Tác động từ quan hệ chính trị, ngoại giao của Mỹ với Triều đến quan hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump (Trang 50 - 58)

quan hệ quốc tế và khu vực

2.3.1 Tác động đến quan hệ quốc tế

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ với Triều Tiên có những thay đổi lớn, mà đặc biệt người ta thấy ở đó một tư thế ngoại giao chủ động mang theo nhiều tham vọng của hai nhà lãnh đạo đồng cấp. Những tác động của quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên đến quan hệ quốc tế và khu vực ngày càng được ghi nhận tại các diễn đàn đa phương cũng như trong chính sách đối ngoại của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đơng Bắc Á.

Thứ nhất: Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Mỹ và Triều Tiên.

Hàn Quốc:

Trong mối quan hệ chính trị - ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên, Hàn Quốc đóng vai trị là một kênh đối thoại gián tiếp, cũng như làm “chất xoa dịu” để giảm bớt những căng thẳng có thể leo thang theo giai đoạn. Do đó, quan hệ chính trị - ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên có tác động vơ cùng lớn đến Hàn Quốc. Khi quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên khơng sn sẻ thì quan hệ giữa hai miền Triều Tiên cũng khó đạt được những mục đích, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hy vọng về những kết quả rõ ràng trong tiến trình đàm phán Mỹ - Triều.

Với cá nhân ơng Moon Jae-in, việc thúc đẩy những thành tựu đạt được trong cải thiện mối quan hệ liên Triều được xem là “một dấu ấn” của nhiệm kỳ Tổng thống và mở ra cơ hội để ơng tiếp tục hâm nóng vai trị trung gian hịa giải Mỹ - Triều, một cầu nối quan trọng trong mục tiêu thúc đẩy hòa giải liên Triều.

Thời điểm giữa năm 2017, bối cảnh Mỹ - Triều đang cao trào căng thẳng. Là đồng minh của Mỹ, chính quyền Moon Jae-in khơng thể đứng ngồi. Tuy nhiên, với quan điểm “bình tĩnh” hướng đến mục tiêu hịa bình, ơng Moon Jae-

in lặng lẽ ủng hộ đối thoại và hòa giải. Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên ở Panmunjom mang ý nghĩa là một “chất xúc tác” hay “đòn bẩy ngoại giao” để các lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên phá vỡ mọi định kiến và “xích lại gần nhau ở mức chưa từng có tiền lệ”, cùng tham dự Hội nghị thượng đỉnh lịch sử lần đầu tiên tại Singapore ngày 12/6/2018 và tiếp sau đó là ở Hà Nội vào tháng 2/2019.

Do Mỹ và Triều Tiên không thể hội đàm thường xuyên, nên vai trò kết nối của Hàn Quốc là rất nổi bật trong khoảng thời gian giữa các cuộc đàm phán. Trong tháng 5/2020, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau khi đã củng cố quyền lực chính trị khi Đảng Dân chủ cầm quyền giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 4, đã tuyên bố ông sẽ tăng cường cải thiện quan hệ liên Triều chừng nào ơng cịn tại nhiệm.

Tuy nhiên, những mục tiêu tham vọng mà nhà lãnh đạo Hàn Quốc đưa ra đã bị tác động khơng ít bởi những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Triều về cuối nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump. Quan hệ hai miền Nam-Bắc bán đảo Hàn Quốc đã rơi vào đình trệ kể từ thất bại của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội.

Thế bế tắc hiện thời cũng một lần nữa trở thành phép thử đối với vai trò trung gian ngoại giao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Trung Quốc:

Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ Mỹ - Triều là đem lại “cảm giác an toàn cho Triều Tiên” khi đàm phán trực tiếp với Mỹ, với tư cách là láng giềng có chung biên giới trên bộ với Triều Tiên, Trung Quốc có mục tiêu thiết lập một cơ chế hịa bình vĩnh viễn trên bán đảo này.

Việc đóng vai trị quan trọng trong việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên của Trung Quốc mang lại lợi thế cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi Trung Quốc đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của quốc gia này ở Đông Bắc Á. Việc Bắc Kinh điều chỉnh chính sách đối ngoại với Bình Nhưỡng, một quốc gia nghèo về ngoại hối, thâm hụt thương mại,… khiến Trung Quốc có ảnh hưởng vơ cùng lớn tới chính sách ngoại giao Bán đảo Triều Tiên. Mục tiêu cơ bản của Trung Quốc ba thập niên gần đây là:

Thứ hai, giữ gìn ổn định và an ninh khu vực.

Thứ ba, từng bước xác lập địa vị chính trị của một cường quốc khu vực và

thế giới.

