Thành công: Đạt được một bước tiến mới trong việc cải thiện mối quan hệ song phương.
Quan hệ chính trị - ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đã ghi nhận nhiều những thành tựu có ý nghĩa lịch sử.
Đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã có những động thái gay gắt thơng qua các cuộc khẩu chiến với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bao gồm những lời đe dọa chiến tranh. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump hai bên đã tránh được nguy cơ chiến tranh và có những động thái hướng tới hịa giải, khi hai lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên liên tục tiến hành các cuộc gặp gỡ ngoại giao để trao đổi, đàm phán nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai quốc gia.
Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều đã khẳng định rằng việc xây dựng lòng tin lẫn nhau dựa trên việc phát triển mối quan hệ có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hai bên kết thúc những cuộc đàm phán đều thể hiện những tín hiệu tích cực: Đánh giá cao thiện chí của mỗi bên; khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán, kể cả gặp lại cấp cao; trong quá trình trao đổi đã đặt lên bàn cân, không chỉ những vấn đề định hướng mà còn những vấn đề cốt lõi của vấn đề bán đảo Triều Tiên, trong đó đặc biệt là hai vấn đề liên quan với nhau là phi hạt nhân hóa và gỡ bỏ cấm vận. Với những thơng báo của hai nước sau mỗi cuộc đàm phán, có thể thấy hai bên đang tính những bước đi rất thực chất trong cả hai vấn đề này, những vấn đề có liên quan. Mặc dù đã có những khó khăn, ảnh hưởng đến nội bộ hai nước và những bên liên quan trực tiếp đến bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên khi Donald Trump hết nhiệm kỳ hy vọng về việc tiếp tục theo đuổi đối thoại Mỹ-Triều Tiên vẫn được củng cố.
Hạn chế thứ nhất: Chưa đưa ra được một thoả thuận có lợi cho cả hai quốc gia.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được dư luận kỳ vọng tại Hà Nội đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào do hai bên khơng có tiếng nói chung về những vấn đề mấu chốt của lộ trình phi hạt nhân hóa: những
gì Triều Tiên sẽ làm và những gì Mỹ sẽ đáp lại. Từ đó, cũng kéo theo sự chững lại trong tiến trình đàm phán giữa hai bên.
Trước hết, tâm điểm chú ý của Triều Tiên là bình thường hóa quan hệ Mỹ- Triều. Triều Tiên mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều để có thể phi hạt nhân hóa và sau đó là tập trung sức lực vào xây dựng kinh tế.
Ngược lại, Mỹ trước sau vẫn ưu tiên việc Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa triệt để, có thể kiểm chứng và khơng thể đảo ngược, trước khi có thể bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều. Đó là chính sách khơng thay đổi của đảng Cộng hòa Mỹ kể từ thời chính quyền Tổng thống George Bush. Tổng thống Trump dường như sẵn sàng xem xét lộ trình đồng bộ nói trên của Kim Jong-un. Điều này cũng có thể là lý do giải thích vì sao Triều Tiên rất nghiêm túc về cuộc đàm phán Mỹ-Triều lần này, và đưa ra những phán đoán về Trump rất khác so với các đời tổng thống trước của Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm của Chính quyền Mỹ sẽ khơng thay đổi.
Để Mỹ và Triều Tiên nhận thức được rằng việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên cuối cùng sẽ đòi hỏi một thời gian rất dài, tiến trình đối thoại Mỹ- Triều cần phải được duy trì liên tục. Và vai trị của một nước trung gian như Trung Quốc và Hàn Quốc là rất quan trọng.
Có thể thấy sự khác biệt về quan điểm và thiếu lịng tin là ngun nhân chính khiến tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên “giậm chân tại chỗ”. Rõ ràng, có những yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực đến quan hệ Mỹ- Triều, tuy nhiên hy vọng cho các cuộc đàm phán giữa hai bên đang giảm dần.
Một trong những lý do cho vấn đề này bởi vì bản thân Tổng thống Donald Trump, đã bước vào vòng tranh cử cho cuộc bầu cử năm 2021, cũng phải chịu sức ép lớn từ phe cứng rắn trên chính trường Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Áp lực này sẽ khiến Tổng thống Donald Trump khó có bước đi quyết định để đưa vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thốt khỏi tình trạng bế tắc.
Bên cạnh đó, phía Mỹ khơng cịn dành ưu tiên chính sách ở mức độ như trước nữa cho việc thúc đẩy tiến trình ngoại giao với Triều Tiên chủ yếu vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, Mỹ có nhiều vấn đề cần phải được ưu tiên xử lý hơn vì tác động
tiêu cực của chúng có thể nguy hại trực tiếp tới vị thế cầm quyền của ông Trump ở Mỹ.
Thứ hai, thực trạng trong mối quan hệ của Mỹ với Triều Tiên nói chung và
nhiều hơn là cho Triều Tiên và đồng thời chỉ có lợi chứ khơng gây hại gì cho Mỹ và cho cá nhân ông Trump.
Thứ ba, cũng như Triều Tiên, Mỹ hiện đang bế tắc ý tưởng đưa lại sự khai
thơng đột phá cho tiến trình hịa bình và hồ giải giữa hai bên.
Về lý thuyết, Mỹ và Triều Tiên vẫn còn cơ hội nối lại đối thoại. Triều Tiên, dù tiến hành một loạt vụ phóng tên lửa và thử vũ khí mới, song khơng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, tức là không vi phạm các lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, điều cho thấy Bình Nhưỡng vẫn kiềm chế khơng vượt qua “ranh giới đỏ”.
Có thể nói rằng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết một sớm một chiều. Cho dù các cuộc đàm phán trực tiếp cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên đã cho thấy hi vọng về một mối quan hệ tốt đẹp, nhưng sự mất lòng tin trong nhiều thập kỷ qua khiến cho việc giải quyết vấn đề thông qua 1-2 hội nghị thượng đỉnh là điều bất khả thi. Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng sự đồng thuận trong đàm phán trên cơ sở những tương tác này. Thêm vào đó, việc đảm bảo an ninh lâu dài ở Đơng Bắc Á địi hỏi tất cả các bên phải tham gia, trong đó có Nga và Nhật Bản.
Thứ hai: Hạn chế trong cơ chế đàm phán song phương giữa siêu cường và một quốc gia nhỏ.
Ngoài ra, qua các hội nghị thượng đỉnh song phương Mỹ - Triều Tiên cũng cho thấy điểm hạn chế của cơ chế đàm phán song phương khi một bên là siêu cường và bên kia là một quốc gia đang vật lộn với các khó khăn về kinh tế, cũng như đang chịu đựng cấm vận của Liên Hiệp Quốc.
Siêu cường hiểu được lợi thế của họ, còn quốc gia yếu thế sẽ cảm thấy bị chèn ép với các điều khoản bất lợi trong đàm phán tay đơi. Chính vì vậy, cơ chế đàm phán song phương bất đối xứng sức mạnh như vậy sẽ dẫn đến hai kịch bản chính xảy ra: một là bên yếu thế sẽ chấp nhận mọi điều khoản đặt ra hoặc thay đổi chút ít để đổi lấy phát triển kinh tế; hai là đàm phán đi vào ngõ cụt. Khi Mỹ và Triều Tiên thiếu cơ chế xây dựng niềm tin chiến lược, thất bại trong đàm phán song phương là có thể dự đốn trước.
Kết quả thơng qua các cuộc đàm phán của Mỹ với Triều Tiên cũng mở ra một cánh cửa mới. Đó là việc Mỹ nhiều khả năng cần phải nhờ tới Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán để thuyết phục Triều Tiên ngừng nghiên cứu và thử vũ khí hạt nhân, cũng như tên lửa tầm xa.
Một hội nghị bốn bên bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên với sự can dự của các bên liên quan tới an ninh khu vực Đông Bắc Á sẽ không làm Triều Tiên cảm thấy bị thất thế, cũng như việc Hàn Quốc không cảm thấy bị đồng minh Mỹ bỏ rơi. Chính vì vậy, nếu trong thời gian tới, Mỹ và Triều Tiên khơng có dấu hiệu nhượng bộ thì khả năng việc giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên sẽ là vấn đề đa phương bốn bên.