Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính
1.2.5.2. Tại Việt Nam
Trong nghiên cứu mô tả cắt ngang của Kiều Thị Thu Hằng tại Khoa tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (2011), có đến một nửa số người bệnh đã từng nhập viện vì suy tim có điểm tự chăm sóc ở mức thấp. Trong đó tự chăm sóc kém liên quan, đến khơng tuân thủ sử dụng thuốc là 37,5% và không thực hiện đúng về chế độ ăn giảm muối là 52,5% [7]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng về “Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên” (2013), có tới 50,9% số người già suy tim có hành vi tự chăm sóc ở mức độ thấp [10].
Trong nghiên cứu “Dự báo các yếu tố về hành vi tự chăm sóc của người trưởng thành suy tim tại Việt Nam” của Phạm Thị Thu Hương nghiên cứu trên 200 người
17
bệnh suy tim ngoại trú, tại 10 bệnh viện từ 10 tỉnh - thành phố đồng bằng sông Hồng của Việt Nam (2015) cho kết quả; hầu hết đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có điểm kiến thức và điểm tự chăm sóc ở mức trung bình. Trong đó, hành vi tự chăm sóc được thực hiện thường xuyên nhất là uống thuốc theo đơn cịn hành vi chăm sóc bản thân ít được thực biện gồm: theo dõi lượng nước tiểu, theo dõi phù, theo dõi cân nặng, hạn chế uống rượu bia và tiêm phòng cúm [44].
Năm 2016, Trần Thị Ngọc Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 200 người bệnh suy tim mạn tại Viện Tim mạch Việt Nam, kết quả thu được: người bệnh suy tim mạn có mức kiến thức tốt chiếm tỉ lệ rất thấp (chỉ 1%), cịn lại người bệnh có kiến thức ở mức trung bình chiếm 44,5% và khá chiếm 54,0%, trong đó có đến 57% người bệnh hiểu không đúng và không biết về suy tim, chỉ có 40,5% người bệnh hiểu đúng về việc cần hạn chế uống nước, có tới 47,5% người bệnh lựa chọn khơng đúng các loại thực phẩm có chứa nhiều muối, chỉ có 18,0% người bệnh theo dõi cân nặng thường xuyên và hàng ngày, chỉ có 23% người bệnh thực hành ăn giảm muối ở mức độ thấp, số người thực hành đúng về chế độ luyện tập thể dục chiếm một tỷ lệ không nhiều (30,0%), có 4,0% thỉnh thoảng thậm chí là khơng uống thuốc theo đơn của bác sỹ[l]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải (2017) về Thực trạng hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổi suy tim đang được điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba - Đồng Hới - Quảng Bình, có đến 76% đối tượng nghiên cứu có kiến thức thấp về suy tim và có tới 82,6% đối tượng nghiên cứu có hành vi tự chăm sóc ở mức thấp, chỉ có 17,4% người bệnh có hành vi tự chăm sóc ở mức cao. Trong đó có hành vi tự chăm sóc “Tơi uống thuốc theo đơn của bác sỹ” được người bệnh thực hiện nhiều nhất với tỷ lệ 59,5% người bệnh đồng ý và 13,6% người bệnh rất đồng ý .
Gần đây nhất trên Tạp chí Khoa học Điều dưỡng năm 2019, trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung khi đánh giá thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018 có đến 13,3% đối tượng nghiên cứu có kiến thức kém, 41,1% đối tượng nghiên cứu có kiến thức trung bình về suy tim và 16% đối tượng nghiên cứu
18
đạt duy trì chăm sóc, 7,4% đối tượng nghiên cứu đạt quản lý chăm sóc, 16% đối tượng nghiên cứu đạt lĩnh vực tự tin trong chăm sóc.