Kết quả chung thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh nghệ an năm 2021 (Trang 49 - 98)

Thực hành chung phòng biến chứng THA Số người bệnh Tỷ lệ %

Đạt [ ≥ 16 điểm ] 40 44,9

Không đạt [< 16 điểm ] 49 55,1

Nhận xét: NB thực hành phòng biến chứng do THA mức độ đạt 44,9%, trong khi có tới 55,1% NB thực hành mức khơng đạt.

3.3. Thay đổi kiến thức và thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh tham gia nghiên cứu sau can thiệp giáo dục người bệnh tham gia nghiên cứu sau can thiệp giáo dục

Bảng 3.18. Thay đổi điểm kiến thức của người bệnh về phòng biến chứng do tăng huyết áp(n=89) Kiến thức phòng biến chứng T0 T1 T2 Phân tích 2 biến XSD XSD XSD Kiến thức phát hiện và điều trị bệnh 4,62±0,83 5,93±0,025 5,90±0,37 t(1,2)= 14,41;p(1,2)<0,05 t(1,3)=-16,04;p(1,2)<0,05 Kiến thức về biến chứng 9,99±2,32 24,65±3,32 23,66±4,1 t(1,2)= -28,48;p(1,2) <0,05 t(1,3)= -22,18;p(1,3) <0,05 Kiến thức dấu hiệu và xử trí đợt phát 2,71±0,46 5,00±0,01 4,76±,565 t(1,2)= -47,28;p(1,2) <0,05 t(1,3)= -26,62;p(1,3) <0,05 Kiến thức yếu tố nguy cơ 7,30±2,042 10,82±0,58 10,70±0,629 t(1,2)= -15,22;p(1,2) <0,05 t(1,3)= -16,35;p(1,3) <0,05 Kiến thức về lối sống 5,66±1,01 8,90±0,30 8,76±0,427 t(1,2)= -28,08;p(1,2) <0,05 t(1,3)= -30,67;p(1,3) <0,05 Tổng điểm kiến thức 30,28±4,63 55,30±4,36 52,89±5,37 t(1,2)= -33,06 p(1,2) <0,05 t(1,3)= -27,59;p(1,3) <0,05 Nhận xét: Có sự tăng điểm kiến thức có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở tất cả các nội dung kiến thức liên quan đến phòng biến chứng do tăng huyết áp tại 2 thời điểm sau can thiệp (T1) và 1 tháng sau can thiệp (T2) so với trước can thiệp (T0).

Biểu đồ 3.3. Thay đổi phân loại kiến thức của người bệnh về phòng biến chứng do tăng huyết áp (n=89)

Nhận xét: Trước can thiệp, chỉ có 69,7% NB có kiến thức phòng biến chứng do THA ở mức độ đạt (tại thời điểm T0). Sau can thiệp đã lên 100% NB có kiến thức mức độ đạt (tại thời điểm T1, T2).

Bảng 3.19. Thay đổi điểm thực hành của người bệnh về phòng biến chứng do tăng huyết áp (n=89) Thực hành phịng biến chứng T0 T2 Phân tích 2 biến XSD XSD Thực hành đo HA 3,37±1,81 4,90±1,73 t(1,3)= -15,10;p(1,2) <0,05 Xử trí khi huyết áp tăng cao đột ngột 1,31±0,47 1,90±,30 t(1,3)= -11,12;p(1,3) <0,05 Tuân thủ thuốc 2,36±1,6 3,55±1,01 t(1,3)= -8,73;p(1,3) <0,05 Tuân thủ chế độ ăn 2,84±1,82 4,99±2,27 t(1,3)= -16,22;p(1,3) <0,05 Thực hành phòng cơn THA kịch phát 3,21±11,42 4,07±1,16 t(1,3)= -11,01;p(1,3) <0,05 Tổng điểm thực hành 14,30±6,61 19,40±5,89 t(1,3)= -21,33;p(1,3) <0,05 .000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000% 100.000% T0 T1 T2 69.700% 100% 100% 30.300% 0% 0% Đạt Khơng đạt

Nhận xét: Có sự tăng điểm thực hành có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở tất cả các nội dung thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp sau 1 tháng kể từ khi kết thúc can thiệp giáo dục sức khỏe (T2) so với thời điểm trước can thiệp (T0).

Biểu đồ 3.4. Thay đổi phân loại thực hành của người bệnh về phòng biến chứng do tăng huyết áp (n=89)

Nhận xét: Trước can thiệp chỉ có 44,9% NB thực hành phịng biến chứng do THA ở mức độ đạt (tại thời điểm T0). Sau can thiệp đã lên 75,3% NB thực hành mức độ đạt (tại thời điểm T2).

