Tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kết hợp 6 benzylamminopurine với ozone và sốc nhiệt trong bảo quản măng tây (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan tài liệu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới

Hiện nay, trong nước đa số chỉ nghiên cứu về tác dụng, lợi ích của măng tây như chữa bệnh hoặc các nghiên cứu về các sản phẩm từ măng tây như trà, đồ hộp…, còn các nghiên cứu về phương pháp bảo quản măng tây sau thu hoạch chưa được đề cặp nhiều. Vấn đề tồn tại của các nghiên cứu trước đó: thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu nào về bảo quản măng tây, còn nhiều nghiên cứu ở nước ngồi thì khó áp dụng được ở Việt Nam vì chi phí cao.(Y. H. Hui and E. Ưzgül Evranu, 2015)

Cụ thể ở Việt Nam hiện nay măng tây được bảo quản lạnh là chủ yếu. Ngồi ra cịn có đề tài nghiên cứu của TS. Vũ Ngọc Bội (2015) về ảnh hưởng của nồng độ Oligochitosan tới chất lượng măng tây theo thời gian bảo quản. Măng tây xử lý bằng Oligochitosan 0,8% có thể lưu giữ 25 ngày ở nhiệt độ 10oC.

Ngoài ra An, Jianshen và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý bằng 6-Benzylaminopurine và việc điều chỉnh khí quyển đến chất lượng của măng tây. Măng tây tươi được xử lý bằng cách nhúng 20 ppm 6-Benzylaminopurine trong 10 phút sau đó cho vào túi polyethylen mật độ thấp sau đó các túi được giữ trong 24 ngày ở 2o

C.

Còn theo King, Henderson và cộng sự (1986) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc điều chỉnh khí quyển đến khả năng kéo dài thời gian sử dụng của măng tây. Măng tây được giữ ở 1oC trong 3 tuần với 7% O2 và 7% CO2.

1.1.2. Phân tích đánh giá các nghiên cứu về măng tây

Nghiên cứu về bảo quản măng tây bằng Oligochitosan của Vũ Ngọc Bội (2015) tuy thời gian bảo quản được là khá cao tuy nhiên các số liệu thu được chưa khả quan. Về độ giảm khối lượng của măng tây còn khá cao lên đến 3% chỉ sau 15 ngày. Mà sự hao hụt về khối lượng cao sẽ dẫn đến sự sụt giảm lớn hơn về hàm lượng chlorophyll theo thời gian bảo quản.(Bingxia Chen and Huqing Yang, 2013)

2

Cịn các nghiên cứu ở nước ngồi chủ yếu tập trung vào các phương pháp tiên tiến hơn như CA, MA các phương pháp này có ưu điểm là cho hiệu quả tốt, thời gian bảo quản dài, chất lượng hoa quả hầu như khơng đổi trong q trình bảo quản. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này là khá phức tạp, phải chú ý đặc biệt trong đầu tư xây dựng cũng như vận hành kho bảo quản cũng như chi phí cho các loại bao bì có tính thẩm thấu chọn lọc là rất cao nên khó có thể áp dụng được ở Việt Nam.

Trình bày mối quan hệ giữa các nghiên cứu trước đó với đề tài: Các nghiên cứu trước đó cả trong và ngồi nước đều giúp ích rất nhiều cho đề tài nghiên cứu. Nhóm có thể tham khảo được cách bố trí thí nghiệm và phương pháp xử lý số liệu cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước.

Vấn đề nơng sản, rau củ quả sau thu hoạch nói chung và măng tây nói riêng.(Chun-Ta Wu, 2010)

Vấn đề của nơng sản nói chung sau khi thu hoạch:

 Độ ẩm cao

 Các hoạt động sinh lý trao đổi chất vẫn còn diễn ra

 Cấu trúc yếu

 Sự mất nước giảm khối lượng

 Rối loạn sinh lý

 Chấn thương cơ học.

Vấn đề của măng tây sau thu hoạch

 Sự mất nước

 Sự hóa xơ

 Sự mất màu Các nghiên cứu đã làm

Theo Zhang và cộng sự (2012) măng tây được xử lý bằng 1-Methycyclopropene ở ba nồng độ 2µl.l-1, 4µl.l-1 và 6µl.l-1 ở nhiệt độ phịng trong 24 giờ sau thu hoạch sau đó

3

bảo quản trong kho lạnh ở 4oC. Kết quả thu được là nồng độ 4µl.l-1 được chọn để xử lý măng tây xanh sau thu hoạch.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Oligochitosan chất lượng cảm quan, vi sinh, thành phần hóa học và hao hụt khối lượng của măng tây theo thời gian bảo quản. Măng tây được xử lý ở 0,4%, 0,6%, 0,8% và 1% sau đó bảo quản ở 10oC. Măng tây xử lý bằng Oligochitosan 0,8% có thể lưu giữ 25 ngày ở nhiệt độ 10oC.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kết hợp 6 benzylamminopurine với ozone và sốc nhiệt trong bảo quản măng tây (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)