Dự báo xu hướng phát triển quan hệ chính trị-ngoại giao của Mỹ với Triều

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump (Trang 61 - 79)

với Triều Tiên

Nhìn lại chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên nhiều năm qua, có thể thấy được sự điều chỉnh cũng như tính nhất quán trong chính sách Triều Tiên nói riêng, chiến lược tồn cầu của chính quyền Mỹ nói chung.

Bán đảo Triều Tiên là một mắt xích quan trọng trong chiến lược toàn cầu trong những thập niên gần đây của Mỹ. Việc thúc đẩy xu thế hồ bình, ổn định ở khu vực Đơng Bắc Á, bảo vệ các đồng minh của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), duy trì sự tin cậy của những nước này vào cam kết bảo đảm an ninh từ Mỹ là những yếu tố luôn được các đời tổng thống Mỹ xác định là lợi ích quốc gia quan trọng sống cịn của nước Mỹ, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết ổn thoả vấn đề Triều Tiên. Vì vậy, việc CHDCND Triều Tiên kiên quyết theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bị Mỹ coi là trực tiếp đe doạ lợi ích nhiều mặt của Mỹ và đồng minh ở khu vực Đơng Bắc Á. Vì vậy giải quyết vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên luôn là nội dung bao trùm trong chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên, để đạt mục tiêu này, Mỹ đã thay đổi chính sách từ cứng rắn, thù địch mở ra hy vọng giải quyết bằng đối thoại, đàm phán, đồng thời thắt chặt quan hệ đồng minh, như Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm đảm bảo vai trị lợi ích của Mỹ ở Khu vực cũng như đối với các đồng minh. Nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump Mỹ tuy có thay đổi về cách thức nhưng mục đích chiến lược của Mỹ vẫn khơng thay đổi, vì vậy có thể dự báo về chính sách của Mỹ xoay quanh vấn đề hạt nhân và mối quan hệ chính trị - ngoại giao với Triều Tiên trong tương lai là duy trì nguyên trạng bán đảo Triều Tiên, thực hiện chính sách theo hướng, một mặt, tăng cường hơn nữa quan hệ liên minh, hợp tác toàn diện với Hàn Quốc, ràng buộc chặt chẽ hơn lợi ích nhiều mặt của Hàn Quốc với lợi ích của Mỹ.

Mặt khác, từ những động thái gần đây của CHDCND Triều Tiên và của Mỹ, có thể thấy vấn đề Triều Tiên đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden,

sau khi Bình Nhưỡng có những động thái khởi động lại chương trình vũ khí hạt nhân.

Từng là Phó Tổng thống dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Barack Obama, ông Joe Biden được dự đốn sẽ kế thừa chính sách "kiên nhẫn chiến lược" với Triều Tiên của vị cựu Tổng thống này. Chính sách này chủ trương chờ Triều Tiên tự từ bỏ các chương trình hạt nhân dưới sức ép của các lệnh trừng phạt và áp lực về kinh tế. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại có thể ơng Biden sẽ khơng lặp lại cách tiếp cận này. Thay vào đó, Chính phủ ơng Biden có thể sẽ cố gắng giảm thiểu gánh nặng chính trị thơng qua việc xác minh kỹ lưỡng và đàm phán cấp chuyên viên.

Với xu hướng hiện tại, trong thời gian tới chính sách của chính quyền Biden với Triều Tiên phải đối mặt với một trong hai kịch bản:

Thứ nhất, gia tăng áp lực đối với Triều Tiên để buộc nước này phải đưa ra "lựa chọn chiến lược" từ bỏ hoàn toàn năng lực vũ khí hạt nhân của mình.