.000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000% 100.000% T0 T2 44.900% 75.300% 55.100% 24.700% Đạt Không đạt

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Thông tin chung về người bệnh tham gia nghiên cứu

Tuổi: Tuổi trung bình của 89 người bệnh THA tham gia nghiên cứu là 71,13±9,66 tuổi, nhóm người bệnh > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 92,22%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu (2018), người bệnh > 60 tuổi 77,3% còn < 60 tuổi 22,7% [22] và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị thơm (2017) > 60 tuổi 72,8%, < 60 tuổi 27,2% [21]. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu đang đề cập không phải là nghiên cứu dịch tễ học, song các kết quả này góp phần khẳng định thêm xu thế già hóa dân số và sự thường gặp tăng huyết áp ở người cao tuổi, đặt ra yêu cầu cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi càng cao thì nguy cơ bị mắc bệnh và tử vong do các bệnh liên quan đến THA càng cao, tỷ lệ người bệnh THA cũng tăng lên theo lứa tuổi. Điều này, phù hợp với với y văn của WHO (2005), ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, người lớn lứa tuổi trung niên dễ mắc bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh lâu hơn và chết sớm hơn NB ở các nước có thu nhập cao [41]. Tuổi nhỏ nhất của đối tượng can thiệp là 38 và lớn nhất là 91 tuổi. Đây là một phân tuổi khá phân tán đối với một nghiên cứu can thiệp, điều này thường gây khó khăn trong việc thiết kế và thực hiện các hoạt động can thiệp [7].

Giới tính: Trong nghiên cứu NB giới tính nam chiếm 51,7% , nữ giới chiếm 48,3%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (2017) 55,2% nam và 44,8% nữ và rằng nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới[21]. Tuy nhiên, kết quả này khác biệt với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu (2018) nam 39,8%, nữ 60,2%. Có sự khác biệt này có thể cỡ mẫu khác nhau và chọn mẫu khác nhau nên kết quả khác nhau [22].

Trình độ học vấn: Trong số 89 người bệnh tham gia nghiên cứu, khơng có trường hợp nào là không biết chữ và chủ yếu ở trình độ Trung học cơ sở (41,6%) (Biểu đồ 3.2). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu (2018) [22]

và phù hợp với bối cảnh lịch sử Việt Nam vào thời kỳ 1945-1975, việc đi học cịn gặp nhiều khó khăn.

Cơng việc hiện tại: Cơng việc hiện tại của NB hưu trí mất sức 64%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này hợp lý vì đối tượng trong nghiên cứu chủ yếu là NB cao tuổi, trên 60 tuổi chiếm 92,1%.

BMI: NB có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao 64%, trong khi NB có chỉ số BMI thừa cân và béo phì chiếm 29,2%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuỷ có tới 46,9% NB béo phì [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm tiền béo phì 33,2% [21]. Thừa cân, tiền béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh THA và biến chứng do THA. Chính vì vậy, việc tư vấn giáo dục sức khoẻ của NVYT về chế độ ăn, lối sống cho NB là rất quan trọng, đặc biệt là chú ý vòng bụng quy chuẩn. Khi khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy, phần lớn NB chỉ quan tâm đến BMI mà chưa chú ý đến số đo vịng bụng dẫn đến tích mỡ gây ra nhiều biến chứng THA. Chi tiết này cũng cần được NVYT quan tâm trong tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB trong việc điều chỉnh cân nặng cũng như giảm số đo vòng bụng để đạt chuẩn cho phép [22].

Hồn cảnh phát hiện bệnh THA: Có 51,7% NB cho biết họ được phát hiện bệnh THA do đi khám sức khoẻ định kỳ. Đáng chú ý có tới 36% NB được phát hiện bệnh THA khi đi khám bệnh vì có những biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu (2018) 59% phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ; 37,9% phát hiện khi vào viện vì 1 bệnh khác hoặc có triệu chứng của bệnh. Những đặc điểm này một lần nữa cho thấy, người dân còn chủ quan chưa chủ động theo dõi sức khoẻ nhằm phát hiện sớm bệnh THA, qua đó làm tăng biến chứng do THA. Đồng thời cho thấy sự cần thiết phải thường xuyên truyền thông, giáo dục sức khỏe về THA và tổ chức khám sàng lọc đúng theo chương trình nhằm phát hiện sớm các trường hợp bị THA trong cộng đồng [22].