Trung Quốc muốn tạo ra một trật tự Đơng Á lấy Trung Quốc làm trọng tâm, nhằm tìm kiếm vai trị một cường quốc có ảnh hưởng chi phối ở châu Á và là một quốc gia có ảnh hưởng trong chính trị thế giới. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc muốn xây dựng một khu vực hịa bình, ổn định, giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình, khơng để các điểm nóng trở thành xung đột, đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc ở khu vực, mà trước hết là ở Đông Á.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy bán đảo Triều Tiên không chỉ quan trọng với Trung Quốc về mặt an ninh, mà còn là nơi để Trung Quốc đạt được những tham vọng về kinh tế, chính trị, hiện thực hóa mục tiêu trở thành "nước lớn có trách nhiệm" của mình. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc và Mỹ cùng phối hợp giải quyết vấn đề quan hệ Mỹ - Triều Tiên đã giúp cho Trung Quốc đạt được nhiều thuận lợi trong mối quan hệ phức tạp với Mỹ.

Với diễn biến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là sự suy yếu và ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc của CHDCND Triều Tiên, cộng với việc Trung Quốc thực hiện chiến lược ngoại giao nước lớn, tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên đã đem lại cho Trung Quốc một vai trò ngày càng lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề bế tắc trên bán đảo.

Trong mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên, Trung Quốc đóng một vai trị nổi bật. Trung Quốc là nước lớn, nước láng giềng, đồng minh truyền thống của CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc không muốn Mỹ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề khủng hoảng. Ngồi ra, Bắc Kinh khơng muốn cơ lập Bình Nhưỡng do lo ngại về sự sụp đổ của chế độ nhà họ Kim, từ đó dẫn đến việc thống nhất bán đảo với Hàn Quốc-một đồng minh thân cận của Mỹ.

Những nỗ lực trong quan hệ chính trị - ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, dường như đã mở đường cho mối quan hệ hợp tác giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Trung Quốc luôn khẳng định

cần tôn trọng các mối quan tâm chính đáng về an ninh của Triều Tiên và khuyến khích các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Đây cũng là lý do vì sao nhà lãnh đạo Triều Tiên hai lần đến thăm Trung Quốc trước các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất và lần hai.

Đối với Trung Quốc, sự điều chỉnh quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên cũng giúp Trung Quốc “quản lý” mối quan hệ với Mỹ. Trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, Trung Quốc có thể sẽ hữu ích trong việc mơi giới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa.

Nhật Bản:

Mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Nhật Bản. Từ khi xuất hiện vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cùng những căng thẳng, những phức tạp ngày một leo thang trong quan hệ quốc tế khu vực Đông Bắc Á xung quanh vấn đề này, các nhà lãnh đạo Nhật Bản cảm nhận sâu sắc rằng đây là mối đe doạ an ninh lớn nhất đối với họ. Nhật Bản cho rằng có thể tranh thủ Hàn Quốc để đối phó với nguy cơ này và hy vọng có thể thiết lập một liên minh tay ba Nhật - Hàn - Mỹ để đảm bảo an ninh chắc chắn cho Nhật trong một mơi trường khu vực cịn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Vì vậy vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên luôn được giới lãnh đạo Nhật Bản quan tâm chiến lược hàng đầu và nhấn mạnh đặc biệt khi những nỗ lực chính trị, ngoại của Mỹ-Triều trong việc đi đến phi hạt nhân ở Triều Tiên.

Nhật Bản coi việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân là một trong những mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản là một bên đàm phán quan trọng trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và luôn giữ lập trường cứng rắn đối với vấn đề này. Chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo ln hợp tác chặt chẽ với Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay trong việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Kể từ khi Triều Tiên đã đưa ra những tín hiệu nhượng bộ và mong muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ vào đầu năm 2018. Mỹ đã chủ động đàm phán với Triều Tiên. Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên liên tiếp có những cuộc tiếp xúc mà khơng có sự tham

gia của Nhật Bản. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm trí trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/3/2018, tức là chỉ đúng một ngày sau khi nhà lãnh đạo Triền Tiên Kim Jong-un đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, đã đề xuất xây dựng Khung an ninh mới gồm: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên; trên cơ sở đó tiến hành đàm phán ký kết Hiệp định hịa bình giữa bốn bên24. Những động thái này khiến Nhật Bản lo ngại về khả năng bị gạt ra ngoài cuộc chơi trên Bán đảo Triều Tiên và đặt liên minh Mỹ - Nhật Bản đứng trước những lo ngại, thách thức.

Thủ tướng Abe Shinzo thực hiện hai chuyến thăm Mỹ vào ngày 17/4, ngay trước thềm cuộc gặp Thượng định liên Triều (diễn ra vào ngày 27/4) và chuyến thăm vào ngày 7/6, ngay trước khi diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên (12/6/2018) nhằm làm rõ ý định thực sự của Tổng thống Donald Trump và đảm bảo lợi ích của Nhật Bản sẽ được đề cập một cách thích hợp trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam năm 2019, Nhật Bản ủng hộ hành động của Tổng thống Donald Trump, cố vấn chính sách cao cấp của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, đánh giá: “Mặc dù Tokyo từ lâu đã muốn có

một thỏa thuận, nhưng quan trọng đó phải là một thỏa thuận đúng đắn25”. Theo

đó Nhật Bản sẽ phải gánh vác trọng trách nhiều hơn đối với vấn đề an ninh của Nhật Bản và khu vực.