Phương án tăng cường sức ép để buộc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa hồn tồn trong thời gian sớm nhất, giả định rằng, bất chấp các tuyên bố định kỳ về việc Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân (bao gồm cả trong Tuyên bố chung Singapore 2018 rằng nước này sẽ “hướng tới” phi hạt nhân hóa hồn tồn Bán đảo Triều Tiên), Kim Jong Un khơng có ý định loại bỏ biện pháp răn đe hạt nhân mà ông coi là tối quan trọng để đảm bảo sự tồn vong của chế độ của mình. Theo kịch bản này, chìa khóa của việc phi hạt nhân hóa là thay đổi “tính tốn chiến lược” của nhà lãnh đạo Triều Tiên — buộc ông Kim coi việc tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ gây tổn hại nhiều đến triển vọng tồn tại của chế độ hơn là từ bỏ cái mà ông gọi là “thanh gươm báu của chế độ”.

Kịch bản này có thể thành cơng vì với sự khủng hoảng kinh tế mà Bình Nhưỡng đang phải đối mặt rất có thể sẽ tạo cơ hội khiến Nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un thay đổi chiến lược của mình để đạt được những mục tiêu kinh tế, chính trị và an ninh. Chỉ sau khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hồn tồn thì ơng Kim mới có thể thốt khỏi những áp lực đe dọa chế độ có thể khiến triều đại nhà Kim kết thúc.

Sử dụng chiến lược này chính quyền Tổng thống Mỹ Biden sẽ thiết lập các lệnh trừng phạt đe dọa đến nền tảng kinh tế của Triều Tiên, tăng cường sự cơ lập quốc tế đối với Bình Nhưỡng, làm cạn kiệt nguồn ngoại hối, gây sức ép với quân đội và tận dụng các khó khăn hiện tại, có thể thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên thay đổi hướng đi.

Một chính sách như vậy sẽ phải căng thẳng hơn nhiều so với chiến dịch “gây áp lực tối đa” của chính quyền Tổng thống Trump. Nó sẽ bao gồm việc xây dựng một liên minh quốc tế sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn; đóng cửa "các đại sứ quán, lãnh sự quán và các công ty thương mại ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp" của Triều Tiên; tăng “tần suất và phạm vi” các cuộc tập trận quân sự của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản; ngăn chặn "tàu và máy bay bị nghi ngờ liên quan đến các biện pháp trừng phạt" của Triều Tiên; xử phạt các cơng ty Trung Quốc có hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt; và sử dụng các phương tiện bí mật để “phá vỡ nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên, bao gồm cả lưới điện của nước này”.

Với tình hình hiện tại của Triều Tiên kịch bản này có thể sẽ mang lại cơ hội cho việc phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, kịch bản này cũng có thể thất bại bởi sau hội nghị cấp cao về ngoại giao năm 2018-2019, Trung Quốc và Nga ngày càng có xu hướng trốn tránh các lệnh trừng phạt của Triều Tiên, cản trở công việc của Ủy ban trừng phạt Liên hợp quốc đối với Triều Tiên và đề xuất nới lỏng các lệnh trừng phạt hiện có của CHDCND Triều Tiên. Với tư cách là nhà cung cấp gần như độc quyền cho các nhu cầu quan trọng của Triều Tiên và là nước nhận hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của nước này, Trung Quốc là một nhân tố cần thiết cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Sau giai đoạn “lạnh nhạt” trước năm 2018 giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Trung Quốc đã có những động thái tích cực để thắt chặt mối quan hệ chiến lược với Triều Tiên và bảo vệ nước này khỏi những áp lực đe dọa chế độ. Rất có thể Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ một số yếu tố trong chiến dịch gây sức ép của Mỹ, bao gồm gia tăng các cuộc tập trận quân sự của đồng minh, ngăn chặn tàu và máy bay của Triều Tiên và trừng phạt các thực thể của Trung Quốc.

Hơn nữa, Mỹ khó có thể tin tưởng vào việc chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là người hết lịng ủng hộ trước những chính sách gia tăng áp lực đáng kể. Trong năm tại vị còn lại, nhiều khả năng Tổng thống Moon sẽ ủng hộ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt hiện có để tạo điều kiện cho sự tiến triển trong chương trình nghị sự đầy tham vọng của Hàn Quốc về việc cải thiện quan hệ Bắc-Nam.