Thời gian điều trị bệnh THA: Có 82% NB mắc bệnh THA > 5 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi chỉ có 1,1% NB điều trị bệnh THA < 1 năm. Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy, NB mắc bệnh > 5năm chiếm

39,1% và có 53,6% người bệnh mắc bệnh 1-5 năm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm 44,8% bị THA từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao[23]. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về mẫu và địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thời gian được điều trị THA của người bệnh là đủ dài để có thể đánh giá những trải nghiệm liên quan đến kiểm soát THA của người bệnh, phù hợp với tính chất mạn tính của bệnh THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian được điều trị THA trung bình của NB là 6,12 ± 5,22[0,25-20] năm, điều này chứng tỏ rằng bệnh THA nếu điều trị đúng thì có thể kéo dài tuổi thọ NB lên 20 năm. Do đó, cùng với các biện pháp điều trị, việc tăng cường kiến thức và thực hành giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả bệnh THA ln giữ vai trị quan trọng.

Nguồn thông tin về bệnh THA: NB nhận thông tin về bệnh THA từ NVYT chiếm tỷ lệ cao nhất 91%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu có 84,2% NB nhận được thông tin từ NVYT. Những con số này cho thấy thông tin liên quan đến sức khỏe từ NVYT ln giữ vai trị quan trọng và được người bệnh tin tưởng hơn so với các nguồn khác [22].

4.2. Kiến thức và thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp của ĐTNC

4.2.1. Kiến thức về phòng biến chứng do tăng huyết áp của ĐTNC

Kiến thức về phát hiện - điều trị bệnh tăng huyết áp: Trong nghiên cứu, đa

số người bệnh (82%) nhận thức được chỉ số HA tâm thu >140mmHg là ngưỡng để xác định THA, nhưng chỉ có rất ít NB (18%) nhận thức được đối với chỉ số HA tâm trương; thực tế này cho thấy quan niệm chưa đầy đủ về chỉ số huyết áp và dễ dẫn tới ít chú ý đến chỉ số huyết áp tâm trương trong q trình kiểm sốt bệnh THA. Tồn bộ người bệnh trong nghiên cứu đều xác định được THA cần phải điều trị lâu dài, đây là tín hiệu tích cực nhưng cũng đặt ra thách thức là người bệnh đang thực hiện việc điều trị THA của họ ra sao và HA của họ có được kiểm sốt một cách hiệu quả. Cần khám sức khỏe định kỳ được 96,6% THA tham gia nghiên cứu khẳng định; nguyên tắc điều trị THA và cách dùng thuốc hạ huyết áp được 84,3% và 80,9% người bệnh trả lời đúng. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu với 96,6% NB có kiến thức về chỉ số THA và 75,9% NB trả lời đúng về nguyên

tắc điều trị THA thay đổi lối sống kết hợp điều trị thuốc [22]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thi Thuỷ có 46,3% NB biết cần đo huyết áp thường xuyên/hàng ngày; 96,2% NB đồng ý phải tái khám định kỳ khi bị THA. Phần lớn NB tăng huyết áp có kiến thức đúng về biện pháp điều trị đó là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc hạ áp liên tục, lâu dài theo chỉ định của bác sỹ [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đức có tỷ lệ NB đạt kiến thức dùng thuốc huyết áp là trên 90% [4]. Việc có kiến thức đúng về chỉ số THA giúp NB có thể tự đo huyết áp tại nhà, nhận biết mức độ THA tại thời điểm đo và từ đó có điều chỉnh phù hợp và xử trí kịp thời, tránh cơn tăng huyết áp kịch phát.

Kiến thức về biến chứng của THA: Có 97,8% NB trả lời đúng bệnh THA gây

ra biến chứng về não. Trong khi chỉ có 25,8% NB biết bệnh THA gây biến chứng ở mắt. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu có 96,6% có kiến thức biến chứng THA là TBMMN; 69,6% biến chứng ở tim và 29,2% có biến chứng mắt, 26,1% có biến chứng ở thận. Biến chứng ở não là biến chứng hay gặp và để lại di chứng nặng nề. Hầu hết NB đều biết bệnh THA gây ra biến chứng ở não mà ít NB biết THA cũng gây ra biến chứng ở thận và ở mắt [22]. Nghiên cứu của tác gỉả Nguyễn Thị Thuỷ biến chứng về não và tim được những NB này biết đến nhiều nhất, biến chứng thận, mắt và mạch máu ngoại vi được biết ít hơn [24]. Việc thiếu kiến thức về biến chứng do THA có thể sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ chủ quan về bệnh, làm hạn chế tuân thủ chế độ ăn, điều trị và lối sống phòng ngừa biến chứng của người bệnh. Phát hiện những khoảng trống kiến thức hoặc nhận thức chưa đúng của người bệnh về những biến chứng có thể gây ra do THA là những vấn đề đặt ra cho người điều dưỡng trong công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh nói chung và người THA nói riêng, nhằm đảm bảo người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ, từ đó có hành vi sức khỏe phù hợp, góp phần hạn chế các biến chứng do THA.

