2.2.1 Tác động đến Mỹ
2.2.1.1 Tác động tích cực
Thứ nhất: Góp phần cải thiện mối quan hệ song phương của Mỹ với Triều Tiên.
Sau khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều vào ngày 12/6/2018, Triều Tiên đã tiến hành trao trả 55 hòm kim loại chứa hài cốt của các quân nhân Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên. Động thái này được Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ca ngợi như một “bước tiến rõ ràng” trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên21.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều là một bước tiến mới trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên, đánh dấu lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên. Sự kiện này đồng thời là cơ sở, là bước khởi đầu cho những đối thoại trực tiếp với nhà quyết định chính sách độc tơn của CHDCND Triều Tiên theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra một bản Tuyên bố chung đầu tiên được ký giữa lãnh đạo hai nước. Bản tuyên bố chung đã đi đến những thoả thuận mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Căn cứ vào những trao đổi ngôn từ giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề hạt nhân trong quá khứ lẫn cách công khai thể hiện quan điểm đôi khi quá mức của của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un, bước tiến tốt đẹp này đã gợi mở cho những cuộc đàm phán có kiềm chế hơn, ít nhất là giữa hai nhà lãnh đạo và tác động lớn lên thương thuyết giữa hai nước.
Việc Tổng thống Trump đạt được một thỏa thuận tạm thời với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất, bao gồm các hành động cụ thể của Triều Tiên liên quan đến việc dừng hoặc lùi chương trình hạt nhân, đã giúp ông nhận được sự ủng hộ đáng kể ở Washington và người dân Mỹ. Các chương trình nghị sự về lợi ích chính trị nhỏ và kém quan trọng thường sẽ không thu hút sự chú ý của công chúng nếu khơng có thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, khi nói đến mối quan hệ Mỹ-Triều thì một thành tựu nhỏ nhất cũng dễ dàng trở thành một thành công lớn dưới mắt công 21 "Hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ-Triều Tiên", Vietnamplus.
chúng.
Thứ hai: Có thể mở ra cơ hội xây dựng thể chế hịa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất tại Singapore đã mang lại một kết quả tốt đẹp hơn cả mong đợi và được dư luận thế giới hoan nghênh cùng với việc hai nhà lãnh đạo ra tuyên bố chung với cam kết Bình Nhưỡng sẽ “nỗ lực phi hạt nhân hóa hồn tồn Bán đảo Triều Tiên” nhằm đổi lấy sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Hai bên cũng nhất trí hợp tác để xây dựng thể chế hịa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên có nhiều động thái chứng tỏ quyết tâm thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa bằng cách tháo dỡ bãi thử hạt nhân duy nhất Punggye-ri, nơi từng diễn ra 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 của nước này. Nhiều nhà báo nước ngoài đã được mời đến chứng kiến tận nơi. Hành động này tiếp tục được đánh giá nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội củng cố rằng Triều Tiên sẵn sàng hi sinh lợi ích để đàm phán trong hịa bình. Ơng Kim đã đề nghị đóng cửa Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon để đổi lấy việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đã được áp dụng từ năm 2016. Mặc dù ông Trump đã từ chối đề nghị này, nhưng động thái từ phía Triều Tiên tiết lộ rằng Triều Tiên sẵn sàng đưa một phần quan trọng của chương trình hạt nhân lên bàn thảo luận.
Việc Mỹ có sự điều chỉnh chính sách ngoại giao từ “gây áp lực” sang “thân thiện” là một trong những cách thức tốt nhất giúp Mỹ “kiềm chế” một cuộc khủng hoảng chính trị hoặc quân sự bất ngờ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, một Triều Tiên với lực lượng quân sự đông đảo, cộng với các chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân hau vũ khí sinh – hóa học thực sự là một mối đe dọa lớn đến lợi ích nước Mỹ cũng như đối với các đồng minh của Mỹ ở khu vực.
