Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh nghệ an năm 2021 (Trang 31)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Thu thập số liệu

2.5.1. Trước khi tiến hành thu thập số liệu

Hồn thiện cơng cụ thu thập số liệu, các điều kiện cần thiết cho chương trình giáo dục sức khỏe của nghiên cứu.

Tập huấn thống nhất nội dung, cách thức triển khai thu thập số liệu và tổ chức giáo dục sức khỏe trong nhóm nghiên cứu.

2.5.2. Phương pháp và các bước thu thập số liệu:

* Kỹ thuật thu thập số liệu:

Nghiên cứu viên kết hợp cùng với 3 cộng tác viên là các sinh viên năm thứ 4, thuộc Trường ĐH Y khoa Vinh, được phân cơng thực tập tại Phịng khám Nội A của Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An để phỏng vấn và thu thập số liệu kết hợp với các Bác sỹ và điều dưỡng viên tại các phòng khám của Bệnh viện để khám và hướng dẫn qua phòng tư vấn. Những thành viên tham gia vào quá trình thu thập số liệu được tập huấn và hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện trước khi tiến hành. Để tránh sai số, nhóm nghiên cứu phân cơng 3 nghiên cứu viên đánh giá kiến thức thực hành phòng biến chứng của người bệnh độc lập ở 3 thời điểm khác nhau: 01 cộng tác viên thực hiện việc thu thập số liệu tại thời điểm trước khi thực hiện can thiệp; 01 cộng tác viên chuyên phụ trách thu thập số liệu tại thời điểm ngay sau khi can thiệp; 01 cộng tác viên chuyên phụ trách thu thập số liệu tại thời điểm 4 tuần sau can thiệp.

Số liệu sẽ được thu thập trực tiếp dựa trên bộ công cụ được thiết kế sẵn với các nội dung đo lường về kiến thức và thực hành về phòng ngừa các biến chứng do THA (Phụ lục 3).

*Các bước thu thập số liệu:

Bước 1: Lập danh sách và lựa chọn NB đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Tiếp cận NB, giải thích mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu; trình tự và các bước tham gia (tránh tình trạng NB từ chối PV sau 1 tháng) trước khi tiến hành phỏng vấn. Thông báo với NB về các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật và câu trả lời của NB sẽ không ảnh hưởng tới quá trình khám và điều trị. Nếu người bệnh đồng ý tham gia ngiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1). Hoạt động này được thực hiện vào khoảng thời gian NB đã nộp sổ khám bệnh và chờ đến lượt khám của mình. Bước 3: Đánh giá kiến thức và thực hành trước can thiệp GDSK (Thời điểm T0) bằng phiếu điều tra là bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn (Phụ lục 3). Thời gian phỏng vấn khoảng 10 phút trong khi NB chờ đến lượt khám.

Bước 4: Thực hiện GDSK trực tiếp cho nhóm nhỏ người bệnh về các biện pháp dự phòng biến chứng do THA, kèm các tài liệu phát tay, hình ảnh minh họa, … (Phụ lục 2). Do số lượng NB đến tái khám đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu mỗi ngày khác nhau và số lượng người bệnh thực tế tại một buổi giáo dục sức khỏe trung bình là 5 người bệnh, ngày ít nhất là 1 người bệnh, ngày nhiều nhất là 7 người bệnh. Thời gian một buổi GDSK kéo dài khoảng 30 đến 40 phút trong lúc NB ngồi chờ kết quả xét nghiệm sau khi đã được các Bác sỹ khám và làm các xét nghiệm theo chỉ định tại phòng tư vấn của Khoa. Sau khi tiến hành GDSK, nghiên cứu viên sẽ hỏi lại NB xem có điều gì chưa rõ, cần hỏi để giải đáp.

