CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv cơ khí đại lợi (Trang 63 - 67)

Chương 3 GIẢI PHÁP

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

 Nhận xét thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh tại Cơng ty TNHH MTV Cơ khí Đại Lợi

-Về mặt ưu điểm:

+ Được tổ chức theo hình thức tập trung mọi nghiệp vụ phát sinh đều được gửi về phịng kế tốn để kiểm tra, đối chiếu và xử lý và mọi nhân viên trong phịng kế tốn đều chịu sự chỉ huy thống nhất của kế toán trưởng. Đội ngũ nhân viên kế tốn tại cơng ty là những người có kinh nghiệm, thơng thạo chun mơn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc.

+ Chứng từ dễ sử dụng, các biểu mẫu, chứng từ được cài đặt sẵn thuận tiện trong việc tạo lập và in ấn. Chứng từ sử dụng đều theo đúng mẫu của Bộ tài chính với đầy đủ các yếu tố cần thiết, các chứng từ được phân loại rõ ràng theo hệ thống.

+ Kế tốn cơng ty thực hiện nghiêm túc các bước trong công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể trước khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kế tốn cơng ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết, sổ và bảng tổng hợp trước để đảm bảo độ chính xác về nội dung, số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Công ty đã bước đầu thực hiện cơng tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thơng qua việc tính tốn, đánh giá một số chỉ tiêu giúp cho người sử dụng thơng tin kế tốn của cơng ty trước hết là ban Giám đốc hiểu rõ hơn về tình hình, kết quả kinh doanh của công ty nhằm đưa ra các điều chỉnh kinh tế kịp thời.

-Về mặt hạn chế:

+ Trước khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế tốn của cơng ty đã tiến hành kiểm tra đối chiếu lại số liệu trên các sổ chi tiết, sổ và bảng tổng hợp. Tuy nhiên công tác kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục làm cho công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khơng đảm bảo tính chính xác, mất nhiều thời gian trong lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Cơng tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được quan tâm đúng mức, công ty mới dừng lại ở việc đánh giá, so sánh một số chỉ

+ Bảng phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được lập quá sơ sài, khơng đầy đủ các nhóm chỉ tiêu phân tích cũng như chưa đưa ra được các nhận xét cụ thể. Nhìn chung cơng tác phân tích của cơng ty chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả mà công tác này mang lại cho công ty chưa đáng kể.

 Căn cứ vào chuẩn mực kế toán số 14 (Doanh thu và thu nhập khác) - Quy định chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính.

Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:

+ Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào; + Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán;

+ Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia;

+ Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên. Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

 Căn cứ vào chuẩn mực kế tốn số 21 (Trình bày BCTC) - Quy định chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, u cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các BCTC .

Chuẩn mực này áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC của doanh nghiệp và BCTC hợp nhất của tập đoàn. Chuẩn mực này được vận dụng cho việc lập và trình bày thơng tin tài chính tóm lược giữa niên độ.

Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu cầu bổ sung đối với BCTC của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định ở Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự".

+ Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

+ u cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các quy định có liên quan hiện hành.

Để lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải: + Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế tốn phù hợp;

+ Trình bày các thơng tin, kể cả các chính sách kế tốn, nhằm cung cấp thơng tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

+ Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế tốn khơng đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các thơng tin phải trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; + Các khoản giảm trừ;

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; + Giá vốn hàng bán;

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ; + Doanh thu hoạt động tài chính;

+ Chi phí tài chính; + Chi phí bán hàng;

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp; + Thu nhập khác;

+ Chi phí khác;

+ Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất);

+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; + Thuế TNDN;

+ Lợi nhuận sau thuế;

+ Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất);

+ Lợi nhuận thuần trong kỳ.

Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi một chuẩn mực kế tốn khác u cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách thức được sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có thể được sửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố cần được xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính

Một phần của tài liệu Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv cơ khí đại lợi (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)