Hai hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên đã làm sáng tỏ thách thức địa chính trị và an ninh quốc gia phức tạp trong việc ngăn chặn và đảo ngược
khả năng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Nếu một cuộc chiến nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên, nó sẽ dẫn đến hàng triệu người thương vong và sự tàn phá nặng nề.
Thứ ba: Góp phần bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất nêu rõ hai bên nhất trí hợp tác để thiết lập quan hệ mới, xây dựng thể chế hịa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và hồi hương hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội, dù một thắng lợi mang tính đột phá khó có thể đạt được trong một cuộc gặp, song chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo cùng có mặt tại Hà Nội và cùng nhau thảo luận về những vấn đề gây căng thẳng nhất, các bên dám đưa ra những hướng đi mới, những ý tưởng mới đã là thành cơng. Bên cạnh đó, việc Triều Tiên phóng thích ba tù nhân Kim Dong-chul, Kim Hak-song và Kim Sang-duk - những người Mỹ cuối cùng bị phía Triều Tiên giam giữ - đã phát đi một thơng điệp tích cực cho thấy chính quyền ơng Kim Jong Un nghiêm túc hướng đến mục tiêu chấm dứt nhiều thập niên đối đầu với Mỹ và đồng minh. Đây cũng được xem là hành động cụ thể đầu tiên của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ với Washington, kể từ sau khi ông Trump nhậm chức.
Giữ một thỏa thuận tạm thời trong mối quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - Triều là điều cần thiết để tiến triển. Triều Tiên sẽ khơng đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân ngay lập tức, vì vậy bất kỳ hy vọng nào cho sự tiến bộ về chính sách ngoại giao đều phải dựa trên cách tiếp cận từng bước. Theo nghiên cứu của “Center for American Progress”, các yếu tố của một thỏa thuận đủ tốt về phía Mỹ cũng như các mục tiêu của một thỏa thuận ban đầu với Triều Tiên nên bao gồm:
Thứ nhất, giảm nhẹ tiến độ cụ thể trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân
của Triều Tiên.
Thứ hai, xác nhận và xác minh rằng mỗi bên sẵn sàng tuân theo các lời
Thứ ba, sử dụng thỏa thuận tạm thời như một cơ hội để xây dựng hỗ trợ để
đạt được nhiều tiến bộ hơn.
Do đó, phép thử lớn đầu tiên về ngoại giao sẽ là lời hứa đầu tiên của Triều Tiên về việc ngừng hoặc từ bỏ một phần đáng kể khả năng hạt nhân của nước này; nếu lời hứa đó được giữ, những thỏa thuận tiếp theo sẽ được xây dựng.
Thứ tư: Ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên.
Dù Tổng thống Trump chưa đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng sự thân thiện của ông với Chủ tịch Kim Jong-un đã làm dịu căng thẳng khiến Triều Tiên khơng cịn là mối lo ngại lớn của Washington. Việc cải thiện quan hệ Mỹ-Triều Tiên cũng là một giải pháp thông minh cho một vấn đề ám ảnh ba đời tổng thống Mỹ trước đó.
Triều Tiên sử dụng chương trình hạt nhân làm cơng cụ răn đe và ngăn chặn Mỹ tấn cơng. Do đó, nước này khơng có lợi gì khi từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un vẫn đồng ý tại Singapore năm 2018 rằng sẽ phối hợp để cải thiện quan hệ trước tiên, sau đó mới bàn nghiêm túc chuyện phi hạt nhân hóa. Điều đó một phần giải thích tại sao ơng Trump đã nỗ lực rất nhiều trong thiết lập mối quan hệ với Chủ tịch Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore và Việt Nam cũng như cuộc gặp ngắn tại biên giới tháng 6 năm 2019 là những cơ hội để hai lãnh đạo đạt tiến triển về biện pháp dỡ bỏ chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Dù chưa cuộc gặp nào đạt được tiến triển đáng kể về phi hạt nhân hóa, nhưng các cuộc gặp này khiến cả hai lãnh đạo theo đuổi con đường ngoại giao thay vì chiến tranh. Chính sách ngoại giao thân thiện với Triều Tiên sẽ làm cho nước này khơng muốn tấn cơng Mỹ, cho phép chính quyền Tổng thống Trump và các tổng thống tương lai tập trung vào các vấn đề cấp thiết hơn. Đàm phán với Triều Tiên có giá trị ngay cả khi nó khơng dẫn đến phi hạt nhân hóa, vì ngoại giao có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn những tiến bộ kỹ thuật trong kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và giảm triển vọng xung đột hoặc khiêu khích.
