ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
2018 / 2017
Chênh lệch 2019 / 2018
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nhà 34.621 16,1 37.589 17,1 39.458 17,7 2.968 8,6 1.869 5 Máy NN 15.679 7,3 12.458 5,6 10.248 4,7 -3.221 -20,5 -2.210 -17,8 Cho vay khác 165.348 76,6 170.587 77,3 172.593 77,6 5.239 3,2 2.006 1,2 Tổng 215.648 100 220.634 100 222.229 100 4.986 2,3 1.665` 0,8
(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm 2017, 2018, 2019 – Phịng tín dụng và kế toán NHNN&PTNT chi nhánh huyện Long Hồ - PGD Phú Quới)
Qua 3 năm, doanh số cho vay trung hạn hộ nông dân tăng đều, trong năm 2018 là 220.634 triệu đồng tăng 4.986 triều đồng so với năm 2017, sang năm 2019 tiếp tục tăng 1.665 triệu đồng. Nhưng các chỉ tiêu cho vay thì lại khơng ổn định, ngun nhân giảm do sự giảm sút đáng kể của cho vay máy nông nghiệp. Và sự biến động cụ thể từng món vay như sau:
+ Cho vay nhà:
Trong năm 2017, tỷ trọng cho vay đối tượng này đạt 34.621 triệu đồng trong tổng doanh số cho vay trung hạn, tương ứng 16,1% tổng doanh số cho vay trung
hạn. Sang năm 2018, tỷ trọng này tăng 8,6% so với năm 2017. Đến năm 2019, tỷ trọng này vẫn tăng nhưng chỉ chiếm 17,7% trong doanh số cho vay trung hạn.
+ Cho vay máy NN trung hạn:
Trước khi khoa học công nghệ tiên tiến chưa được áp dụng vào sản xuất nơng nghiệp thì lao động chân tay là chủ yếu. Ngày nay khoa học tiến bộ được vận dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhưng do bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp chưa mạnh dạng đầu tư vào máy NN. Do vậy, doanh số trong lĩnh vực này chỉ chiếm 7,3% tổng doanh số cho vay trung hạn trong năm 2017 đạt 15.679 triệu đồng. Và doanh số này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cho vay trung hạn với năm 2018 tốc độ tăng trưởng giảm 20,5% so với năm 2017. Sang năm 2019 thì nhu cầu mua máy nông nghiệp giảm đáng kể so với năm trước. Một phần do máy nông nghiệp là loại sử dụng lâu dài và người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu dài hơn nên doanh số cho vay của Ngân hàng đã giảm xuống. Cụ thể, năm 2019 doanh số đạt 10.248 triệu đồng chiếm 4,7% tổng doanh số cho vay trung hạn, giảm 17,8% so với năm 2018.
+ Cho vay trung hạn khác:
Cho vay trung hạn khác bao gồm cho vay xây dựng đê bao, bờ bao chống lũ bảo vệ mùa sản xuất cho bà con nông dân. Doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay trung hạn. Năm 2018 tăng 5.239 triệu đồng so với năm 2017 (165348 triệu đồng). Đến năm 2019 tỷ trọng tăng lên 77,6% tăng 2.006 triệu đồng tương ứng với 1,2%. Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh trong loại hình này là do diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến năng suất sản xuất của hộ nông dân nên nhu cầu vốn đã phát sinh rất đáng kể.
Nhìn chung, với doanh số cho vay theo thời gian như trên, cho thấy tỷ trọng cho vay khác luôn cao hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung hạn. Năm 2019 doanh số cho vay trung hạn có chiều hướng tăng so với các năm trước. Chứng tỏ chính sách phát triển nơng nghiệp và nông thôn của Đảng và nhà nước đã thực sự thu hút người dân mạnh dạng đầu tư cả lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, cũng đã tạo ra phong trào ở nơng thôn như: Cải tạo vườn, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao đời sống người dân.
2.2.3. Doanh số thu nợ hộ nông dân
Trong kinh doanh không phải cho vay càng nhiều là càng có hiệu quả, càng thu được nhiều lợi nhuận. Mà vấn đề quan trọng là thu hồi được nợ đầy đủ cả lẫn lãi hay không sau khi khoản tiền vay được giải ngân cho khách hàng. Vì vậy, để thấy rõ được thực tế tình hình tín dụng hộ nơng dân tại Ngân hàng, ta phải nghiên cứu thêm tình hình thu nợ.
Doanh số thu nợ là khoản tiền mà Ngân hàng thu được từ doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển sang và tất cả các khoản nói trên đều là nợ trong hạn.
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông.