Lý thuyết về tổ chức mơ hình cư trú truyền thống:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1.4 Lý thuyết về tổ chức mơ hình cư trú truyền thống:

Làng là một mơ hình cư trú truyền thống của cư dân nơng thơn, được hình thành ban đầu là những đơn vị tụ cư theo huyết thống, lâu dần phát triển thành các cộng đồng rộng hơn trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ xã hội (láng giềng, nghề nghiệp). Làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là một khơng gian văn hóa đặc thù, gắn liền với đời sống nơng nghiệp đặc tính xã hội nổi trội của làng Việt truyền thống (thời kỳ phong kiến) ở đồng bằng Bắc Bộ là tính tự quản, hướng nội. Khơng gian cảnh quan làng nổi bật tính xác định địa hạt của làng gồm cổng làng, các luỹ tre bao bọc; những điểm nhấn nhận diện có tính biểu tượng như cây đa, giếng nước. Các thiết chế đặc trưng của làng là đình làng, chùa làng, miếu làng, điếm canh của làng… gắn liền với các phương diện hành chính, hội họp, giao lưu hay tâm linh của cộng đồng làng.

Tổ chức xã hội hình thành trên cơ sở làng, dịng tộc và gia đình, là cộng đồng dân cư làm nơng nghiệp. Cấu trúc tổ chức xã hội cộng đồng của làng xã, thơn xóm, dịng họ; sự phát triển gia đình từ hạt nhân đến gia đình lớn và cơ cấu thành phần của gia đình chính là yếu tố cơ bản để thiết kế quy hoạch kiến trúc, xây dựng nhà ở nông thôn vùng ĐBSH

Làng được định vị bằng các lớp khơng gian qua cổng làng, cổng xóm, cổng thơn, cổng ngõ đến cổng nhà. Quanh làng có lũy tre xanh bao bọc, làng nào cũng có lũy tre xanh bao quanh làng, mỗi nhà đều có một vài bụi tre trong khuôn viên. Lũy tre bao

quanh làng trước hết là ranh giới giữa làng và khu vực canh tác, quanh làng thường có ao, hồ, mương, ruộng nên lũy tre hình thành để giữ đất, chống sạt lở do sự xâm thực của nước. Lũy tre cịn có tác dụng như một bức tường thành bảo vệ làng xóm khỏi nạn giặc giã cướp bóc.

Khơng gian cư trú làng xã chủ yếu là mơ hình nhà ở truyền thống trên diện tích đất rộng rãi gắn với vườn và hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ. Người dân làng chủ yếu làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất lúa gạo truyền thống hai vụ chiêm mùa hoặc làm nghề thủ cơng khi nơng nhàn để có thêm thu nhập.

Khuôn viên và nhà ở nông thôn truyền thống như một đơn vị cân bằng sinh thái, được xem như là một chu trình khép kín. Ngày xưa đào ao lấy đất đắp nền nhà, nạo vét bùn ao làm nền vườn của từng hộ gia đình, ao phục vụ cho mục đích: dung hịa, chứa nước mưa và nuôi cá, thả bèo nuôi lợn,… Chất thải của người, gia súc, được xử lý và bón cho cây trồng như: chuối, mít, ổi, bưởi, cam, chanh, vườn rau,… để phục vụ sinh hoạt gia đình. Sân rộng trước nhà để phơi lúa ngô khoai sắn, phục vụ cho công việc lớn như ma chay, cưới hỏi… các nhà phụ phục vụ cho kinh tế hộ gia đình (làm các nghề thủ cơng), xung quanh nhà trồng xoan, tre, mít để làm nhà cửa,… Đây chính là quan hệ sinh thái có tính cân bằng nhất mà trong cấu trúc một hộ gia đình - tính truyền thống và yếu tố khoa học quyện chặt với nhau [18] ( Hình 2.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)