2.2.1.2 Tác động tiêu cực
Thứ nhất: Chưa thực hiện được mục tiêu phi hạt nhân hóa hồn toàn bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều còn mơ hồ về thời điểm và cách thức thực thi vì khơng bao gồm thời hạn, lịch trình và quá trình xác nhận Triều Tiên đang thực hiện các điều khoản.
Sau những “bước tiến rõ ràng” trong mối quan hệ Mỹ - Triều, báo cáo được đăng tải vào tháng 8 năm 2018 cũng là lần đầu trên tờ Washington Post dẫn nguồn tin tình báo Mỹ đưa ra những bằng chứng cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển các cơ sở hạt nhân ngược lại với những cam kết của ông Kim Jong-un về “hướng tới phi hạt nhân hóa”. Khơng lâu sau đó, một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc cũng nêu lên những cáo buộc tương tự, và điều này vi phạm các lệnh cấm quốc tế đang hiện hành đối với Triều Tiên22.
Kể từ sau cuộc gặp ở Singapore, tiến trình đàm phán giữa hai bên bị chững lại do những tranh cãi về các chi tiết liên quan đến cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và gỡ bỏ trừng phạt của Mỹ, tuyên bố ở Singapore còn thiếu những nội dung chi tiết về kế hoạch thực hiện. Hai cuộc gặp sau đó giữa ơng Trump và ông Kim năm 2019, tại Hà Nội và Bàn Môn Điếm, cũng không thể đảm bảo những kế hoạch cụ thể nhằm đảo ngược chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Thứ hai: Quan hệ Mỹ - Triều Tiên có xu hướng quay trở lại trạng thái căng thẳng ban đầu.
Dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, mục tiêu cải thiện mối quan hệ Mỹ - Triều vẫn còn nhiều trắc trở và đang chuyển dần từ dấu hiệu “được hâm nóng” sang trạng thái nguội lạnh. Quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng chủ yếu đóng băng sau 22 “Remarks by Republic of Korea National Security Advisor Chung Eui-Yong,” White House Stake Out, March
các cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo, một phần là do đại dịch Covid-19 khiến nhà lãnh đạo Kim Jong Un buộc phải đóng cửa biên giới vào đầu năm 2020.
Cuộc gặp của hai lãnh đạo Mỹ-Triều chưa thể thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa nhanh hơn song nó mở ra hy vọng về cơ hội phá vỡ bế tắc quan hệ Mỹ- Triều bất chấp khoảng cách giữa quan điểm hai nước trong đàm phán hạt nhân còn khá xa.
Mặc dù Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã nhất trí ở Singapore là phối hợp để tiến tới phi hạt nhân hóa hồn tồn Bán đảo Triều Tiên, nhưng hai bên chưa thống nhất được định nghĩa phi hạt nhân hóa. Phía Triều Tiên khẳng định họ coi phi hạt nhân hóa khơng có nghĩa là Triều Tiên đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên muốn Mỹ thực hiện các bước đi đơi bên cùng có lợi, trong đó có chấm dứt các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên hợp quốc áp đặt, đảm bảo an ninh cho Triều Tiên.
Tại Hà Nội, Triều Tiên đã nói rõ rằng một thỏa thuận lớn liên quan đến việc nhanh chóng từ bỏ vũ khí hạt nhân khơng phải là một lựa chọn; đã đến lúc Mỹ cần tập trung lại và tập trung nỗ lực vào vấn đề ưu tiên cao nhất của mình. Nói cách khác, Mỹ và Triều Tiên hiện giờ thân thiện, nhưng khơng đảm bảo điều đó sẽ được giữ nguyên dưới thời tổng thống khác. Do đó, Triều Tiên có thể lại có thái độ thù địch với Mỹ khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Vậy nên, chừng nào Triều Tiên cịn những vũ khí hạt nhân thì vẫn cịn khiến Mỹ và đồng minh bất an.
Tổng thống Trump cũng nhận ra rằng phi hạt nhân hóa là một mục tiêu cần rất nhiều thời gian mới đạt được và ông không thể đạt được chỉ trong nhiệm kỳ đầu tiên. Có thể nói, tất cả những cuộc gặp nói trên đều diễn ra một phần nhờ mối quan hệ giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Trump.
2.2.2 Tác động tới Triều Tiên
2.2.2.1 Tác động tích cực
Thứ nhất: bảo đảm cơ chế hịa bình lâu dài, vững chắc trên bán đảo Triều Tiên.
Các cuộc gặp thượng đỉnh lần lượt tại Singapore và Hà Nội giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, có ý nghĩa quan trọng đối với Triều Tiên trong tiến trình đàm phán.
Thứ nhất: Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un trao đổi quan
điểm một cách sâu rộng và chân thành về việc thiết lập quan hệ Mỹ - Triều kiểu mới cũng như một cơ chế hịa bình lâu dài và vững chắc trên bán đảo Triều Tiên.
Thứ hai, Tổng thống Trump cam kết sẽ bảo đảm an ninh cho Triều Tiên;
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái xác nhận cam kết vững chắc và kiên quyết của mình về việc phi hạt nhân hóa hồn tồn bán đảo Triều Tiên. Vấn đề mấu chốt Triều Tiên mong muốn ở thời điểm hiện tại là có được sự thay đổi căn bản trong quan hệ với Mỹ, gạt bỏ những bất đồng nhiều năm qua để bắt đầu q trình hịa giải. Việc Tổng thống Mỹ nhất trí ngồi vào bàn đàm phán với Nhà lãnh đạo Triều Tiên là tín hiệu rõ ràng cho thấy tiến trình đàm phán đang đi theo hướng mà Triều Tiên mong muốn.
Trong những năm qua, các quan chức Triều Tiên và các phương tiện truyền thông nhà nước đã bày tỏ nhiều mục tiêu khác nhau trong quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - Triều. Ngồi việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, một loạt các mục tiêu tiềm năng của Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc là giảm dấu chân quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và chấm dứt liên minh Mỹ-Hàn Quốc; loại bỏ các khả năng quân sự của Mỹ có thể đe dọa Triều Tiên; chấm dứt các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc; thống nhất với Hàn Quốc và hội nhập Triều Tiên vào nền kinh tế toàn cầu.
Thứ 2: Nâng cao vị thế của CHDCND Triều Tiên ở khu vực và trên
trường quốc tế.
Sự lạnh nhạt nhiều năm qua giữa Triều Tiên và Mỹ đang được dỡ bỏ dần mang lại cho Triều Tiên một vị thế mới, trước đây trong sách Trắng quốc phòng của Mỹ, Triều Tiên bị coi là quốc gia hung hăng, hiếu chiến thì hiện nay Triều Tiên đang trở thành quốc gia “phục thiện”, tâm điểm ở Đông Bắc Á theo quan điểm của Mỹ. Triều Tiên đang nỗ lực thốt ra khỏi “bóng đêm của q khứ” để có thể làm chủ vận mệnh của mình thay vì vị thế “qn cờ” trong tính tốn của
nước lớn. Mặc dù tiềm lực còn hạn chế và sức phát triển kinh tế còn yếu, Triều Tiên đã lựa chọn tâm thế của người góp phần kiến tạo “luật chơi”, một nhân tố