+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức về phòng ngừa biến chứng do THA của NB ngay sau can thiệp GDSK (Thời điểm T1). Sử dụng cùng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức phòng biến chứng do THA như đã đánh giá trước can thiệp (Thời điểm T0) trong lúc NB chờ kết quả của mình. Sau khi người bệnh trả lời xong phiếu khảo sát, thực hiện tư vấn bổ sung những nội dung kiến thức mà người bệnh trả lời khơng đúng; chưa rõ hoặc có thắc mắc để đảm bảo người bệnh nhận thức đúng trước khi về nhà (khơng tính vào kết quả nghiên cứu). Cảm ơn và đặt lịch hẹn đánh giá lại sau 1 tháng (Thời điểm T2) khi người bệnh đến tái khám (Phụ lục 3).

THA của NB sau 01 tháng kể từ khi kết thúc can thiệp giáo dục sức khoẻ sử dụng cùng bộ câu hỏi đã sử dụng trong lần đánh giá trước can thiệp trong thời gian người bệnh chờ khám. Trong trường hợp người bệnh không đến tái khám đúng hẹn, nghiên cứu viên sẽ gọi điện thoại trực tiếp để đánh giá lại kiến thức, thực hành phòng biến chứng do THA cho người bệnh. Thực hiện giáo dục bổ sung với những nội dung kiến thức và thực hành chưa đạt (nếu có) trong lúc người bệnh chờ kết quả khám của mình (khơng tính vào kết quả nghiên cứu). Cảm ơn người bệnh và kết thúc khảo sát. 2.6. Can thiệp GDSK

2.6.1. Can thiệp giáo dục sức khoẻ liên quan đến dự phòng biến chứng do THA

Việc dự phòng biến chứng do THA phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thái độ cũng như chế độ tuân thủ điều trị của NB. Muốn có hành vi tốt thì đầu tiên NB phải có kiến thức tốt về bệnh. Vì thế NB cần phải được trang bị những kiến thức đúng và đầy đủ về bệnh THA cũng như các biến chứng do THA gây ra; đồng thời phải nâng cao ý thức thực hành các biện pháp nhằm góp phần phịng ngừa các biến chứng do THA. Muốn đạt được điều đó thì cần thiết phải xây dựng chương trình GDSK cho NB. Các nghiên cứu đã cho thấy, NB có mức kiến thức về bệnh càng cao thì khả năng thực hành phòng ngừa biến chứng do THA càng cao [20], [14].

Nhân viên y tế (NVYT) chính là một trong những đầu mối quan trọng góp phần vào việc nâng cao kiến thức và thái độ thực hành của NB về phòng ngừa biến chứng do THA. Do đó, NVYT cần được nâng cao kiến thức của mình về dự phịng biến chứng do THA. Khoa phòng và Bệnh viện cần tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo và thực hành về truyền thơng GDSK phịng ngừa biễn chứng do THA nói riêng và các bệnh khác nói chung. Ngồi ra, cán bộ NVYT cũng cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất về điều trị, chăm sóc và phịng ngừa biến chứng do THA. Tăng cường hoạt động giao tiếp và GDSK nhằm góp phần nâng cao kiến thức và thực hành cho NB.

Để đánh giá được sự thay đổi về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do THA cho NB chúng tôi sẽ tiến hành chương trình can thiệp GDSK cho những NB được chọn làm ĐTNC có so sánh trước sau. Các ĐTNC sẽ được tham gia

vào một chương trình GDSK liên quan đến kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng do THA thông qua bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các khuyến cáo trên thế giới và ở trong nước về bệnh THA. Tại các thời điểm đánh giá trước can thiệp, ngay sau khi can thiệp và sau can thiệp 1 tháng những kiến thức và thực hành mà NB chưa đạt sẽ được nhắc lại và tư vấn thêm.

2.6.2. Tiêu chí và nguyên tắc xây dựng mơ hình can thiệp

Để phù hợp với hồn cảnh thực tiễn và thực hiện thuận lợi, chương trình GDSK cho NB được xây dựng phù hợp và dễ thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

- Giao tiếp thân thiện và cởi mở.

- Hướng dẫn trực tiếp kết hợp giải thích và minh họa hợp lý. - Nội dung nhất quán cho tất cả các buổi GDSK.