Vì vậy, một chiến lược nhằm thay đổi tính tốn chiến lược của Bình Nhưỡng và buộc nước này từ bỏ hồn tồn khả năng răn đe hạt nhân trong tương lai gần rất có thể sẽ thất bại.

Thứ hai, theo đuổi việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên như một quá trình lâu dài cần đạt được theo từng giai đoạn.

Chính quyền Biden có nhiều khả năng sẽ ủng hộ kịch bản dài hạn, theo từng giai đoạn để phi hạt nhân hóa. Chính quyền Tổng thống Biden có thể cũng tin rằng Nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un sẽ khơng có ý định từ bỏ biện pháp răn đe hạt nhân của mình. Kịch bản này cũng chia sẻ quan điểm rằng phải tiếp tục gây ra áp lực mạnh mẽ đối với Bình Nhưỡng để buộc nước này phải đàm phán một cách nghiêm túc. Nhưng không giống như kịch bản đầu tiên, kịch bản này không gây áp lực buộc Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hồn tồn, ít nhất là trong tương lai gần. Và chính quyền Mỹ cũng có thể nhận ra rằng việc khăng khăng nỗ lực vơ ích để đạt được phi hạt nhân hóa sớm, hồn tồn có thể làm mất cơ hội đặt ra các giới hạn đối với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Triều Tiên.

Với quyết tâm rõ ràng của Triều Tiên trong việc duy trì năng lực vũ khí hạt nhân, thì việc bắt đầu phi hạt nhân hóa hồn tồn là một trong những lựa chọn hoặc chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân vĩnh viễn. Đối với Mỹ, việc từ bỏ mục tiêu phi hạt nhân hóa hồn tồn và chấp nhận Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân sẽ gây bất an sâu sắc cho Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể làm tăng khả năng hai quốc gia này theo đuổi các chương trình hạt nhân của riêng mình, và sẽ là một trở ngại nghiêm trọng đối với chế độ khơng phổ biến vũ khí hạt nhân tồn cầu.

Để giải quyết vấn đề, chính quyền Biden có khả năng sẽ áp dụng một cách tiếp cận tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa hồn tồn đồng thời theo đuổi các biện pháp ngắn hạn nhằm hạn chế khả năng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên như là những bước khởi đầu trong một quá trình lâu dài nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng đó một cách rõ ràng.

Kịch bản này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu của Triều Tiên, một thỏa thuận dài hạn sẽ góp phần giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên. Triều Tiên nhấn mạnh rằng bất kỳ giới hạn nào đối với khả năng hạt nhân và tên lửa của họ phải được trao đổi bằng các nhượng bộ trong các lĩnh vực quan trọng tương đương. Tuyên bố chung Mỹ-Triều Tiên tại cuộc họp Thượng đỉnh Singapore 2018 - trong đó kêu gọi tiến bộ song song hướng tới phi hạt nhân hóa hồn tồn Bán đảo Triều Tiên, cải thiện quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên, hịa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và chiến dịch POW/MIA của Mỹ vẫn được duy trì — cung cấp một khn khổ hợp lý để cân bằng các yêu cầu của

Mỹ, Triều Tiên và các bên quan tâm khác. Chính quyền Biden có thể xác nhận các khn khổ cơ bản được nêu trong Tun bố Singapore — các mục tiêu chính của nó và ý tưởng về tiến trình song song và đồng thời trong việc đạt được các mục tiêu đó. Hơn nữa, Trung Quốc có thể sẽ coi chiến lược thoả thuận từng bước theo đường lối được đề xuất ở đây là thực tế và không yêu cầu quá mức đối với Triều Tiên. Điều này có thể nâng cao khả năng thuyết phục Trung Quốc thực thi các biện pháp trừng phạt hiện tại một cách công tâm hơn và thúc ép Triều Tiên đàm phán nghiêm túc và chấp nhận một thỏa thuận hợp lý.

