp chỉ yếu là công nhân, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Phương với tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn cao nhất là THPT chiếm tỷ lệ 40,0% và tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ly với tỷ lệ bà mẹ có trình độ THPT chiếm 51,6% [18];[22]. Với trình độ học vấn đồng đều như vậy, có thuận lợi trong quá trình can thiệp GDSK, vì theo một số nghiên cứu trước đây trình độ học vấn của bà mẹ càng cao thì kiến thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi càng tốt.

4.1.6. Đặc điểm về thơng tin giáo dục sức khỏe

Có 62,5% tỷ lệ bà mẹ chưa nhận được thông tin về bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ viêm phổi trước khi can thiệp GDSK. Đối với 45 bà mẹ được nhận nguồn thơng tin thì nguồn thơng tin mà bà mẹ nhận được chủ yếu qua phương tiện truyền thông và sách báo chiếm tỉ lệ 29,2%. Tuy nhiên, nguồn thông tin mà bà mẹ mong muốn nhận được nhiều nhất là từ nhân viên y tế là 98,3%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa (2017) có 85,5% bà mẹ mong muốn nhận được thông tin tư vấn từ nhân viên y tế [10]. Kết quả cho thấy các bà mẹ rất mong muốn được nhận các thông tin về bệnh viêm phổi qua nhân viên y tế, nhưng thực tế chủ yếu nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông hoặc qua người thân, bạn bè là những kênh thông tin chưa thực sự chính xác. Vì vậy việc tăng cường và nâng cao vai trò của nhân viên y tế đặc biệt đội ngũ điều dưỡng trong công tác tư vấn GDSK về viêm phổi cho bà mẹ hết sức quan trọng và cần thiết.

4.2. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phịng viêm phổi 4.2.1. Khái niệm về bệnh viêm phổi

Kiến thức của bà mẹ về khái niệm bệnh viêm phổi, tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng chỉ chiếm 22,5%, việc biết về khái niệm bệnh viêm phổi là vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu để các bà mẹ có thể phát hiện sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị kịp thời cho trẻ, tránh được các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong; điều này, phải đặc biệt lưu ý đến trong quá trình can thiệp giáo dục sức khỏe cho bà mẹ. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp viêm phổi đến viện trong tình trạng bệnh nặng. Qua điều tra nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hương với 2821 trẻ sơ sinh vào điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương Thái

Nguyên về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp và tử vong cao ở trẻ [12].

Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Ngun nhân trẻ khơng được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao; do bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh hoặc khi trẻ mắc bệnh không được điều trị đúng cách, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa (2017) tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm bệnh là 21,7% [10].

Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Neeru Gupta và các cộng sự cho thấy chỉ có 16% bà mẹ nhận thức được về bệnh của trẻ [45]. Nhà nghiên cứu Cesar Augusto Galvez và cộng sự đã nghiên cứu 501 bà mẹ từ 20 cộng đồng ở khu đô thị của Lima Peru, nhà nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 84% các bà mẹ cho biết họ biết những gì là viêm phổi, hầu hết tin rằng viêm phổi là nguy hiểm. Đa số (58,7%) cho rằng bệnh viêm phổi là do thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Chỉ có 28,9% tin rằng một loại virus gây ra bệnh [44].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành tại bệnh viện nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1%; trong đó, bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân gây viêm phổi chiếm 57,6% [14]. Sự khác biệt này có lẽ là do, đặc điểm nơi sinh sống của các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi là khu vực

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện nhi tỉnh thái bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)