Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá
2.8.1. Căn cứ khoa học để thiết kế bộ công cụ đánh giá
Để đánh giá kiến thức và thực hành về phịng ngừa biến chứng, nhóm nghiên cứu sử dụng bộ công cụ của tác giả Đinh Thị Thu, 2018 [22]. Bộ công cụ được tác giả đánh giá độ đặc hiệu với CVI 0,82 và độ tin cậy cronback anpha 0,72 và đã được tác giả xây dựng dựa vào:
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chẩn đoán và điều trị THA Khuyến cáo của Liên ủy quốc gia (SJC - Join National Committee) lần thứ VII năm 2003 về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA
Dựa theo European Society of Hypertension/European Society of Cardiology (ESH/ESC) Hội tăng huyết áp Châu Âu / Hội Tim mạch Châu Âu năm 2007.
Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3192/QĐ - BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp, ngày 31/9/2017.
2.8.2. Tiêu chí bộ cơng cụ đánh giá kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp dựa trên nội dung giáo dục sức khoẻ đã xây dựng
Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 3 phần (Phụ lục 4):
Phần A: Thông tin chung gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, cơng việc hiện tại, BMI, hoàn cảnh phát hiện bệnh THA, thời gian điều trị bệnh THA, nguồn thông tin nhận được.
Phần B: Kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp gồm 16 câu (B1-B16) [23]: Kiến thức về phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh: Từ câu B1 đến câu B5. Kiến thức về biến chứng, dấu hiệu các biến chứng và cách xử trí: Từ câu B6 đến câu B11
Kiến thức dấu hiệu và cách xử trí cơn THA kịch phát: Gồm câu B12, câu B13. Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp: câu B14, câu B15. Kiến thức về lối sống phịng biến chứng tăng huyết áp: câu B16.
Trong đó: B1, B6,B7, B8, B9, B10, B12, B14, B15, B16: Là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm.
Câu: B2, B3, B4, B5, B11, B13 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai/không biết 0 điểm.
Phần C: Thực hành phòng biến chứng THA: 20 câu từ câu C1 đến câu C20 [23], gồm:
Thực hành đo huyết áp: C1, C2, C3, C4. Thực hành khi huyết áp cao đột ngột: C5, C6. Tuân thủ điều trị thuốc: C7, C8, C9, C10.
Tuân thủ chế độ ăn: C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18. Tuân thủ phòng cơn THA kịch phát: C19, C20
Trong đó, câu C1, C2, C3, C4, C20 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm. Câu: C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C19 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng tính 1 điểm, trả lời sai/khơng biết tính 0 điểm.
Cách đánh giá:
Trong nghiên cứu này, để đánh giá người bệnh có kiến thức và thực hành về phịng tránh biến chứng do THA ở mức đạt thì người bệnh phải trả lời đúng trên 50% số câu về kiến thức và trên 50% số câu về thực hành theo nội dung trong phiếu phỏng vấn [23].
Với tổng điểm kiến thức là 56 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về kiến thức phòng biến chứng do THA là từ 28 điểm trở lên.
Với tổng điểm thực hành là 32 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về thực hành phòng biến chứng do THA là từ 16 điểm trở lên.