Kiến thức về dấu hiệu và xử trí biến chứng do THA: Dấu hiệu biến chứng

TBMMN: Có 95,5% NB trả lời đúng dấu hiệu đột ngột tê liệt tay/chân/một bên cơ thể; chỉ có 5,6% NB trả lời đúng dấu hiệu đột ngột nhìn mờ một hay cả 2 mắt. Dấu hiệu biến chứng bệnh tim: Có 56,6% NB trả lời đúng dấu hiệu thở tức ngực, cơn đau

thắt ngực. Dấu hiệu của suy thận: Có 51,7% NB trả lời đúng dấu hiệu tiểu khó, tiểu ra máu. Dấu hiệu biến chứng về mắt: Có 83,1% NB trả lời đúng về dấu hiệu nhìn mờ và chỉ có 1% NB trả lời đúng dấu hiệu mù. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu: 94,7% NB có kiến thức đúng về dấu hiệu méo mồm, méo mặt, nói khơng rõ; 92,2% NB có kiến thức triệu chứng đột ngột tê liệt tay/chân/một bên cơ thể; 10,9% dấu hiệu khó khăn bước đi, méo mồm; NB có kiến thức đúng về dấu hiệu cơn đau thắt ngực 56,2% cao nhất; 16,8% dấu hiệu hồi hộp, đánh trống ngực; NB có ít kiến thức về dấu hiệu bệnh thận: 5% dấu hiệu ăn không ngon miệng; 5% mệt mỏi; 2,5% đi tiểu ít và nước tiểu sẫm màu; 29,8% biết dấu hiệu nhìn mờ biến chứng mắt đạt tỷ lệ cao nhất, và 0% NB biết về dấu hiệu xuất huyết ở mắt và chỉ có 2,5% biết dấu hiệu mù [22]. NB còn hạn chế kiến thức về biến chứng mắt, thận và tim, đòi hỏi NVYT khi tư vấn giáo dục sức khoẻ cần phải tập trung bổ sung những chỗ hổng về kiến thức của NB, giúp họ hiểu thấu đáo về phòng biến chứng do THA gây ra.

NB có kiến thức về dấu hiệu biến chứng TBMMN chiếm tỷ lệ cao hơn so với dấu hiệu của biến chứng về suy thận và mắt. Kết quả này phù hợp với kiến thức về các biến chứng do THA gây ra trên đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, kiến thức về xử trí gặp biến chứng chỉ có 59,6% NB xử trí đúng khi gặp biến chứng của bệnh THA. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Đinh Thị Thu có 89% NB có kiến thức đúng xử trí khi gặp biến chứng THA là đi khám các cơ sở y tế. Việc xử trí đúng khi có biến chứng do THA gây ra giảm được những di chứng nặng nề cho NB [22].

Kiến thức về dấu hiệu và xử trí cơn tăng huyết áp kịch phát: Có 89,9% NB

trả lời đúng về dấu hiệu đau đầu chóng mặt của cơn THA kịch phát và chỉ có 50,6% NB có kiến thức đúng về cách xử trí khi có cơn THA kịch phát. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu có 81,4% NB biết dấu hiệu đau đầu chóng mặt của cơn THA kịch phát; chỉ có 19,3% NB biết dấu hiệu khó thở và chỉ có 34,2% trả lời đúng cần nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ áp khi có cơn huyết áp kịch phát. Cơn tăng huyết áp là tình trạng HA tăng cao kịch phát, huyết áp tâm thu (HATT) >180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) >120 mmHg, có thể gây ra nhiều biến chứng

nguy hiểm như: đột quỵ, phù phổi cấp, suy tim, đau thắt ngực, ... rất nguy hiểm đến tính mạng nếu khơng được cấp cứu kịp thời. Việc điều trị kịp thời và đặc biệt có biện pháp dự phòng cơn tăng huyết áp là điều cần thiết.

Kiến thức về yếu tố nguy cơ gặp biến chứng do THA: Có 93,3% NB trả lời

đúng ăn mặn là yếu tố nguy cơ gây biến chứng do THA; 91% trả lời đúng về yếu tố người mắc bệnh THA và các bệnh đi kèm; 88,8% có kiến thức đúng về yếu tố người mắc bệnh THA nhưng không được điều trị và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, chỉ có

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh nghệ an năm 2021 (Trang 49 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)