- Sử dựng ngơn từ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.

- Thể hiện thái độ tôn trọng, phù hợp nhu cầu và đặc điểm của NB. - Tiết kiệm chi phí.

2.6.3. Nội dung can thiệp

Nội dung can thiệp GDSK (Phụ lục 2) được xây dựng dựa trên các tài liệu hướng dẫn NB về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do THA của WHO, khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ và khuyến cáo của khuyến cáo thực hành phòng ngừa biến chứng THA của Bộ y tế. Có ý kiến đóng góp của các Giáo viên hướng dẫn là các Tiến sỹ, bác sỹ chuyên ngành Nội khoa và Nội tim mạch và được tiến hành thử nghiệm trên 15 NB trước đó. Bao gồm:

- Kiến thức nền về bệnh THA.

- Các biến chứng có thể có do THA, dấu hiệu, cách phát hiện và xử trí ban đầu khi gặp biến chứng,

- Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng do THA, - Lý do cần tuân thủ về thực hành phòng ngừa biến chứng do THA,

- Những nội dung về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng của THA NB cần nắm được.

2.6.4. Quy trình can thiệp

- Tiếp xúc, ổn định và giới thiệu. - Giải thích kết quả đánh giá lần 1.

- Phát tài liệu (là nội dung GDSK đã chuẩn bị sẵn) cho NB. - Giải thích các nội dung can thiệp.

- Trao đổi, thảo luận và giải đáp các thắc mắc. - Tóm tắt và kết thúc buổi tư vấn.

2.7. Các biến số trong nghiên cứu

Bảng 2. 1. Biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa Loại biến Cách tính Phương pháp thu thập Giới tính Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới Nhị phân Tỷ lệ người bệnh phân 2 nhóm: Nam và nữ Phỏng vấn Tuổi

Thời gian đã qua kể từ khi sinh đến thời điểm hiện tại (năm)

Rời rạc = 2021 - năm sinh Phỏng vấn Thời gian người bệnh mắc bệnh THA Là thời gian tính từ lúc người bệnh bắt đầu được chẩn đoán bệnh THA đến thời gian người bệnh tham gia nghiên cứu

Định lượng

= Thời điểm phỏng vấn- thời điểm lần đầu người bệnh được chẩn đốn bệnh THA Phỏng vấn Trình độ học vấn Là lớp/hệ học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh đã theo học

Định tính

Khơng biết chữ; Tiểu học,THCS, THPT, TS, CĐ,ĐH, SĐH

Phỏng vấn

Tên biến Định nghĩa Loại biến Cách tính Phương pháp thu thập Nghề nghiệp hiện tại Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh

Định danh

Tỷ lệ người bệnh phân: Nông dân, Công nhân, Cán bộ, viên chức Lao động tự do Hưu trí mất sức Phỏng vấn Nguồn thông tin về THA Là nguồn đã giúp NB có được kiến thức, thực hành về phòng biến chứng bệnh THA Định danh

Phương tiện truyền thông (TV, Internet..), cán bộ y tế, qua sổ khám bệnh, qua gia đình, bạn bè, nguồn khác Phỏng vấn

Bảng 2. 2. Biến số BMI, kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa Loại biến Cách tính

Phương pháp thu

thập BMI

Chỉ số khối cơ thể tính theo chiều cao (m)/ bình phương cân nặng cơ thể

Rời rạc

Tỷ lệ NB: gầy, bình thường, thừa cân, tiền béo phì, béo phì Đo trực tiếp và tính theo cơng thức Kiến thức phòng biến chứng do THA

Kiến thức của người bệnh về phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh, yếu tố nguy cơ gây biến chứng, lối sống phòng biến chứng THA Độc lập Phân 2 mức độ: Đạt và khơng đạt Phỏng vấn Thực hành phịng biến chứng do THA