Thứ hai: Góp phần duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Mỹ không thể để CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, qua mặt Mỹ và nếu thành công sẽ là một nguy cơ đe doạ đến sự răn đe sức mạnh Mỹ ở khu vực và cũng là tiền đề kích thích các nước trong khu vực phát triển vũ khí hạt nhân, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có tiềm lực nhất. Mỹ đã huy động mọi biện pháp, kể cả sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để ép buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình, trong đó Mỹ hết

24 Jennie Oh , “UPI - Report: Chinese President suggested Korean peace treaty to Donald Trump”,

https://www.upi.com/Top_News/World-News/2018/04/01/Report-Chinese-President-suggested-Korean-peace- treaty-to-Donald-Trump/2441522569868/

25 E. Brinley Bruton, “South Korea, Japan back Trump's decision to walk away from nuclear summit with

Kim”, https: //www.nbcnews.com/news/world/south-korea-japan-back-trump-s-decision-walkaway-nuclear-

sức coi trọng vai trị của Trung Quốc và muốn lơi kéo Trung Quốc tham gia giải quyết các vấn đề bế tắc trên bán đảo Triều Tiên26.

Đông Bắc Á là một khâu rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Mỹ ra sức củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, coi trọng hợp tác với Trung Quốc, nhưng mặt khác cũng kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và coi vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là một trọng điểm cần phải giải quyết.

Trong tình hình hiện nay Mỹ khơng muốn chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên vì như vậy Mỹ sẽ phải nhảy vào cuộc chiến tranh phiêu lưu, việc tìm cách giải quyết bằng con đường thương lượng có thể khả thi và có nhiều lợi ích hơn, đồng thời giúp Mỹ không phải đặt vào thế đối đầu với Trung Quốc, đồng thời Mỹ vẫn có uy tín để thu hút được sự ủng hộ của các nước khác mà vẫn ngăn được phổ biến vũ khí hạt nhân. Mối quan hệ chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” giữa Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump đã góp phần duy trì hịa bình, ổn định ở cả khu vực và trên thế giới. Các nước liên quan ở Đông Bắc Á kỳ vọng vào mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên có tiến triển tốt đẹp và đóng một vai trị quan trọng cho hịa bình trên bán đảo Triều Tiên, trong khu vực và thế giới.

2.3.2 Tác động đến khu vực Đông Bắc Á

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không thật sự là nhiệm vụ tối quan trọng đối với Mỹ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến vị thế và uy tín của Mỹ ở khu vực Đơng Bắc Á. Vì vậy, việc cải thiện quan hệ tiến tới thu phục Triều Tiên nhằm biến bán đảo này từ chiến trường trở thành thị trường sẽ là một chiến lược khôn ngoan giúp Mỹ củng cố và nâng cao vị thế, giảm bớt căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền Mỹ triển khai, thực hiện “Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương” và tập trung vào kiềm chế Trung Quốc.

26 Jeremy Au Yong , “Trump - Kim summit: Leaders sign ' comprehensive document; Kim says world will see

major change” , https: //www.straitstimes.com/singapore/trump-kim-summit-historic-meeting-totake-place-

Khu vực Đơng Bắc Á ln trong tình trạng đối đầu quân sự, nhất là giữa một bên là Triều Tiên với bên kia là Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Đó là căn ngun làm cho khu vực Đơng Bắc Á tập trung lớn các lực lượng răn đe chiến lược của Mỹ, Nga, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc,… Cũng chính vì lẽ đó, khu vực này lúc nào cũng trong tình trạng đối đầu căng thẳng.

Tình hình khu vực Đơng Bắc Á vẫn chưa định hình rõ nét, khi các bên, Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc còn nghi ngờ lẫn nhau, chưa có sự bảo đảm chắc chắn về lịng tin chiến lược. Các bên đã, đang thực hiện những bước đi sau thỏa thuận Mỹ - Triều, và thăm dò thái độ lẫn nhau ở khu vực Nga, Trung Quốc đang đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ thì việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mang ý nghĩa hy vọng và khó có thể giải quyết những vướng mắc cơ bản giữa hai nước. Việc Mỹ triển khai lực lượng, vũ khí trong đó, có cả lực lượng hạt nhân chiến lược ở Đông Bắc Á không chỉ đơn thuần là đối phó với Triều Tiên, mà sâu xa là nhằm tạo thế cân bằng về an ninh với Nga và Trung Quốc trước mối qua hệ Nga-Trung hiện đang gắn bó khăng khít và sự trỗi dậy của Trung Quốc đang cạnh tranh quyền lực gay gắt với Mỹ.

Cấu trúc an ninh, chính trị khu vực Đơng Bắc Á thời gian tới tùy thuộc vào thái độ và mức độ thỏa hiệp của Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc với sự tác động của Trung Quốc và phần nào của Nga trong đàm phán với Mỹ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể thấy, chính chuyển động địa chính trị phức tạp trong khu vực đã

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w