Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Phương Anh (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Đã từ lâu, KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả lý luận và thực tiễn. Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm tốn độc lập mà hình thức ban đầu là kiểm sốt tiền.

Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB khơng ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm tốn BCTC.

Như vậy, có thể nói báo cáo của COSO là khung lý thuyết cơ bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết về KSNB. Cũng từ đây khi nghiên cứu về KSNB các nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như các bộ phận cấu thành của nó để có thể thiết kế và vận hành được một KSNB phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động.

Tính đến hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về vấn đề KSNB như:

+ Đào Thanh Bình (2015), với đề tài: “Hồn thiện hệ thống kiểm soát

nội bộ tại cơng ty CP ICD Tân cảng Long Bình”. Với luận văn này, tác giả

Đào Thanh Bình dựa theo khung lý thuyết COSO 2013 để đánh giá thực trạng tại Công ty CP ICD Tân cảng Long Bình cũng như đánh giá tác động ngành nghề cung cấp dịch vụ vận chuyển tới kiểm sốt nội bộ từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty.

+ Hoàng Mai Chi (2016) với đề tài: “Kiểm soát nội bộ tài sản cố định

tại Tổng công ty vận tải Hà Nội”. Với luận văn này, tác giả Hồng Mai Chi đã

khái qt hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB TSCĐ để vận dụng vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng KSNB TSCĐ tại Tổng công ty vận tải Hà Nội và đề xuất các giải pháp khắc phục. Số liệu, tài liệu minh họa về thiết kế và vận hành KSNB tại Đơn vị còn hạn chế.

+ Lương Thị Thanh Huyền (2018) với đề tài: “Kiểm soát nội bộ tại

Công ty cổ phần giao nhận vận tải hàng hóa Tồn cầu HP”. Trong luận văn

này, tác giả đề cập tới rủi ro trong ngành vận tải với khung lý thuyết dựa trên COSO 1992 để đánh giá tác động của đặc thù ngành nghề kinh doanh tới kiểm sốt nội bộ từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại doanh nghiệp. Tác giả Lương Thị Thanh Huyền đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phỏng vấn các thành viên trong doanh nghiệp với kích thước mẫu như vậy, tác giả đánh giá mẫu mà tác giả Lương Thị Thanh Huyền sử dụng để đánh giá về kiểm soát nội bộ là chưa đặc trưng, đại diện cho tổng thể. Mặt khác, tác giả Lương Thị Thanh Huyền đã đánh giá KSNB dựa trên COSO 1992 mà chưa áp dụng khung lý thuyết cập nhật mới hơn như COSO 2013, VSA 315 để hướng đến quản trị doanh nghiệp nhiều hơn.

+ Nguyễn Việt Dũng (2020) với đề tài: “Kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty

cổ phần hàng không Vietjet”. Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Việt

sốt nội bộ trong lĩnh vực hàng khơng của Việt Nam nói chung và Vietjet Air nói riêng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng KSNB tại Công ty cổ phần hàng khơng Vietjet, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại Đơn vị. Tuy nhiên, nội dung phân tích đặc điểm của doanh nghiệp dịch vụ ngành hàng không ảnh hưởng đến KSNB chưa thể hiện rõ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành KSNB như thế nào; một vài kiến nghị chưa cụ thể đối với Công ty cổ phần hàng không Vietjet.

+ Ngô Hồng Việt (2020) với đề tài: “Kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn”. Trong nghiên cứu này, tác giả Ngô Hồng Việt đã dựa trên báo cáo COSO về KSNB để đánh giá tác động của đặc thù ngành nghề kinh doanh tới kiểm sốt nội bộ từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại doanh nghiệp. Lọc hóa dầu là một loại hình doanh nghiệp đặc thù và là lĩnh vực mới xuất hiện tại Việt Nam, Tác giả cũng đã chỉ ra ưu, nhược điểm KSNB đối với hoạt động kinh doanh tại Cơng ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn, qua đó hướng đến giải pháp hồn thiện KSNB cho cơng ty này. Khoảng trống nghiên cứu: Đánh giá của tác giả về các luận văn đã thực hiện là hầu hết các tác giả trước chỉ tập trung đánh giá KSNB cho một nghiệp vụ tại đơn vị. Vì vậy, luận văn nghiên cứu “Kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH Thương mại và vận tải Phương Anh” là hợp lý và cần thiết tại thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Phương Anh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w