Là sự tuân thủ đo huyết áp, xử trí khi huyết áp cao đột ngột, điều trị thuốc, chế độ ăn và phòng cơn THA kịch phát Độc lập Phân 2 mức độ: Đạt và không đạt Phỏng vấn

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá

2.8.1. Căn cứ khoa học để thiết kế bộ công cụ đánh giá

Để đánh giá kiến thức và thực hành về phịng ngừa biến chứng, nhóm nghiên cứu sử dụng bộ công cụ của tác giả Đinh Thị Thu, 2018 [22]. Bộ công cụ được tác giả đánh giá độ đặc hiệu với CVI 0,82 và độ tin cậy cronback anpha 0,72 và đã được tác giả xây dựng dựa vào:

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chẩn đoán và điều trị THA Khuyến cáo của Liên ủy quốc gia (SJC - Join National Committee) lần thứ VII năm 2003 về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA

Dựa theo European Society of Hypertension/European Society of Cardiology (ESH/ESC) Hội tăng huyết áp Châu Âu / Hội Tim mạch Châu Âu năm 2007.

Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3192/QĐ - BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp, ngày 31/9/2017.

2.8.2. Tiêu chí bộ cơng cụ đánh giá kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp dựa trên nội dung giáo dục sức khoẻ đã xây dựng

Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 3 phần (Phụ lục 4):

Phần A: Thông tin chung gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, cơng việc hiện tại, BMI, hoàn cảnh phát hiện bệnh THA, thời gian điều trị bệnh THA, nguồn thông tin nhận được.

Phần B: Kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp gồm 16 câu (B1-B16) [23]: Kiến thức về phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh: Từ câu B1 đến câu B5. Kiến thức về biến chứng, dấu hiệu các biến chứng và cách xử trí: Từ câu B6 đến câu B11

Kiến thức dấu hiệu và cách xử trí cơn THA kịch phát: Gồm câu B12, câu B13. Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp: câu B14, câu B15. Kiến thức về lối sống phòng biến chứng tăng huyết áp: câu B16.

Trong đó: B1, B6,B7, B8, B9, B10, B12, B14, B15, B16: Là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm.

Câu: B2, B3, B4, B5, B11, B13 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai/không biết 0 điểm.

Phần C: Thực hành phòng biến chứng THA: 20 câu từ câu C1 đến câu C20 [23], gồm:

Thực hành đo huyết áp: C1, C2, C3, C4. Thực hành khi huyết áp cao đột ngột: C5, C6. Tuân thủ điều trị thuốc: C7, C8, C9, C10.

Tuân thủ chế độ ăn: C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18. Tuân thủ phòng cơn THA kịch phát: C19, C20

Trong đó, câu C1, C2, C3, C4, C20 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm. Câu: C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C19 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng tính 1 điểm, trả lời sai/khơng biết tính 0 điểm.

Cách đánh giá:

Trong nghiên cứu này, để đánh giá người bệnh có kiến thức và thực hành về phịng tránh biến chứng do THA ở mức đạt thì người bệnh phải trả lời đúng trên 50% số câu về kiến thức và trên 50% số câu về thực hành theo nội dung trong phiếu phỏng vấn [23].

Với tổng điểm kiến thức là 56 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về kiến thức phòng biến chứng do THA là từ 28 điểm trở lên.

Với tổng điểm thực hành là 32 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về thực hành phòng biến chứng do THA là từ 16 điểm trở lên.

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

Đánh giá thay đổi kiến thức và thực hành sau can thiệp so với trước can thiệp dựa trên so sánh sự khác biệt về Điểm trung bình (X SD) kiến thức và Điểm trung

bình thực hành với biến số phân phối chuẩn, Tỷ lệ (%) người bệnh theo phân loại mức độ đạt kiến thức và đạt thực hành, Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng và thực hành đạt theo từng nội dung, sử dụng các kiểm định thông kê tương ứng. Sử dụng kỹ

thuật thống kê t-test để so sánh 2 biến nghiên cứu. 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và được sự đồng ý của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trước khi tiến hành nghiên cứu.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh nghệ an năm 2021 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)