Đặc điểm của măng tây

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kết hợp 6 benzylamminopurine với ozone và sốc nhiệt trong bảo quản măng tây (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan nguyên liệu măng tây

1.2.3. Đặc điểm của măng tây

Măng tây thuộc cây trồng lâu năm, là thực vật một lá mầm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính khác gốc. Có khoảng một nửa số cây mang hoa đực, một nửa mang hoa cái. Hoa có màu vàng hoặc lục nhạt. Quả mọng, ba ngăn, khi chín có màu đỏ. Mỗi ngăn có 1-2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng.

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20oC nhưng thích hợp là 25oCvàđây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát triển. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rể chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng. Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Măng được thu hoạch trong nhiều năm (8 - 10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 và thứ 5. Sang năm thứ 7 - 8, khi nâng suất và chất lượng giảm thì cần phải đi trồng mới. Trước khi nhú khỏi mặt đất, măng có màu trắng, mềm, khi mọc, cao khỏi mặt đất chúng ngã màu xanh và phát sinh cành có thể dài tới 2m. Măng tây là cây ưa sáng. Vì vậy, nếu trồng măng ở nơi bị che lợp thì hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Ngoài ra, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng, đất phải có độ phì nhiêu cao, tơi xốp, giàu mùn, pH = 6 - 7, độ ẩm đất từ 65 - 70%.

Hình dạng và đặc điểm: Đọt măng có hình dạng như chiếc đũa, tùy giống mà có măng trắng hoặc măng xanh. Khối lượng khác nhau phụ thuộc vào đường kính 1,5 - 2 cm.(Trần Đức Ba, 2009)

Sản phẩm là măng non chưa nhô lên hẳn khi lên khỏi mặt đất, khi quan sát thấy chồi măng nhô lên khỏi mặt đất khoảng 25 - 30cm thì lúc này thu hoạch ngay để có sản phẩm măng chất lượng cao. Thời gian thu hoạch khoảng từ 6 - 9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để tránh ánh nắng mặt trời gây biến đổi màu lục. Sau đó rửa sạch đất, bọc giấy lại, xếp nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.

6

Măng tây sau khi thu hoạch đem vào nơi thống mát (khơng để tiếp xúc với ánh nắng), tiến hành sơ chế, phân loại theo u cầu, kích cỡ, rửa sạch đất cát ( khơng để ướt đầu măng vì nước sẽ làm hỏng lá đài, hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1 - 1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thua mua trong vòng 4 - 6 giờ để họ kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường hoặc xuất khẩu. Nếu măng tây chưa kịp sử dụng cần phải bảo quản trong tủ mát 20oC hoặc cắm chân măng vào 35 cm nước đá lạnh.

Nếu để tiếp xúc với ánh nắng và giải nhiệt, kích đơng bảo quản khơng đúng kỹ thuật, măng tây sẽ bị héo, bị già hóa, có nhiều chất xơ, bị hư hỏng nhanh chóng trong vịng 2 ngày. Cứ tiếp tục khai thác măng tây mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng thì ngưng thu hoạch, chọn giữ lại 4 - 6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế.(Lê Hồng Triều, 2013)

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kết hợp 6 benzylamminopurine với ozone và sốc nhiệt trong bảo quản măng tây (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)