Bảng 2.14 : Nợ quá hạn trung hạn hộ nông dân qua 3 năm 2017 2019
2019
3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay hộ nông dân
3.2.1. Về đầu tư tín dụng
+ Đối với doanh số cho vay:
Kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để mở rộng cho vay, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro, có thể theo đối tượng vay, mục đích và lĩnh vực sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ đầu tư cho vay hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống…
Cán bộ tín dụng xem xét kĩ lưỡng trong khâu thẩm định cho vay để hạn chế nợ quá hạn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay, nâng cao kiến thức về
thị trường, giá cả hàng hóa, am hiểu và nhạy bén với những tiến độ của khoa học kĩ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường như hiện nay. Đồng thời, phải có phong cách tế nhị, hịa nhã với khách hàng, tạo cho khách hàng có được cảm giác thoải mái.
Mở rộng mạng lưới cho vay, nhất là các vùng nông thôn sâu với điều kiện đi lại khó khăn. Kết hợp với chính quyền địa phương và trạm khuyến nông phổ biến khoa học kĩ thuật nông nghiệp để phát triển mơ hình KTTH góp phần giúp Ngân hàng tăng doanh số cho vay đối với đối tượng này.
Để mở rộng kinh doanh của mình thì bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng, định hướng khách hàng tương lai, ngân hàng cần củng cố, phát triển tích cực tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực cho vay dựa theo phương án sản xuất có hiệu quả, kịp thời phát triển thị phần và chất lượng tín dụng.
+ Đối với doanh số thu nợ:
Đối với hộ nông dân và các đối tượng sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề ưu tiên theo chính sách mà khi khách hàng trả nợ đúng hạn thì có thể áp dụng biện pháp giảm lãi suất để khuyến khích vừa tuyên truyền, tạo ý thức trách nhiệm vừa thỏa mãn tâm lý khách hàng trong quan hệ tín dụng.
Để có thể bắt được những vấn đề mà khách hàng quan tâm cần định kì tổ chức hội nghị khách hàng để có khả năng đáp ứng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Bên cạnh theo dõi khách hàng trong việc sử dụng món vay đúng mục đích, Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tài sản thế chấp của món vay, tình hình tài sản giá trị của nó so với thị trường để có hướng giải quyết cụ thể.
+ Đối với tình hình dư nợ
Ngân hàng cần đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rũi ro.
Ngân hàng cần tăng tỉ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ thuê mua, chiết khấu và cho vay.
Từng cán bộ Ngân hàng cần thiết nghiên cứu thật kĩ lại thị trường tại địa bàn mình đang quản lí để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng đối tượng vay vốn, tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư.
+ Đối với nợ q hạn
Qua phân tích, tình hình nợ q hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn cao. Do đó, Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn.
Từng cán bộ tín dụng cần nắm đầy đủ từng khoản nợ quá hạn do mình phụ trách, cán bộ tín dụng cần tiến hành làm việc với khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân, lưu đầy đủ các dữ liệu có liên quan đến khách hàng.
Một số khoản nợ quá hạn do sự quản lí yếu kém, do chủ quan cá nhân gây ra phải chịu trách nhiệm thu hồi hoặc xử lí trước pháp luật. Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thì cần phải phối hợp với các ngành liên quan thống kê, tập hợp để có phương án xử lí.
+ Đối với các khoản nợ khó địi
Nếu do thiên tai căn cứ vào quy chế ban hành mà giải quyết, Ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với kì hạn có thể thu nợ của người vay.
Nếu khơng do thiên tai, khách hàng khơng có khả năng trả nợ hoặc mang tính lừa đảo thì phải kết hợp với chính quyền tiến hành phát mãi tài sản thế chấp.
Nếu xét thấy bên vay vẫn còn khả năng trả nợ, duy trì sản xuất kinh doanh và có ý trả nợ cho Ngân hàng được tính tốn dựa vào khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng, đồng thời buộc khách hàng cam kết trả nợ.
Nếu nợ quá hạn kéo dài khách hàng không sẳn sàng trả nợ, lừa đảo thì Ngân hàng cần khởi kiện trước pháp luật, nhờ sự can thiệp của công an buộc khách hàng trả nợ.
3.2.2. Về cơng tác tài chính kế tốn ngân quỹ và tin học
Tập trung làm tốt công tác thanh toán và chuyển tiền, kinh doanh mua bán ngoại tệ, nâng dần các khoản thu dịch vụ tối thiểu mà Tỉnh giao và nhiệm vụ trọng tâm là đạt kế hoạch tài chính quý, năm được duyệt.
Thực hiện và chấp hành đầy đủ các quy định về cơng tác hạch tốn kế tốn, đảm bảo kịp thời, chính xác, cán bộ kế toán ngân quỹ phải nhanh nhẹn, nhạy bén giải quyết nhanh nhu cầu của khách hàng tạo ra một phong cách phục vụ thật văn minh, hiện đại.
Vận hành các chương trình ứng dụng tin học có liên quan đến tất cả các hoạt động của Ngân hàng, đồng thời trong quá trình sử dụng phải chú ý đến cả hệ thống thiết bị tin học, rèn luyện khả năng nghiên cứu, năng động giữa hoạt động kế toán thanh toán và khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn về cơng tác tín dụng, có những cải tiến khoa học được cấp trên công nhận.
Quan tâm công tác kho quỹ, tạo điều kiện cho cán bộ kiểm ngân nâng cao tay nghề, phát huy cao độ tính liêm khiết, đảm bảo an toàn việc chuyển hàng từ chi nhánh đến Ngân hàng Tỉnh và ngược lại.