Về mặt lý thuyết, việc khiến Triều Tiên chấp nhận một thỏa thuận chiến lược từng bước không yêu cầu họ từ bỏ lệnh răn đe hạt nhân trong thời gian tới sẽ dễ dàng hơn so với việc khiến họ phải chia tay hoàn toàn trong thời gian sớm nhất với kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, kịch bản này rất có thể sẽ dẫn đến cơng nhận Triều Tiên là một quốc gia vũ trang hạt nhân vĩnh viễn. Hơn nữa, nhìn lại lịch sử các cuộc đàm phán trước đó có thể việc CHDCND Triều Tiên sẽ vi phạm hoặc đơn giản là rời bỏ thỏa thuận giai đoạn đầu khi khơng cịn phù hợp với lợi ích của mình là có khả năng xảy ra.

Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực Đông Bắc Á sẽ phải và thận trọng hơn với các chính sách đối ngoại của bản thân xung quanh giai đoạn Bình Thường Mới của Triều Tiên. Một kịch bản có thể xảy ra khi sự trao đổi các lợi ích chính trị nhỏ giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ dẫn đến việc phát triển và thử vũ khí hạt nhân với tần suất nhiều hơn.

Giữa hai kịch bản, phương pháp phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn có nhiều khả năng có thể ngăn cản sự phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, tạo điều kiện tốt hơn cho Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á phát triển và triển khai các chính sách hiệu quả để chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên đồng thời để ngỏ cánh cửa cho các bước tiến tới phi hạt nhân hóa trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi như hiện nay, tại Đông Bắc Á, sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động mạnh

tới chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước trong khu vực trong đó có Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Nhìn lại mối quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - Triều Tiên trong quá khứ đến nay có thể thấy một đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa hai nước đó là hai mặt đối thoại - kiềm chế luôn tồn tại và có sự điều chỉnh tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử dựa trên bối cảnh của mỗi nước và bối cảnh quốc tế. Nguyên nhân mấu chốt dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên chính là sự trao đổi lợi ích giữa một siêu cường muốn duy trì vị thế bá chủ, vai trị lãnh đạo trong trật tự một cực và một nước nhỏ sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân đang trỗi dậy mạnh mẽ, đe doạ đến an ninh khu vực và trên thế giới. Cả Mỹ và Triều Tiên đều muốn đạt được những lợi ích chiến lược cho quốc gia mình. Trước hết, mục đích của Triều Tiên là bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều. Triều Tiên mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều để có thể phi hạt nhân hóa và sau đó là tập trung sức lực vào xây dựng kinh tế. Ngược lại, Mỹ vẫn ưu tiên việc Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa triệt để duy trì mơi trường hồ bình, an ninh trong khu vực bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ và đồng minh đồng thời khẳng định vị trí siêu cường trên trường quốc tế. Điều này tạo nên mặt đấu tranh trong quan hệ. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan như tình hình quốc tế, tình hình nội bộ các nước, mục tiêu chiến lược của mỗi bên trong từng thời kỳ mà cả Mỹ và Triều Tiên đều có những nhân lượng nhất định. Điều này hình thành mặt đối thoại trong quan hệ.

Quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đã mở ra một bước tiến mới trong mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Triều Tiên. Nếu ví quan hệ Mỹ - Triều như một bản nhạc với những cung bậc thăng trầm thì những chuyển biến mới trong giai đoạn này chính là một nốt thăng. Tuy nhiên, sự hoà dịu trong quan hệ Mỹ - Triều trong giai đoạn này chỉ mang tính khả biến và ngắn hạn vì mục đích cuối cùng của Mỹ là "phi hạt nhân hố hồn tồn" bán đảo Triều Tiên vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và khơng thể giải quyết được chỉ trong vòng một nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump (2017- 2021).

Do đó, việc đưa quan hệ Mỹ - Triều đi theo hướng nào trong tương lai là

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w